Phương pháp cấu trúc phát sinh trong lịch sử văn học

Standard

Lucien Goldmann

Lời giới thiệu: L. Goldmann và xã hội học cấu trúc

Ảnh

Lucien Goldmann (1913-1970) sinh ở Romania, nhưng học ở Vienne và Paris. Tại đây ông bắt đầu làm quen với những tác phẩm của Lukacs. Trong thế chiến hai, khi Đức chiếm đóng đất Pháp, ông di cư sang Thụy Sĩ và làm phụ tá cho nhà tâm lý học nổi tiếng Jean Piaget và chịu ảnh hưởng không ít của ông này. L. Goldmann bảo vệ luận án tiến sĩ về triết học Kant ở Đại học Zurich.

Trở về Paris sau khi chiến tranh kết thúc, Goldmann làm việc ở Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Quốc gia. Tác phẩm đầu tiên của ông, Thượng đế giấu mặt. Nghiên cứu cái nhìn bi kịch trong Tư tưởng của Pascal và trong kịch Racine (1955), là một thử nghiệm vận dụng các phạm trù xã hội học vào nghiên cứu văn học. Tự coi mình như một tín đồ Mácxít, Goldmann tuyên truyền không mệt mỏi cho việc nghiên cứu xã hội học văn hóa. Năm 1959, ông trở thành cộng tác viên của Trường Cao học Thực hành và dạy về xã hội học văn học và triết học. Các công trình nghiên cứu của Goldmann dành cho văn hóa và các khoa học nhân văn có: Các khoa học nhân văn và triết học (1956), Những nghiên cứu biện chứng (1959),Chủ nghĩa Mác và khoa học nhân văn (1970), Sáng tạo văn hóa trong xã hội hiện đại (1971)…

Lucien Goldmann có nhiều đóng góp về phương pháp nói chung. Năm 1947, ông đưa ra một định đề làm cơ sở cho phương pháp của ông: “Với chủ nghĩa duy vật lịch sử, yếu tố cơ bản trong nghiên cứu sáng tạo văn học nằm ở chỗ là văn học và triết học trên những bình diện khác nhau đều thể hiện một cái nhìn thế giới, và cái nhìn thế giới này không phải là sự kiện cá nhân, mà là sự kiện xã hội” (“Chủ nghĩa duy vật biện chứng và lịch sử văn học” trong Những nghiên cứu biện chứng, 1959). “Cái nhìn gắn kết và thống nhất về tổng thể của hiện thực” là chung cho một nhóm cá thể có cùng một điều kiện kinh tế xã hội, và “tổng thể những cảm hứng, những tình cảm và tư tưởng” sẽ quy tụ các thành viên của nhóm này, cái nhìn thế giới, một hiện tượng của ý thức tập thể, được nhà văn, kẻ phản ánh nhóm, thể hiện. (Thượng đế giấu mặt, 1956). Khái niệm trên của Goldmann chủ yếu lấy từ Hegel qua Lukács.

Sáng tạo văn học là “sáng tạo một thế giới mà cấu trúc của nó tương ứng với cấu trúc cơ bản của cái hiện thực xã hội trong đó tác phẩm được viết ra” (Vì một xã hội học của tiểu thuyết). Từ quan niệm trên, Goldmann mới xây dựng thành chủ nghĩa cấu trúc phát sinh: “Tính chất tập thể của sáng tạo văn học đến từ sự kiện sau những cấu trúc của vũ trụ tác phẩm là đồng đẳng với những cấu trúc tâm thức của những nhóm xã hội nào đó, tức là sự sáng tạo một vũ trụ tương tương bị quy định bởi những cấu trúc này”. Phương pháp của Goldmann trước hết nhằm nghiên cứu những quan hệ giữa tác phẩm và các giai cấp xã hội ở cái thời đại tác phẩm ra đời.

Tóm lại, tác phẩm văn học, theo Lucien Goldmann, không chỉ là một cấu trúc ngôn ngữ thuần túy, mà còn là một cấu trúc ý nghĩa. Cấu trúc ý nghĩa này, đến lượt nó, lại liên quan đến cấu trúc tinh thần của một nhóm xã hội nhất định chịu sự chi phối của những cấu trúc kinh tế – xã hội nào đó. Và giá trị của một tác phẩm văn học tỉ lệ thuận với sự “ăn khớp” của các cấu trúc nói trên, trước hết là cấu trúc ý nghĩa và cấu trúc tinh thần. Bởi vậy, nghiên cứu một tác phẩm văn học, việc làm đầu tiên là tìm được cấu trúc ý nghĩa của nó thông qua cấu trúc ngôn ngữ; sau đó đặt tác phẩm vào hoàn cảnh kinh tế – xã hội mà nó ra đời để tìm cho được sự tương ứng giữa cấu trúc ý nghĩa tác phẩm và cấu trúc tinh thần của nhóm xã hội mà tác giả thuộc vào. Rồi lại dùng địa vị kinh tế xã hội của nhóm xã hội này mà lý giải cái cấu trúc tinh thần của nó, tức cũng là qua đó lý giải ý nghĩa tác phẩm. Đây là phương pháp nghiên cứu chủ yếu là ngoạn quan, tức dùng cái đã biết, bên ngoài như bối cảnh kinh tế xã hội trong đó tác phẩm ra đời, địa vị kinh tế xã hội của nhóm xã hội với tư cách là chủ thể của tác phẩm để giải thích cái chưa biết, bên trong là cấu trúc ý nghĩa của tác phẩm.

Phương pháp cấu trúc phát sinh nếu chỉ dừng lại ở cạnh khía xã hội học, tức coi chủ thể của tác phẩm văn học là một nhóm xã hội nào đó, thì sẽ còn khiếm khuyết. Bởi lẽ, những sáng tạo, xét cho cùng, bao giờ cũng là sáng tạo của cá nhân. Vì thế, L.Goldmann còn giải thích cấu trúc ý nghĩa của tác phẩm văn học bằng những đặc điểm tiểu sử cá nhân tác giả, tức bổ xung thêm cạnh khía tâm lý học của J.Piaget và phân tâm học của S.Freud.

Lucien Goldmann đã vận dụng lý thuyết của mình trong hai tác phẩm nổi tiếng Thượng đế giấu mặt (1955) và Vì một xã hội học của tiểu thuyết(1964). Ở Vì một xã hội học của tiểu thuyết, ông đã thiết lập một đồng đẳng giữa hiện thực xã hội và hình thức tiểu thuyết. Trong xã hội tư sản, tiền bạc và vị trí xã hội trở thành giá trị tuyệt đối, nhưng những “cá thể có vấn đề” như nhà văn và nghệ sĩ, còn coi trọng một hệ giá trị khác. Tiểu thuyết phát triển xuất phát từ một niềm hứng khởi với các giá trị phi kinh tế này, những giá trị phải chịu nhiều áp lực trong xã hội bị thống trị bởi thị trường. Bởi vậy, tiểu thuyết năng động như tiểu sử một cá thể có vấn đề trong hình ảnh tác giả của nó, và tác giả vận động về phía sự biến mất của nhân vật trong một bối cảnh ngày càng chịu sự quy định của một nền kinh tế “của các cartel và đơn cực”. Những khám phá độc đáo của ông ở những công trình này đã làm cho phương pháp cấu trúc phát sinh được sử dụng rộng rãi ở châu Âu và Bắc Mỹ trong những thập niên 60 và 70 của thế kỷ 20. Bài Phương pháp cấu trúc phát sinh trong lịch sử văn họcmà chúng tôi giới thiệu với bạn đọc dưới đây được dịch từ cuốn Vì một xã hội học của tiểu thuyết của L.Goldmann đã nói trên.

Đỗ Lai Thúy

*

Phân tích cấu trúc phát sinh trong lịch sử văn học không phải là điều gì khác ngoài việc áp dụng vào lĩnh vực cụ thể này một phương pháp luận chung, mà theo chúng tôi, đều có ích đối với các môn khoa học nhân văn khác. Vấn đề ở chỗ, dù chúng ta có thừa nhận sáng tác văn học có đôi chút đặc quyền đặc lợi, nhưng vẫn phải công nhận rằng nó có cùng một bản chất, chịu sự chi phối của các quy luật như tất thảy các dạng hành vi của con người, và như vậy, khi nghiên cứu tất sẽ nảy sinh những khó khăn, nếu không muốn nói là như nhau thì cũng na ná nhau.

Trong bài này, chúng tôi sẽ trình bày một số nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa cấu trúc phát sinh được áp dụng trong khoa học nhân văn nói chung, và trong phê bình văn học nói riêng, cũng như một số kiến giải liên quan tới sự tương đồng và đối lập giữa hai trường phái lớn trong phê bình văn học, luôn bổ sung cho nhau và gắn với phương pháp này: trường phái Mác-xít và phân tâm học.

Chủ nghĩa cấu trúc phát sinh được dựa trên giả thuyết cho rằng bất cứ một hành động nào của con người cũng là nhằm đưa ra một lời “giải đáp có nghĩa” cho một tình huống cụ thể, nhờ đó tạo ra được thế cân bằng giữa chủ thể hành động và khách thể mà hành động hướng tới, hay chính là thế giới xung quanh. Tuy nhiên, xu thế hướng tới sự bền vững cứ mỗi lần lại trở nên bất tuyệt đối và ngắt quãng ở khía cạnh nào đó, khi giữa cấu trúc tư duy của chủ thể và thế giới bên ngoài có được sự cân bằng ít nhiều chắc chắn, thì lại xuất hiện một tình huống mới, trong đó con người lại biến đổi hiện thực thông qua hoạt động của mình. Chính thay đổi này sẽ chỉ ra khiếm khuyết của sự cân bằng lúc trước, tạo ra xu thế hướng tới một trạng thái bền vững mới, mà tới lượt mình lại sẽ bị phá bỏ theo thời gian.

Do vậy, hành vi con người được coi là một quá trình gồm hai thành phần: quá trình “phá vỡ cấu trúc” của những kết cấu cũ và quá trình “cấu trúc hóa” những cơ cấu mới, trọn vẹn, có khả năng tạo ra các hệ thống cân bằng làm thỏa mãn nhu cầu của những nhóm xã hội nhất định.

Từ quan điểm này, việc nghiên cứu một cách khoa học các hiện tượng của đời sống người như kinh tế, xã hội, chính trị, văn hóa… một lần nữa lại chỉ ra các quá trình đã nêu, nói cách khác là gắn với việc xác định các tình huống bền vững mà chúng xây và phá. Rõ ràng là như vậy! Nhưng khi bắt tay vào phân tích một tư liệu cụ thể chúng ta liền gặp phải một loạt vấn đề. Dưới đây xin được đề cập đến những vấn đề cốt lõi nhất.

Ảnh

Trước hết, cần phải định rõ ai chính là “chủ thể” thực sự của tư duy và hành động. Có thể có ba câu trả lời phản ánh ba cách tiếp cận khác nhau về mặt khái niệm đối với đối tượng nghiên cứu. Trên thực tế, có thể coi chủ thể đó là một cá thể riêng biệt (đây là quan điểm của những người theo chủ nghĩa kinh nghiệm, duy lý, và ngày nay là hiện tượng học); cũng có thể coi cá thể như là một hiện tượng phụ (trường phái tư duy lãng mạn ở một vài sắc thái của mình cũng truyền bá quan điểm này), còn chủ thể hiện thực và đích thực là một tập thể xã hội; và cuối cùng (đây chính là quan điểm biện chứng, theo Hegel và đặc biệt là quan điểm Mác-xít), cùng với các đại biểu của chủ nghĩa lãng mạn, có thể thừa nhận chủ thể hiện thực chính là tập thể, nhưng không nên quên rằng tập thể không phải là cái gì khác ngoài mối quan hệ chằng chịt, phức tạp giữa các cá nhân, rằng trong từng trường hợp cụ thể chúng ta vừa phải làm rõ cấu trúc của mớ bòng bong này, vừa phải xác định vị trí của các cá nhân trong đó. Và trên thực tế nếu như các cá nhân này không giữ vai trò kết thúc, thì ít ra cũng là các chủ thể trực tiếp của hành vi.

Nếu như bỏ qua quan điểm lãng mạn tiêu cực theo chủ nghĩa thần bí, phủ định hoàn toàn hiện thực và tự do ý chí của cá nhân ở mức độ đánh đồng cá nhân với tập thể, chúng ta sẽ phải hết sức nghiêm túc đặt vấn đề tại sao tác phẩm phải gắn trước tiên với một nhóm xã hội xác định chứ không phải với một cá nhân nào đó đã sáng tác ra nó. Tiến hành việc này là rất quan trọng, bởi nếu như cách tiếp cận biện chứng hoàn toàn không phủ nhận vai trò quan trọng của cá nhân, thì các đại biểu của chủ nghĩa duy lý, kinh nghiệm hay hiện tượng học về phần mình cũng không phủ định thực tế của môi trường xã hội với điều kiện rằng môi trường xã hội được coi như sự tổng hòa các điều kiện bên ngoài, hay nói cách khác, như là một hiện tượng tác động nhân quả 1 tới cá nhân.

Câu trả lời thật đơn giản: nếu như chỉ gắn tác phẩm với tác giả, cố gắng nắm rõ đặc trưng văn hóa (văn học, triết học, nghệ thuật) của tác phẩm, thì trong trường hợp tối ưu (theo tình hình hiện nay của các nghiên cứu chiêm nghiệm) nhà nghiên cứu sẽ nắm bắt được tính xuyên suốt bên trong của tác phẩm cũng như mối quan hệ giữa tổng thể và các phần cấu thành tác phẩm. Nhưng anh ta sẽ không bao giờ có thể chỉ ra được mối liên hệ tương tự giữa tác giả và tác phẩm một cách tốt nhất.

Từ đó suy ra rằng, khi cả cá nhân riêng rẽ là chủ thể sáng tạo, chúng ta sẽ buộc phải thừa nhận rằng một phần lớn trong các tác phẩm nghiên cứu là mang tính ngẫu nhiên, sẽ không bao giờ vượt qua được giới hạn của những ẩn ý sâu xa, những gợi mở độc đáo.

Điều này có thể giải thích được bởi lẽ (như chúng ta đã từng nói ở phần trên) trên thực tế cấu trúc tâm lý là rất phức tạp để có thể hiểu rõ được nó mà chỉ dựa vào mỗi phép cộng các sự kiện có liên quan đến ai đó đã mất hay chính tác giả mà chúng ta không được làm quen trực tiếp, hoặc nếu chỉ dựa trên vốn tri thức cảm tính hay kinh nghiệm của một người mà ta không mấy thân quen.

Nói ngắn gọn, chẳng có một nghiên cứu tâm lý nào lại có thể giải thích được vì sao Racine lại sáng tác được một khối chính kịch và bi kịch như vậy, hay tại sao ông lại không thể viết được kịch theo kiểu Corneille hay Molière 2.

Như vậy, dù nghe có vẻ hơi lạ tai một chút, nhưng chính sự phân tích xã hội (khi nghiên cứu các tác phẩm vĩ đại trong nền văn học) lại giúp chỉ ra một cách dễ dàng các mối liên hệ bắt buộc giữa tác phẩm và một tập thể nhất định, dễ dàng hơn so với khi phân tích cấu trúc của chúng.

Đương nhiên, các tập thể này chính là mối liên hệ chằng chịt của những quan hệ giữa các cá nhân với nhau, trong đó sự phức tạp về tâm lý của những cá thể riêng rẽ gắn với việc mỗi người trong số họ cùng lúc lại nằm trong một hay nhiều nhóm xã hội khác nhau (gia đình, nghề nghiệp, dân tộc, nhóm bạn, giai cấp xã hội v.v.). Mỗi nhóm này, khi tác động trở lại tới nhận thức của cá nhân, lại tạo điều kiện cho một cấu trúc thống nhất, phức tạp và tương đối lỏng lẻo ra đời. Trái lại, nếu nghiên cứu một số lượng tương đối lớn các cá nhân thuộc cùng một nhóm xã hội thì sự tác động của các nhóm xã hội khác mà mỗi cá nhân đều nằm trong đó cũng như các yếu tố tâm lý bị quy định bởi sự phụ thuộc này đều bị dung hòa, và đối mặt với chúng ta sẽ là một cấu trúc đơn giản và gắn kết hơn 3.

Như vậy, theo quan điểm này, giữa tác phẩm có giá trị đích thực và nhóm xã hội (thông qua tác giả để cuối cùng sẽ là chủ thể sáng tạo đích thực) tồn tại các mối quan hệ giống như quan hệ giữa các bộ phận và tổng thể trong tác phẩm.

Trong cả hai trường hợp trên, ta có thể thấy rõ bản chất của mối quan hệ giữa các bộ phận của cấu trúc, cần phải nắm với cấu trúc như một tổng thể. Nói khác, đó là các mối quan hệ vừa đòi hỏi phải nắm, vừa đòi phải giải thích. Như vậy, không phải căng thẳng lắm vẫn có thể hình dung được, nếu như có một Racine nào đó được nuôi dưỡng kiểu khác, được sống ở một nước khác chứ không phải như Racine của chúng ta trên thực tế, hẳn anh ta hoàn toàn có thể sáng tác được những vở kịch kiểu Corneille hay Molière. Tuy nhiên, thật khó có thể tưởng tượng được giới quý tộc áo choàng thế kỷ 18 lại có thể cho ra được hệ tư tưởng kiểu épicure hay lạc quan cấp tiến.

Từ đó, có thể rút ra được rằng, ở cấp độ khoa học luôn nhằm xác định mối liên hệ bắt buộc giữa các hiện tượng với nhau thì mọi nỗ lực chỉ ra mối liên hệ tương tự giữa sáng tạo văn hóa và các nhóm xã hội với tư cách là chủ thể sáng tạo luôn thu được kết quả (ở trình độ nhận thức của chúng ta hiện nay). Cũng như vậy đối với việc xem xét một cá nhân riêng rẽ như một chủ thể sáng tạo đích thực.

Mặc dù vậy, nếu đứng trên quan điểm này, chúng ta sẽ gặp hai vấn đề. Thứ nhất, cần phải xác định tính chất của mối quan hệ liên kết nhóm xã hội với tác phẩm. Thứ hai, cần phải xác định tác phẩm và nhóm xã hội là cái gì, là những ai khi giữa chúng có thể xuất hiện mối quan hệ nêu trên.

Khi giải quyết vấn đề thứ nhất, chủ nghĩa cấu trúc đã mở ra một bước ngoặt cơ bản trong xã hội học văn chương. Trên thực tế, các trường phái phê bình văn học theo hướng xã hội học dù xa xưa hay đương đại đều cố gắng chỉ ra mối liên hệ giữa nội dung các tác phẩm văn học với nội dung của ý thức tập thể. Cách tiếp cận này trong nhiều trường hợp đã đem lại những kết quả nhất định, bởi mối liên hệ dạng này thực sự tồn tại. Tuy vậy, cách tiếp cận nói trên cũng có hai nhược điểm cơ bản như sau:

a) Việc nhà văn tái tạo lại những thành tố của ý thức tập thể, hay nói một cách đơn giản hơn là khía cạnh quan sát, chiêm nghiệm hiện thực xã hội xung quanh, hầu như không bao giờ có hệ thống và bao quát tổng thể. Do đó những thành tố này chỉ xuất hiện đôi chỗ trong tác phẩm. Điều đó có nghĩa, ở cấp độ mà phân tích xã hội chỉ hướng vào việc xác định sự tương ứng về mặt nội dung (dù là hoàn toàn hay phần lớn), sẽ khó có thể hiểu được tác phẩm trong tổng thể và như vậy cũng khó có thể chỉ ra được bản chất văn học đặc thù của tác phẩm.

b) Trong nghệ thuật, việc tái tạo hiện thực xã hội và ý thức tập thể theo hướng quan sát kinh nghiệm chủ nghĩa thường xuất hiện nhiều hơn khi sức sáng tạo của nhà văn bị hạn chế, khi anh ta luôn thỏa mãn với những gì đã tả, đã kể về kinh nghiệm bản thân mà không có lấy bất cứ một sự nhào nặn nào.

Điều này đã giải thích vì sao xã hội học văn chương có định hướng nội dung thường chỉ dừng lại ở cấp độ cốt truyện. Và sức mạnh, hiệu quả của nó chủ yếu cũng chỉ thấy trong khi nghiên cứu các tác phẩm hạng trung hoặc các khuynh hướng văn học khác nhau. Nó dần dần bị mất đi sự quan tâm chú ý khi người ta bắt đầu nghiên cứu các tác phẩm vĩ đại hơn.

Chủ nghĩa cấu trúc phát sinh tiếp cận vấn đề này từ một quan điểm hoàn toàn khác dựa trên giả thuyết cho rằng đặc tính tập thể của sáng tác văn chương bị quy định bởi một thực tế, đó là các cấu trúc tạo nên thế giới của tác phẩm đồng nhất lôgíc với các cấu trúc tư tưởng của nhóm xã hội (hoặc ít ra là nằm cùng trong mối liên hệ rõ rệt). Trong khi đó, ở phương diện nội dung, tức khía cạnh tạo ra một thế giới tưởng tượng do các cấu trúc này chi phối điều khiển, nhà văn lại được tự do vô biên. Đương nhiên, việc nhà văn vận dụng kinh nghiệm cá nhân theo cách của chủ nghĩa kinh nghiệm trực tiếp (khi sáng tác ra một thế giới tưởng tượng) là một hiện tượng thường thấy và được cho phép nhưng không hoàn toàn bắt buộc. Dù việc chỉ ra khía cạnh này là điều bổ ích nhưng nó cũng chỉ là nhiệm vụ phụ mà thôi.

Trong thực tế, mối quan hệ giữa nhóm sáng tác và tác phẩm thường được xây dựng theo mô hình sau: nhóm sáng tác khởi động quá trình cấu trúc hóa, khi tiến hành trong ý thức của các thành viên nảy sinh ra các khuynh hướng cảm xúc, trí tuệ và thực tiễn hướng đến việc đưa ra lời giải đáp thống nhất cho các vấn đề được đặt ra về mối quan hệ với tự nhiên và giữa họ với nhau. Tuy vậy, trừ một số trường hợp hiện hữu, các khuynh hướng trên thường rất xa sự thống nhất đích thực, bởi lẽ, như đã nói ở trên, chúng mâu thuẫn với nhau trong ý thức của các cá nhân vì mỗi người trong số họ lại thuộc các nhóm xã hội khác nhau.

Chính vì lẽ đó, tất cả các phạm trù tư duy của nhóm chỉ tồn tại ở một dạng khuynh hướng phát triển cao hay thấp nhằm sáng tạo ra một bức tranh liên kết mà ta gọi là thế giới quan. Cách nhìn này không do nhóm tạo ra, vả chăng nó chỉ có thể tạo ra được những thành tố cốt lõi (và chỉ có nhóm đó mới có khả năng này), cũng như nguồn năng lượng xâu chuỗi các thành tố này thành một tổng thể hoàn chỉnh mà thôi.

Do vậy, ta có thể thấy được sự khác biệt mang tính nguyên tắc giữa mặt xã hội của nội dung với mặt xã hội của cấu trúc. Mặt xã hội của nội dung tác phẩm xem xét sự phản ánh trực tiếp của ý thức tập thể, trong khi đó mặt xã hội của cấu trúc lại chỉ thấy được một trong các thành tố cốt lõi quan trọng nhất của ý thức này. Đó là thành tố cho phép mọi thành viên của nhóm nhận thức được những gì họ nghĩ, cảm nhận và hành động, không tính đến hành vi cá nhân mang nghĩa khách thể. Đến đây, có thể thấy rõ vì sao xã hội học nội dung lại tỏ ra hiệu quả hơn khi đặt vấn đề nghiên cứu các tác phẩm hạng trung. Trái lại, xã hội học phê bình văn học theo kiểu cấu trúc phát sinh lại thể hiện sức vượt trội của mình khi tìm hiểu các tuyệt tác trong văn học thế giới.

Cũng vì lý do đó, cần phải đưa ra một vấn đề mang tính lý thuyết: Nếu như các nhóm xã hội có ảnh hưởng đến nhận thức, tình cảm và hành vi của các thành viên không trừ một ai, thì lại có một vài người đặc biệt, đặc thù do bản chất tự nhiên, chứa năng lực sáng tạo văn hóa. Đó là lý do vì sao khi tiến hành một nghiên cứu cụ thể, việc cực kỳ quan trọng là phải chia các nhóm ra, sau đó mới xác định các hướng tìm tòi cần thiết. Chính bản chất các tác phẩm vĩ đại sẽ mách bảo những đặc điểm cơ bản của chúng nằm ở chỗ nào. Trên thực tế, như đã trình bày ở trên, các tác phẩm này luôn thể hiện một thế giới quan, nói cách khác, chính là “các phần nhỏ” của hiện thực tưởng tượng hay được thiết kế để tư nhận. “Các phần nhỏ” này được lắp ghép với nhau mà không cần tới bất cứ sự bổ sung nào về cấu trúc. Chúng có thể được mở ra thành những bức tranh tổng thể của thế giới.

Từ đó có thể rút ra được rằng, quá trình cấu trúc hóa nêu trên chỉ có thể liên kết được với những nhóm có ý thức hướng tới thế giới quan của con người.

Đứng trên quan điểm nghiên cứu kinh nghiệm chủ nghĩa, có thể thấy rõ rằng trong suốt một thời kỳ dài các nhóm như vậy chỉ có thể là những giai cấp xã hội, dù chúng ta hoàn toàn có thể đặt nghi vấn cho lời khẳng định vừa nêu khi nghiên cứu các xã hội không phải ở châu Âu, Hy Lạp, La Mã cổ hay các thời kỳ trước đó và ngay cả một vài lĩnh vực trong xã hội hiện nay. Tuy vậy, chúng ta khẳng định lại một lần nữa, đây chỉ là vấn đề của nghiên cứu kinh nghiệm chủ nghĩa tích cực chứ không phải vấn đề thiên vị về hệ tư tưởng hay ác cảm có trong nhiều học thuyết xã hội khác.

Ảnh

Dù gì đi chăng nữa, việc khẳng định sự tồn tại mối liên hệ giữa các tác phẩm vĩ đại của nền văn hóa với các nhóm xã hội có mục tiêu cấu trúc hóa xã hội tổng thể, hoặc đóng khuôn nó lại, ngay lập tức loại bỏ mọi nỗ lực liên kết các tác phẩm này với một số nhóm xã hội khác như sắc tộc, phả hệ, các nhóm tôn giáo hay gia đình (chỉ nêu ra ở đây những nhóm quan trọng nhất). Vấn đề không phải ở chỗ các nhóm này dường như không tác động đến nhận thức của các thành viên, cụ thể hơn là đến ý thức của nhà văn, mà chính là sự ảnh hưởng đó chỉ có khả năng giải thích được một vài thành tố phụ của tác phẩm, chứ không phải cấu trúc tạo thành 4. Luận đề của chúng ta được khẳng định bởi các dữ liệu kinh nghiệm chủ nghĩa. Descartes, Pascal, Gaxendi, Racine, Corneille hay Molière đều nằm trong xã hội nước Pháp thế kỷ 17. Điều này chẳng giúp gì cho giải thích hay hiểu được sự sáng tạo của họ. Bởi lẽ trong các tác phẩm đó có một thế giới quan khác nhau, đôi khi còn đối lập, mặc dù xin được nhắc lại rằng các tác gia kể trên đều nằm trong xã hội nước Pháp thế kỷ 17. Bù lại, chính điều này lại cho phép giải thích một vài yếu tố về hình thức, chung cho tất cả ba nhà tư tưởng và ba nhà văn kể trên.

Cuối cùng, sau những nhận xét sơ bộ trên đây, chúng ta tiến đến một vấn đề quan trọng nhất luôn đặt ra cho mọi nhà nghiên cứu theo hướng cấu trúc phát sinh. Đó là vấn đề xác định khách thể phân tích. Trong phạm vi đời sống kinh tế, xã hội, chính trị, vấn đề này luôn được đặt lên hàng đầu và cực kỳ phức tạp. Trong thực tế, việc nghiên cứu một cấu trúc bất kỳ chỉ có thể được tiến hành sau khi đã phân tích nghiêm túc tổng các sự kiện mang tính kinh nghiệm trực tiếp tạo nên cấu trúc đó. Ngược lại, chỉ có thể tách các sự kiện mang tính kinh nghiệm một khi chúng ta đã đưa trước ra giả thuyết về một cấu trúc liên kết chúng.

Quan điểm lôgic hình thức vòng vèo này rất lỏng lẻo. Trên thực tế, vấn đề này cũng như đa số các vấn đề tương tự, được giải quyết hết sức đơn giản bằng một loạt tiếp cận có trình tự.

Giả thuyết tiền đề là giả thuyết cho rằng số lượng các sự kiện có thể liên kết lại trong khuôn khổ tính thống nhất về cấu trúc. Tiếp đó sẽ là nỗ lực định ra lượng tối đa các mối quan hệ giữa những sự kiện đòi hỏi vừa phải được hiểu rõ lẫn giải thích, cũng như nỗ lực đưa vào tập hợp kể trên các sự kiện khác mà ban đầu tưởng chừng rất xa lạ với cấu trúc chúng ta định mổ xẻ. Kết quả là từ cấu trúc này có thể loại ra được những sự kiện ban đầu và đưa vào đó những sự kiện mới. Sau khi đã chỉnh lại giả thuyết tiền đề.

Kế đó, bằng các tiếp cận tuần tự, quá trình này lại được lặp đi lặp lại cho đến khi nhận được một giả thuyết cấu trúc mới cho phép lý giải tập hợp vô điều kiện của các sự kiện có liên quan với nhau (đây chính là điều lý tưởng ở nhiều cấp độ khác nhau trong nhiều trường hợp khác nhau) 5.

Quả thật, cũng cần phải thừa nhận rằng đưa ra giả thuyết khi nghiên cứu sáng tác văn hóa là chúng ta đã có đôi chút đặc quyền. Rõ ràng trong thực tế, các tác phẩm văn học nghệ thuật, triết học vĩ đại đều là những cấu trúc gắn kết có giá trị, do vậy việc phân định ranh giới khách thể dường như đã được định sẵn. Tuy vậy, cũng cần phải đề phòng thái độ quá tin tưởng vào giả định trên. Thực tế cho thấy tác phẩm thường chứa đựng những thành tố dị biệt cần phân biệt với thể thống nhất về nội dung cơ bản. Hơn nữa, nếu giả thuyết về thể thống nhất bên trong là đúng khi xem xét các tác phẩm thực sự kiệt xuất, thì khi xét tập hợp các tác phẩm của cùng một tác giả mức độ đúng đắn này sẽ giảm sút đáng kể.

Điều này lý giải vì sao bất kỳ một nghiên cứu cụ thể nào cũng đều phải được bắt đầu từ việc phân tích các tác phẩm riêng rẽ của tác giả, đảm bảo trình tự thời gian ra đời của chúng ở mức độ có thể.

Việc phân tích này cho phép phân chia tác phẩm thành các nhóm trước tiên, sau đó mới đi tìm (trong đời sống trí tuệ, chính trị, kinh tế, xã hội của thời đại đó) các nhóm xã hội đã được cấu trúc hóa. Các tác phẩm nghiên cứu có thể được đưa vào các nhóm xã hội này như những thành tố cấu thành sau khi đã xác định được mối liên hệ trực tiếp giữa chúng với tổng thể mà chúng nằm trong đó (trường hợp lý tưởng nhất là khi xác định được mối quan hệ tương đồng).

Phân tích cấu trúc phát sinh đi sâu hơn nữa vào việc tách các sự kiện mang tính kinh nghiệm tạo nên cấu trúc ra khỏi tập hợp, liên quan tới cấu tạo mang tính tổng thể 6.

Ngoài những điều kể trên, phương pháp này còn có hai ưu thế: Thứ nhất, nó cho phép trình bày toàn bộ tập hợp các hiện tượng trong đời sống con người bằng một cách duy nhất. Thứ hai, nó cho phép đồng thời vừa hiểu vừa giải thích các hiện tượng này ở cấp độ việc chỉ ra bất kỳ một cấu trúc có giá trị chính là biện pháp để hiểu nó, còn việc ghép cấu trúc này vào một cấu trúc khác lớn hơn là biện pháp để giải thích nó. Xin được dẫn ra một ví dụ sau, việc chỉ ra cấu trúc cảm nhận thế giới theo hướng bi kịch trong Tư tưởngcủa Pascal hay trong các vở kịch của Racine chính là biện pháp để hiểu chúng. Còn việc đưa cấu trúc này vào khuôn khổ của giáo phái Jeanson cấp tiến và chỉ ra cấu trúc của giáo phái chính là một bước để hiểu giáo phái cấp tiến này, đồng thời là một nước đi để giải thích tác phẩm của Pascal và Racine. Đặt giáo phái Jeanson cấp tiến trong lịch sử tư tưởng của giáo phái Jeanson cũng là cách giải thích và hiểu rõ tư tưởng này. Đặt giáo phái Jeanson như một phong trào tư tưởng hệ vào lịch sử của quý tộc áo choàng thế kỷ 17 cũng chính là cách để giải thích giáo phái và hiểu thêm giới quý tộc áo choàng. Xét lịch sử giới quý tộc áo choàng trong lịch sử chung của xã hội nước Pháp cũng chính là để giải thích giới quý tộc này và hiểu thêm xã hội nước Pháp thời bấy giờ v.v.

Do vậy giải thích và hiểu không phải là hai quá trình khác nhau mà chính là một biện pháp tư duy liên quan tới hai lĩnh vực khác nhau của đối tượng.

Cuối cùng, xin được nhấn mạnh rằng, xuất phát từ quan điểm coi việc chuyển từ cái nhìn bề ngoài đến bản chất bên trong, từ sự kiện riêng, mang tính kinh nghiệm và trừu tượng đến ý nghĩa khách quan cụ thể được thực hiện theo con đường đưa sự kiện này vào các cơ cấu có giá trị, có cấu trúc và tương đối tổng thể hơn – mỗi một hiện tượng của đời sống con người đều có thể, thậm chí cần phải có cùng lúc một vài giá trị cụ thể được phân biệt tùy thuộc vào số lượng các cấu trúc mà hiện tượng này gắn với một cách tích cực, có hiệu quả. Như vậy, nếu như việc đưa giáo phái Jeanson vào khuôn khổ xã hội nước Pháp thế kỷ 17 là hợp lẽ (bằng các phương tiện đã nêu ở trên), trong đó giáo phái này giữ vai trò của một trào lưu bảo thủ, phản cách mạng, đối lập với các lực lượng tiên tiến mà đại diện trước hết là giai cấp tư sản, còn trong phương diện tư tưởng là chủ nghĩa duy lý Descartes; thì mặt khác việc phải đưa giáo phái vào xem xét trong khuôn khổ cấu trúc rộng lớn của toàn xã hội phương Tây như cho đến ngày nay cũng hoàn toàn hợp lý. Theo quan điểm này thì giáo phái Jeanson đã là một hiện tượng tiên tiến ở mức độ là một trong những bước tiến trên con đường vượt qua chủ nghĩa duy lý Descartes – một bước hướng theo tư duy biện chứng. ở đây có thể thấy rõ cả hai giá trị đưa ra ở trên hoàn toàn không loại trừ và cũng không đối lập nhau.

Triển khai những ý này, để đi đến kết luận, chúng tôi muốn dừng lại ở hai vấn đề cực kỳ quan trọng sau (có tính đến hiện trạng ngày nay của phê bình văn học):

1. Vấn đề đưa tác phẩm văn học vào xem xét trong khuôn khổ hai tập hợp thực sự tồn tại và bổ sung lẫn nhau, có khả năng đưa ra những thành tố giúp cho việc hiểu và giải thích. Đó là cá nhân và nhóm xã hội.

2. Vấn đề được nảy sinh từ những điều trên và gắn với chức năng sáng tạo văn hóa trong đời sống con người.

Hiện nay, liên quan đến vấn đề thứ nhất có hai trường phái khoa học lớn và cấu trúc phát sinh gắng đưa tác phẩm vào xem xét trong khuôn khổ các cấu trúc tập thể hay trong khuôn khổ tiểu sử cá nhân tác giả. Đó chính là chủ nghĩa Mác và phân tâm học.

Xin được miễn bàn về những khó khăn đã đề cập ở trên khi xác định các cấu trúc riêng lẻ mà bắt đầu ngay việc phân tích hai trường phái này trên bình diện phương pháp luận. Cả hai trường phái đều hướng đến việc hiểu và giải thích các hiện tượng của đời sống người bằng cách đưa chúng vào xem xét trong khuôn khổ các tập hợp đã được cấu trúc hóa, hay chính là phạm vi đời sống của một tập thể nhất định hoặc phạm vi tiểu sử cá nhân.

Điều này có nghĩa là sẽ nảy sinh ra hai phương pháp họ hàng và bổ trợ cho nhau. Vì lẽ đó, chí ít ra những kết quả thu được của mỗi trường phái đều củng cố và bổ sung cho nhau.

Rất đáng tiếc, phân tâm học (ở dạng mà Freud đưa ra 7), với tư cách là một phương pháp luận về cấu trúc phát sinh đã bộc lộ sự thiếu triệt để, để cho các khuynh hướng duy khoa học thống trị trong các trường Đại học cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 ăn sâu một cách thái quá. Điều này đặc biệt được thể hiện ở hai điểm sau.

Thứ nhất, trong tất cả các kiến giải của Freud đều không có sự định lượng về thời gian ví dụ như tương lai. Chịu ảnh hưởng của thuyết duy khoa học quyết định luận đương thời, Freud đã bỏ qua sự tồn tại của các lực lượng tích cực luôn hướng đến sự cân bằng, hoạt động trong khuôn khổ một cấu trúc bất kỳ do con người tạo ra như cá nhân hay tập thể. Đối với Freud, giải thích con người có nghĩa là quay trở về với những ấn tượng thời thơ ấu, với những bản năng bị đè nén, áp bức. Như vậy, ông đã hoàn toàn coi thường vai trò tích cực của ý thức con người và mối liên hệ của nó với hiện thực 8.

Thứ hai, theo Freud, cá nhân là một chủ thể tuyệt đối. Đối với anh ta những người khác chỉ là các khách thể để thỏa mãn hay huyễn hoặc lòng mong muốn. Có lẽ do vậy trong hệ thống của ông không xuất hiện phạm trù tương lai như chúng ta đã nói ở trên.

Tất nhiên sẽ là sai lầm nếu coi Libido của Freud là lĩnh vực tình dục thuần túy. Mặc dầu vậy, sự thật vẫn là sự thật khi Libido luôn có tính cá nhân và trong cách nhìn con người của Freud hoàn toàn không có khái niệm về chủ thể tập thể, về sự thỏa mãn do hành động tập thể mang lại cho cá nhân.

Còn có thể tỉ mỉ hơn nữa, cùng với hàng lô ví dụ để chứng tỏ cách đặt vấn đề tương tự đã làm méo mó các hiện tượng văn học, lịch sử tới mức nào. Trên quan điểm này, chúng ta có thể thấy rằng phương pháp Mác-xít có những ưu điểm vượt trội hiển nhiên mà nó dựa vào để giải thích, không chỉ phạm trù tương lai mà còn cả giá trị cá nhân trong đời sống người cùng với tập thể.

Cuối cùng, đi từ việc mà chúng ta quan tâm (nghiên cứu các tác phẩm văn hóa và văn học nói riêng), chúng ta có thể thấy rằng tất cả các tác phẩm đó đều có thể đưa vào thành công như nhau trong bất kỳ một cấu trúc có giá trị nào, kể cả cấu trúc cá nhân lẫn tập thể. Đó là điều không thể chối cãi! Đương nhiên, các giá trị hiện thực, hợp lý có thể có được trong cả hai quá trình tích hợp kể trên, mang tính cách khác nhau nhưng đồng thời lại bổ sung cho nhau. Ví dụ, việc đưa tác phẩm của nhà văn vào xem xét trong khuôn khổ tiểu sử bản thân chỉ cho phép nêu ra được giá trị cá nhân của tác phẩm, mối quan hệ giữa tác phẩm với các vấn đề đời sống và tâm lý tác giả. Điều này có nghĩa rằng, dù các nghiên cứu này có đạt giá trị, nghiêm túc khoa học đến đâu đi chăng nữa, chắc chắn tác phẩm vẫn bị tách ra khỏi ngữ cảnh văn hóa và thẩm mỹ, đứng ngang hàng với các triệu chứng riêng lẻ kiểu của người bệnh đang được bác sĩ phân tâm chữa chạy.

Dù chúng ta không tách quan điểm này ra nhưng thử giả định rằng ở phương diện cá nhân có thể phần nào đáp ứng mối liên hệ giữa tác phẩm của Pascal với tình chị em, hay giữa tác phẩm của Kleist với tình chị em hoặc tình cha con. Bằng cách đó chúng ta có thể đưa ra được giá trị xúc cảm hay tiểu sử thuần túy của các tác phẩm này chứ không thể tiếp cận, nếu không muốn nói là không thể động tới được giá trị tư tưởng văn hóa hay triết học của chúng.

Không còn nghi ngờ gì nữa, có hàng nghìn, hàng vạn cá nhân nằm trong mối quan hệ với các thành viên trong gia đình họ. Và đối với chúng ta, thật khó xác định làm sao mà nghiên cứu phân tâm học qua triệu chứng bệnh lý lại có thể giải thích được (dù ở mức độ thấp) sự khác biệt về chất giữa những mẫu ghi chép của một bệnh nhân tâm thần với Tư tưởng hay Hoàng tử xứ Hamburg.

Theo quan điểm của chúng tôi (dù rất khiêm tốn), sự đóng góp từ phía tâm lý học và phân tâm học vào phê bình văn học nằm ở chỗ đã giúp giải thích được vì sao trong một tình huống cụ thể khi một nhóm đã có một thế giới quan cụ thể, nhưng một cá nhân, do ảnh hưởng của những hoàn cảnh trong tiểu sử bản thân, vẫn có khả năng tạo ra bức tranh mang tính khái niệm hay hình tượng về thế giới ở cấp độ chính bức tranh này là một trong các cách đè nén hay chuyển hóa sự thỏa mãn những hứng thú vô ý thức của anh ta 9.

Và ngay cả điều này cũng có nghĩa: ý nghĩa triết học trong Tư tưởng của Pascal, giá trị văn hóa, thẩm mỹ trong kịch của Kleist cũng như xuất xứ của các tác phẩm này chỉ có thể được hiểu như là hiện tượng văn hóa trong khuôn khổ nghiên cứu lịch sử xã hội học.

Trong trường hợp tối ưu, các nghiên cứu tâm lý học có thể giúp chúng ta hiểu được vì sao giữa hàng trăm tín đồ giáo phái Jeanson chỉ có Pascal và Racine mới có khả năng thể hiện được cái nhìn bi kịch đối với thế giới dưới dạng văn học và triết học, nhưng chúng không thể vạch ra được bản chất, nội dung hay ý nghĩa của các dạng biểu đạt này (ngoại trừ những chi tiết vụn vặt, không đáng kể).

Để đi đến kết luận, chúng tôi xin đề cập đến một vấn đề nữa, cũng rất quan trọng. Đó là vấn đề về chức năng cá nhân (trò chơi, giấc mơ, triệu chứng bệnh lý, chuyển hóa) và tập thể (vai trò của văn học, văn hóa và nghệ thuật) của cái được biểu đạt trong mối quan hệ với các cấu trúc có giá trị của con người, giữa vai trò quan hệ động lực hoàn chỉnh giữa chủ thể (tập thể hay cá nhân) với môi trường xung quanh.

Vấn đề này rất phức tạp và còn ít được nghiên cứu. Do vậy, kết thúc bài này, chúng ta có thể vạch ra hướng giải quyết chỉ dưới dạng giả thuyết chung, sơ bộ. Chúng tôi cho rằng dưới quan điểm tâm lý, mọi hành động của chủ thể chính là một tập hợp các hứng thú, xu hướng và nguyện vọng mà hiện thực luôn cản trở việc thỏa mãn chúng một cách trọn vẹn.

Mác và Lukacs trên bình diện ý thức tập thể, Piaget ở khía cạnh ý thức cá nhân đều nghiên cứu tỉ mỉ các hình thức mà bản chất của nguyện vọng và hứng thú phải chấp nhận dưới ảnh hưởng của khó khăn, cản trở do khách thể tạo ra. Về phần mình, Freud lại chứng minh được ở khía cạnh cá nhân, thậm chí, các biến tướng của nguyện vọng không bằng lòng với sự thỏa mãn cục bộ, còn nếu phải bị kiềm chế thì cũng rất khó khăn. Công lao lớn của Freud là ở chỗ ông đã chỉ ra một thực tế, rằng, việc cá nhân xác lập ra các quan hệ hợp lý với hiện thực cần phải được bù đắp ngay trong lĩnh vực của cái biểu đạt, sự thỏa mãn này có thể tiếp nhận nhiều dạng khác nhau, từ các cấu trúc thích ứng như viết nhầm, nói nhỡ miệng, hay mơ ngủ, cho đến các cấu trúc hoàn toàn không thích ứng như trầm cảm, điên loạn.

Hiển nhiên một điều rằng, dù có những khác biệt đặc thù (như chúng ta không tin rằng có sự tồn tại của vô thức tập thể!), nhưng văn hóa cũng thực hiện chức năng tương tự. Theo quan điểm này, các tập thể của loài người đều có khả năng tác động một cách hợp lý đến hiện thực, thích ứng với huyễn tưởng và thỏa mãn cục bộ các mong muốn bị chi phối bởi tác động và cản trở mà những mong muốn này vấp phải, ở mức độ sự tác động mang tính hợp lý hay cải tạo luôn được gắn kèm với sự thỏa mãn trọn vẹn những nguyện vọng đó trong lĩnh vực sáng tạo mang tính khái niệm hoặc hình tượng.

Cũng cần bổ sung thêm, nếu trên phương diện cá nhân, các bản năng bị ức chế vẫn tiếp tục tồn tại ở dạng vô ý thức và hướng đến việc thỏa mãn tượng trưng dưới dạng chiếm lĩnh khách thể, thì các nỗ lực tập thể (mạnh mẽ, có thể ẩn giấu chứ không phải vô ý thức) lại hướng đến việc thiết lập một cấu trúc tư duy gắn kết chứ không phải chiếm lĩnh khách thể.

Bằng cách đó, sáng tạo văn hóa cho phép bù trừ các loại mâu thuẫn và thỏa hiệp mà hiện thực áp đặt lên chủ thể hành động, cho phép các cá nhân thích nghi với hiện thực có thể được coi là cơ sở tâm lý của tu dưỡng.

Giả thuyết tương tự có khả năng dễ dàng tập hợp được những điều có giá trị trong phân tích của Freud và trong các nghiên cứu Mác-xít về nghệ thuật và sáng tạo văn hóa, không chỉ giải thích tính mật thiết (nhiều nhà lý luận cảm nhận được điều này), mà quan trọng hơn, những sự khác biệt về chất giữa trò chơi, giấc mơ hay thậm chí một vài dạng bệnh hoang tưởng với các tác phẩm kiệt xuất của tư duy văn học, nghệ thuật, triết học.

1964

Tôn Quang Cường dịch từ bản tiếng Nga

Chú thích:

1 Theo quan điểm này thì phân tích xã hội học may ra chỉ có thể giải thích được sự phát sinh tác phẩm chứ không thể giúp hiểu thêm tác phẩm.

2 Quả thật, nói khác, nếu như không thể xếp nội dung và hình thức (mà chính là cấu trúc văn học, triết học, và nghệ thuật của các tác phẩm vĩ đại trong nền văn hóa) vào một cấu trúc tiểu sử cứng nhắc của cá nhân, thì trường phái tâm lý kiểu cấu trúc phát sinh (hay chính phân tâm học) lại cho phép chỉ ra được cùng với “bản chất văn hóa đặc trưng” của tác phẩm là “cấu trúc cá nhân và ý nghĩa cá nhân” ăn nhập với hệ thống hình thành nhân cách theo năm tháng. Trong phần cuối bài này, chúng ta sẽ đề cập đến các khả năng và giới hạn của sự ghép nhập này.

3 Có thể thấy rõ quy luật này trong thống kê kinh nghiệm chủ nghĩa: trên thực tế không thể dự đoán trước được điều gì sẽ đến với Pièrre, Jacques và Jean: đám cưới, tai nạn ôtô hay cái chết, nhưng lại có thể dự đoán với xác suất rất lớn có bao nhiêu đám cưới, tai nạn hay cái chết sẽ xảy ra ở nước Pháp trong bất cứ tuần nào của năm. Cũng cần phải tính đến một chuyện, dù đây là những hiện tượng tương đồng nhưng giữa dự báo thống kê hiện tượng có cấu trúc chưa xác định và phân tích cấu trúc phát sinh tồn tại những sự khác biệt khá lớn.

4 Các công trình xã hội học dạng này cũng chỉ dừng lại ở mức độ như xã hội học nội dung có khả năng giải thích chỉ một vài thành tố phụ, ngoại vi của tác phẩm.

5 Có thể lấy ví dụ về sự tồn tại cấu trúc có nghĩa của thuật ngữ “độc tài, chuyên chế”. Từ cấu trúc này chúng ta có thể tách ra để đưa vào một nhóm đặc biệt một tập hợp các hiện tượng như: chế độ chính trị trong đó chính phủ nắm quyền lực vô hạn; Tuy nhiên nếu thử đi giải thích xuất xứ của các chế độ này thuần túy trên cơ sở giả thuyết, có lẽ chúng ta nhận ra một cách nhanh chóng rằng, nói chung độc tài không phải là một cấu trúc đương nhiên có nghĩa và cần phải phân định ra các kiểu độc tài theo bản chất và nội dung. Kết cục ta sẽ thấy, ví dụ như các khái niệm “chuyên chính cách mạng” hay ngược lại “độc tài Bonaparte hậu cách mạng” là những phạm trù có tính hoạt động.

Tương tự như vậy, mọi nỗ lực giải thích đồng nhất sự nghiệp sáng tác của Pascal (không phải là hiếm) đều thất bại trước thực tế: hai tác phẩm có giá trị nhất của ông là Thư gửi người tỉnh lẻ và Tư tưởng mang khuynh hướng khác nhau. Muốn hiểu được, ta phải coi các tác phẩm này là sự thể hiện hai cấu trúc khác nhau dù ở một vài khía cạnh chúng có quan hệ họ hàng).

6 Trong mối quan hệ này rất nên chỉ ra một vài giới hạn bên ngoài, nay tính số lượng (đặc biệt trong lĩnh vực xã hội học văn hóa). Nếu như chỉ giải thích một tác phẩm, tất nhiên sẽ có một loạt kiến giải khác nhau giải thích từ 60 đến 70% văn bản. Nhưng kết quả này không thể coi là chứng minh khoa học. Trái lại, có thể bắt gặp hai cách giải thích khác nhau bao trùm từ 80 đến 90% văn bản, và giả thuyết cho phép đạt được mức độ bao trùm đó, có thể làm thỏa mãn. Mức độ này có thể tăng lên nếu chúng ta đưa vào được một cấu trúc tách ra từ quá trình phân tích xuất xứ trong khuôn khổ tính thống nhất rộng lớn hơn, sử dụng cấu trúc này một cách hiệu quả hơn khi giải thích những văn bản khác mà có lẽ trước đó chúng ta chưa nghĩ tới. Đặc biệt điều này có giá trị khi nghiên cứu bi kịch thế kỷ 17. Phần trăm này cũng có thể tăng lên nếu ta phát hiện được hay thậm chí dự báo được số lượng các sự kiện mà các chuyên gia hay các nhà sử học đã bỏ qua.

7 Chúng ta hầu như không biết tới sự phát triển tiếp theo của Phân tâm học để có thể bàn luận thêm.

8 Tất nhiên có thể giải thích đặc điểm này của Freud bằng dẫn chứng trên thực tế Freud là một bác sĩ, do vậy trước hết ông phải luôn quan sát bệnh nhân, tức những con người có sức mạnh quá khứ và lực cản chèn ép khống chế sức mạnh tích cực hướng tới việc thiết lập nên hệ cân bằng, nói cách khác là hướng vào tương lai. Tuy vậy thật đáng tiếc, những phê bình nhận xét trên của chúng ta đều đúng cho cả các nghiên cứu về triết học lẫn xã hội học của Freud.

Từ “Tương lai” chỉ xuất hiện trong tên của một tác phẩm mà thôi, và điều này cũng hoàn toàn đặc trưng cho toàn bộ sự nghiệp sáng tác của Freud. Tác phẩm trên có tên gọi Tương lai của một ảo ảnh. Chính ngay nội dung đã phần nào minh chứng dường như không hề có tương lai tồn tại.

9 Trái lại, nghiên cứu Xã hội học không có khả năng chỉ ra giá trị tiểu sử hay cá nhân của tác phẩm. Bởi vậy nó chỉ đưa đến cho phân tâm học những thông tin thứ cấp của các dạng thực hay ảo nhằm thỏa mãn hứng thú cá nhân được những cấu trúc tập thể khuyến khích hay ép buộc trong một xã hội, một thời đại nhất định.

Ảnh

NguồnSự đỏng đảnh của phương pháp. Nxb. Văn hóa Thông tin,

Tạp chí Văn hóa – Nghệ thuật, 2004.

“Tôi xung đột với chính tôi”

Standard

Jacques Derrida

 
 Vào tuổi 74, Jacques Derrida, triết gia lừng danh thế giới, vẫn theo đuổi con đường tư tưởng của mình một cách hăng say lạ thường, trong khi phải đối đầu với bệnh hoạn. Trong căn nhà của ông tại Ris-Orangis, vùng phụ cận Paris, ông gợi lại với báo Le Monde sự nghiệp, hành trình và dấu ấn của ông.
[1]Từ mùa hè 2003, sự hiện diện của ông chưa bao giờ rõ rệt đến thế. Không những đã viết nhiều sách mới, ông còn đi khắp thế giới tham dự biết bao hội thảo quốc tế về công trình của ông – từ London đến Coimbra qua Paris, và, những ngày mới đây, Rio de Janeiro. Người ta còn dành cho ông một cuốn phim thứ hai (“Derrida”, do Amy Kofman và Kirby Dick thực hiện, sau cuốn phim thật hay “D’ailleurs Derrida”, của Safaa Fathy, năm 2000) cũng như nhiều số báo đặc biệt, nhất là của tờ Magazine littéraire và của tạp chí Europe, cũng như một tập Cahier de l’Herne có rất nhiều văn bản chưa từng phổ biến của ông sẽ ra mắt vào mùa thu này. Quá nhiều trong chỉ có một năm, và tuy thế, ông cũng thừa nhận, ông đang…

… Thì cứ nói ra đi, bị bệnh khá nguy hiểm, đúng thế, và phải chịu đựng một cách trị liệu đáng sợ. Nhưng bỏ chuyện đó đi, ông đồng ý nhé, mình ngồi đây đâu phải để viết một thông báo sức khoẻ – công khai hay bí mật…Xin vâng. Bước vào cuộc nói chuyện này, tốt hơn ta hãy trở lại với cuốn “Spectres de Marx” (Galilée, 1993). Tác phẩm mấu chốt, sách đánh dấu giai đoạn, toàn bộ dành cho vấn đề một công lí tương lai, và mở đầu bằng lời khai mào bí hiểm này: “Một ai đó, bạn hay tôi, tiến lên và nói: tôi muốn cuối cùng học sống.” Hơn mười năm rồi, bây giờ ông đã tới đâu, về mong ước “biết sống” ấy?

Hồi đó vấn đề chính yếu là một “quốc tế mới”, tựa đề phụ và lí do trung tâm của cuốn sách. Vượt lên trên “chủ nghĩa thế giới”, vượt lên trên “công dân thế giới” như là công dân một Nhà nước-dân tộc thế giới mới, cuốn sách ấy báo trước tất cả mọi cấp bách “vì một thế giới khác” [altermondialistes] tôi vẫn tin và ngày nay đã bộc lộ rõ ràng hơn. Điều bấy giờ tôi gọi là một “quốc tế mới” sẽ áp đặt với chúng ta, như tôi đã nói năm 1993, rất nhiều chuyển hoá trong công pháp quốc tế và trong các tổ chức điều hành trật tự thế giới (Quỹ Tiền tệ quốc tế, Tổ chức Thương mại quốc tế, Nhóm 8 nước công nghiệp nhất, vân vân, và nhất là Liên Hiệp Quốc, tổ chức mà ít nhất cũng phải thay đổi hiến chương, thành phần và đầu tiên là trú sở – càng xa New York càng tốt…).Còn về công thức ông kể ra (“cuối cùng học sống”), câu ấy đến với tôi lúc sách viết xong. Trước tiên nó giỡn, nhưng một cách nghiêm túc, với nghĩa thông thường của nó. Học sống, tức là trưởng thành, giáo dục nữa. Gọi một người nào để bảo “tôi sắp dạy anh sống đây”, điều ấy có nghĩa, đôi khi bằng giọng đe doạ, tôi sẽ đào tạo anh, thậm chí rèn luyện anh nữa. Sau đó, và sự mập mờ của trò này đáng kể hơn với tôi, tiếng thở dài ấy cũng mở lối cho một tra vấn khó khăn hơn: sống, điều ấy có học được không? có dạy được không? Ta có thể nào, bằng kỉ luật hay bằng tập luyện, do kinh nghiệm hay do thử nghiệm, học chấp nhận, hơn thế, học xác nhận sự sống? Xuyên suốt cuốn sách vang vọng nỗi âu lo ấy về di sản và về cái chết. Nỗi âu lo ấy cũng ám ảnh các bậc cha mẹ và con cái họ: bao giờ mi sẽ biết trách nhiệm? Cuối cùng mi sẽ chu toàn trách nhiệm như thế nào đối với đời mi, tên tuổi mi?Thế thì, được rồi, để tôi trả lời, không quanh co nữa, cho câu hỏi của ông, không, tôi chưa bao giờ học-sống. Phải đấy, chưa bao giờ cả! Học sống, điều ấy lẽ ra phải có nghĩa học chết, học chú trọng đến sự tử vong tuyệt đối (không giải thoát, không phục sinh cũng chẳng cứu chuộc) – để không chấp nhận nó cho mình hay cho người khác. Từ Platon đến nay, đó vẫn là mệnh lệnh của triết học: triết lí, ấy là học chết.

 

Tôi tin ở chân lí ấy nhưng không theo nó. Càng ngày càng ít hơn. Tôi đã không học chấp nhận nó, cái chết. Tất cả chúng ta đều là những kẻ sống sót mang án treo (và quan điểm địa lí-chính trị của Spectres de Marx nhấn mạnh hơn hết, trong một thế giới bất bình đẳng hơn bao giờ hết, đến tỉ tỉ sinh vật – kể cả người hay không phải người – bị từ chối, ngoài những “nhân quyền” sơ đẳng có từ hai thế kỉ nay và không ngừng phong phú hơn, nhưng trước tiên cái quyền có một cuộc sống đáng sống). Nhưng về sự minh triết của biết-chết, vẫn không gì dạy dỗ tôi được. Tôi vẫn chưa học hay thụ đắc được gì về đề tài này. Thời gian treo án thu hẹp một cách gia tốc. Không những vì tôi, cùng những người khác, là kẻ kế thừa của biết bao điều, tốt đẹp hay kinh khiếp: ngày càng thường hơn, vì phần lớn những nhà tư tưởng tôi từng cùng kết hợp đã chết rồi, người ta coi tôi là kẻ sống sót: đại biểu chót hết của một “thế hệ”, thế hệ, nói chung, của những năm 1960; điều này, dù không hoàn toàn đúng, gây cho tôi không chỉ những phản bác mà cả những tình cảm nổi loạn chút nào ảo não. Lại thêm nữa, vì vài chuyện sức khoẻ trở nên thúc bách, vấn đề sống sót hay án treo, tự bao giờ vẫn ám ảnh tôi, thực thế đấy, mỗi thời khắc trong đời tôi, một cách cụ thể và không mệt mỏi, ngày nay vấn đề ấy mang một màu khác.

Tôi vẫn luôn luôn quan tâm đến chủ đề sự sống sót ấy, mà ý nghĩa không thêm vào cho sự sống hay cho sự chết. Nó có từ nguyên thuỷ: sống là sống sót. Sống sót theo nghĩa thông thường là tiếp tục sống, nhưng cũng là sống sau cái chết. Về việc dịch từ này, Walter Benjamin nhấn mạnh phải phân biệt giữa ϋberleben một bên, sống sót sau cái chết, như một cuốn sách có thể vẫn sống khi tác giả đã chết, hay như một đứa trẻ còn sống khi cha mẹ đã chết, và bên kia, fortleben, living on, tiếp tục sống. Tất cả những khái niệm từng giúp tôi làm việc, nhất là khái niệm dấu ấn hay là bóng ma, đều liên hệ với sự “sống sót” như là kích thước cấu trúc. Nó không xuất phát từ sự sống hay sự chết. Chẳng khác điều tôi gọi là cái “tang nguyên thuỷ”. Cái tang này chẳng hề chờ đợi cái chết “thực hữu”.

Ảnh

Ông đã dùng từ “thế hệ”. Ý niệm phải dùng rất tế nhị, thường trở lại dưới ngòi bút ông: phải chỉ định thế nào những gì, dưới tên ông, truyền đạt từ một thế hệ?

Từ này, ở đây tôi dùng hơi yếu. Ta có thể là kẻ đương thời “lỗi thời” với một “thế hệ” đã qua hay sắp tới. Trung thành với những người mà người ta kết hợp với “thế hệ” tôi, nhận trách nhiệm giữ gìn một di sản phân hoá mà chung, điều ấy có hai nghĩa: trước tiên, gắn bó, dẫu có thể phải bất chấp mọi chuyện và mọi người, với những đòi hỏi cùng chia sẻ, từ Lacan đến Althusser, qua Levinas, Foucault, Barthes, Deleuze, Blanchot, Lyotard, Sarah Kofman vân vân; chưa kể bao nhà tư tưởng, văn nhân, thi sĩ, triết gia hay nhà phân tâm học may mắn thay vẫn còn sống, mà tôi cũng kế thừa, những người khác hẳn ở nước ngoài, còn đông hơn và đôi khi lại còn gần gũi hơn.

Bằng hoán dụ, tôi gọi như thế một ethos [tín nghĩa] viết và suy tư không khoan nhượng, không biến chất nữa (Hélène Cixous đặt biệt danh cho chúng tôi là những “người không biến chất”), không nhượng bộ ngay cả với triết học, và không sờn lòng trước những gì dư luận, truyền thông, hoặc ngông tưởng của đám độc giả đao to búa lớn, những muốn buộc chúng tôi phải đơn giản hoá hay là kìm nén. Do đó mà có sự ưa chuộng nghiêm khắc những tinh tế, nghịch lí, nan giải.

Sự ưa chuộng ấy cũng là một đòi hỏi. Nó liên kết không chỉ những người tôi đã nhắc đến một cách phần nào độc đoán, nghĩa là một cách bất công, nhưng tất cả những người từng ủng hộ họ. Có thể coi đó là một thời đại tạm thời đã qua, chứ không phải người này hay người kia mà thôi. Thế thì ta phải cứu vãn hay là làm sống lại điều ấy, bằng bất cứ giá nào. Và trách nhiệm ngày nay thật cấp bách: nó kêu gọi một cuộc chiến kiên quyết chống lạidoxa [tư tưởng thời thượng], chống những kẻ từ nay người ta gọi là những “trí thức truyền thông”, chống thuyết ngôn tổng quát khuôn đúc bởi những thế lực truyền thông, những thế lực này lại trong tay những tập đoàn sức ép chính trị-kinh tế, nhiều khi cũng thuộc giới xuất bản và hàn lâm. Bao giờ cũng cả châu Âu và cả thế giới, tất nhiên. Đề kháng không có nghĩa ta phải tránh các truyền thông. Ta phải, mỗi khi có thể, phát triển chúng và giúp chúng đa diện hoá, nhắc nhở chúng trở lại với chính cái trách nhiệm ấy.

Đồng thời, chớ quên rằng, vào cái thời “may mắn” khi trước ấy, không có gì là dĩ hoà cả, đương nhiên. Những khác biệt và những tranh chấp rất sôi nổi trong giới người chẳng chút thuần nhất ấy để người ta có thể thâu tóm, tỉ dụ, trong cái cách gọi xuẩn ngốc như kiểu “tư tưởng năm 68” mà ngày nay báo chí và đại học ồn ào xưng tụng hoặc buộc tội. Thế nhưng dẫu sự trung thành ấy đôi khi còn khoác dạng bất trung và riêng lẻ, ta phải trung thành với những khác biệt ấy, nghĩa là nối tiếp tranh luận. Tôi, tôi tiếp tục tranh luận – Bourdieu, Lacan, Deleuze, Foucault, chẳng hạn, vẫn khiến tôi quan tâm rất nhiều hơn những người ngày nay báo chí xúm xít cổ võ (tất nhiên cũng có ngoại lệ). Tôi giữ cho cuộc thảo luận sinh động, để nó không suy sụp, không hạ cấp thành những lời gièm pha.

Những gì tôi nói về thế hệ tôi dĩ nhiên đúng cả với quá khứ, từ Thánh kinh đến Platon, Kant, Marx, Freud, Heidegger, vân vân. Tôi không muốn từ bỏ gì hết, có muốn cũng chẳng được. Ông biết đấy, học sống, bao giờ cũng là tự mê: người ta muốn sống càng nhiều càng tốt, thoát thân, bám víu, và vun đắp tất cả những thứ, tuy vô cùng lớn và mạnh hơn mình, nhưng lại thuộc về cái “tôi” nhỏ bé chìm ngập trong những thứ đó. Đòi hỏi tôi từ bỏ những gì đã tạo nên tôi, những gì tôi đã vô cùng yêu thích, ấy là đòi hỏi tôi chết. Trong sự trung thành ấy, có một thứ bản năng bảo tồn. Từ bỏ, tỉ dụ, một khó khăn trình bày, một lề lối, một nghịch lí, một mâu thuẫn bổ sung, vì như thế khó hiểu, hay đúng hơn vì anh kí giả nào đó không đọc được nó, không đọc được ngay cả tựa cuốn sách, cho rằng độc giả hay thính giả sẽ càng không hiểu hơn, và như thế máy ước lượng số thính giả [Audimat] hay là cần câu cơm của anh sẽ phải thiệt thòi – điều ấy với tôi là một bỉ ổi không thể chấp nhận được. Như thể người ta đòi tôi hạ mình, tùng phục – hay là chết vì xuẩn ngốc.

Ông đã sáng tạo một dạng thức, một văn phong cho sự tồn tại, thích hợp với sự nóng lòng của trung thành. Văn phong của hứa hẹn kế thừa, của dấu ấn gìn giữ và của trách nhiệm giao phó.

Nếu tôi đã sáng tạo văn phong của tôi, hẳn tôi sẽ sáng tạo nó như một cuộc cách mạng bất tận. Trong mỗi tình huống, phải tạo ra một cách trình bày thích ứng, phát minh luật của sự cố khác thường, quan tâm đến người nhận giả dụ hay mong ước; và đồng thời tin rằng văn phong ấy sẽ quyết định độc giả, độc giả sẽ học đọc (học “sống”) điều ấy, điều không có thói quen nhận được ở nơi khác. Ta hi vọng từ đó độc giả sẽ tái sinh, sẽ khác: chẳng hạn, ghép một cách không hồ đồ cái nên thơ vào cái triết lí, hay là một vài cách dùng những đồng âm, cái không thể quyết định, những mẹo ngôn ngữ – mà nhiều người đọc một cách hồ đồ thành ra không nắm được sự tất yếu thực chất rất lôgích.

Mỗi cuốn sách là một khoa sư phạm nhằm đào tạo độc giả. Những sản phẩm cho đại chúng hiện tràn ngập báo chí và sách vở không đào tạo các độc giả, chúng giả thiết một cách ngông tưởng một độc giả đã bị lập trình [programmé]. Thành ra cuối cùng chúng tạo khuôn [formater] cái kẻ nhận tầm thường mà chúng đã giả định trước. Vậy mà, vì muốn trung thành, như ông nói, vào lúc để lại một dấu ấn, tôi chỉ có thể khiến dấu ấn ấy sẵn sàng cho bất cứ ai: tôi còn không thể gửi gấm nó đặc biệt cho riêng một ai.

Mỗi lần, dẫu ta muốn trung thành đến đâu, ta lại đang phản bội tính đặc biệt của người khác mà ta hướng tới. Huống hồ khi ta viết những sách có tính phổ quát cao: ta không biết ta nói với ai, ta phát minh và tạo ra những hình bóng, nhưng thực ra những thứ đó không còn là của ta nữa. Bằng lời nói hay bằng bút tích, tất cả những động tác đó xa rời ta, khởi sự tác động độc lập với ta. Như những cái máy, may lắm như những con rối – tôi trình bày điều này rõ hơn trong cuốn Papier Machine (Galilée, 2001). Vào lúc tôi để (xuất bản) sách “của tôi” (chẳng ai buộc tôi làm thế), tôi trở nên, hiện đấy biến đấy, như cái bóng ma không thể dạy dỗ chưa bao giờ học sống. Dấu ấn tôi để lại, với tôi, vừa có nghĩa cái chết của tôi, sắp đến hay đã xảy ra, vừa có nghĩa hi vọng nó vẫn sống sau tôi. Đó không phải là một tham vọng bất tử, mà có tính cấu trúc. Tôi để lại đó một mẩu giấy, tôi ra đi, tôi chết: không thế ra ngoài được cấu trúc ấy, nó là dạng thường hằng của đời tôi. Mỗi lần tôi buông ra một cái gì, tôi sống cái chết của tôi trong chữ nghĩa. Thử thách tột cùng: ta tự truất hữu ta mà chẳng biết đúng thực cái ta để lại giao phó cho ai. Ai sẽ kế thừa, và như thế nào? Mà có người thừa kế hay không? Đấy là một câu hỏi ngày nay ta có thể tự đặt cho mình hơn bao giờ hết. Nó không thôi nằm trong đầu tôi.

Về phương diện ấy, thời gian của nền văn hoá-kĩ thuật của chúng ta đã thay đổi triệt để. Những người thuộc “thế hệ” tôi, và lại càng đúng với những người thuộc những thế hệ trước nữa, đã quen với một thứ nhịp lịch sử: người ta tưởng biết tác phẩm nào đó có thể vẫn sống hay không, căn cứ vào những phẩm chất của nó, trong một, hai, thậm chí, như Platon, hai mươi lăm thế kỉ. Nhưng ngày nay sự gia tốc những thể thức lưu trữ và cả sự tiêu hao cùng huỷ hoại biến đổi cấu trúc và thời gian tính của di sản. Đối với tư tưởng, vấn đề sống sót từ nay mang những dạng hoàn toàn bất khả tiên liệu.

Vào tuổi tôi, tôi sẵn sàng với những giả thuyết mâu thuẫn nhất về việc này: tôi đồng thời, xin ông tin tôi nhé, có hai cảm thức rằng, một mặt, để cười và không chút khiêm tốn nói lên điều này, người ta chưa bắt đầu đọc tôi, rằng, hẳn thế, nếu như có nhiều độc giả rất hay (vài chục trên thế giới, có lẽ thế), thực ra, sau này tất cả những điều đó mới có cơ xuất hiện; nhưng, mặt khác, rằng mười lăm ngày hay một tháng sau khi tôi chết, sẽ không còn gì nữa. Trừ những gì lưu giữ trong thư viện do nạp bản. Tôi thề với ông, tôi thành thực và đồng thởi tin cả hai giả thuyết ấy.

Trong hi vọng ấy có ngôn ngữ, và trước hết là tiếng Pháp. Khi đọc ông, người ta cảm thấy ở mỗi dòng chữ lòng đam mê mãnh liệt của ông đối với tiếng Pháp. Trong “Le Monolinguisme de l’autre” (Galilée, 1996), ông đi đến chỗ tự nhận mình, một cách chua chát, là “người bảo vệ và minh hoạ cuối cùng của tiếng Pháp”…

Không phải là của riêng tôi, mặc dù đấy là ngôn ngữ duy nhất “tôi có” trong tay (phải thế mà thôi đâu!). Kinh nghiệm ngôn ngữ, đương nhiên, là chuyện sinh tử. Điều ấy đâu có gì độc đáo. Ngẫu nhiên mà tôi là người Pháp Do Thái ở Algérie thuộc thế hệ ra đời trước “cuộc chiến dành độc lập”: bấy nhiêu là lạ thường, ngay cả giữa người Do Thái và ngay cả giữa người Do Thái ở Algérie: các cụ tôi còn rất gần gũi với người A-Rập do ngôn ngữ, tập quán, vân vân.

Sau nghị định Crémieux (1870) [2] , hồi cuối thế kỉ XIX, thế hệ sau đã trưởng giả hoá: dù bà đã kết hôn một cách gần như lén lút ở sân sau một toà thị chính tại Alger vì những vụ nổi loạn giết người Do Thái (lúc vụ án Dreyfus đang sôi nổi [3] ), bà ngoại tôi đã nuôi dạy các con gái bà như con nhà trưởng giả Paris (kiểu cách lịch sự của quận 16, chơi dương cầm…). Rồi đến thế hệ cha mẹ tôi: ít có trí thức, phần lớn là thương gia, ít nhiều đáng kể, mà một số đã lợi dụng tình trạng thuộc địa để độc quyền làm đại lí cho các thương hiệu lớn ở chính quốc: với một văn phòng 10 thước vuông và chẳng cần thư kí, người ta vẫn có thể làm đại lí cho tất cả “xà-phòng Marseille” tại Bắc Phi – đấy là tôi giản lược một chút.

Rồi đến thế hệ tôi (đa số là trí thức: hành nghề tự do, giảng huấn, y khoa, pháp lí, vân vân). Và hầu như tất cả đều sang Pháp năm 1962. Tôi thì sớm hơn (1949). Chính là với tôi, tôi không nói quá bao nhiêu đâu, mà các cuộc hôn nhân “dị chủng” đã bắt đầu. Một cách hầu như bi thảm, cách mạng, hiếm hoi và liều lĩnh. Và cũng như tôi thương yêu cuộc đời, và đời tôi, tôi thương yêu những gì đã tạo nên tôi, mà môi trường chính là ngôn ngữ, cái tiếng Pháp ngôn ngữ duy nhất mà người ta đã dạy tôi trau dồi, cũng là ngôn ngữ duy nhất tôi có thể coi mình ít nhiều trách nhiệm.

Cho nên trong văn phong tôi có một cách xử lí ngôn ngữ ấy, tôi không muốn nói là tai ác, nhưng chút nào hung bạo. Vì thương yêu. Tình thương thường thường đến qua tình thương ngôn ngữ, chẳng mang tính dân tộc chủ nghĩa hay bảo thủ nhưng đòi những chứng cớ. Và những thử thách. Không phải muốn làm gì thì làm với ngôn ngữ được, nó có trước chúng ta, nó vẫn sống sau chúng ta. Nếu ta đem vào ngôn ngữ một cái gì đó, phải làm như thế một cách tinh tế, tôn trọng trong sự bất kính định luật bí mật của nó. Là thế đấy, sự trung thành bất trung: khi tôi cưỡng bức tiếng Pháp, tôi vẫn tôn trọng một cách tinh tế những gì tôi coi là một mệnh lệnh của ngôn ngữ này, trong sự sống, sự tiến hoá của nó. Tôi không thể đọc mà nhịn cười, đôi khi khinh miệt, những người tưởng mình, lạnh lùng, đúng đấy, hãm hiếp chính tả hay là cú pháp “cổ điển” của một tiếng Pháp nào đó, với bộ điệu trai tân xuất tinh quá sớm, trong khi tiếng Pháp vĩ đại kia, bất khả xâm phạm hơn bao giờ, ngó họ múa may và chờ ngưởi kế tiếp. Tôi mô tả cái cảnh tượng lố bịch ấy có phần độc ác trong La Carte postale (Flammarion, 1980).

Để lại những dấu ấn trong lịch sử ngôn ngữ Pháp, ấy là điều tôi quan tâm. Tôi sống bằng đam mê này, nếu không phải vì nước Pháp thì ít ra cũng vì một cái gì đó mà tiếng Pháp đã sáp nhập từ hàng thế kỉ rồi. Tôi cho rằng nếu tôi yêu ngôn ngữ này như tôi yêu cuộc sống của tôi, và có khi hơn cả một người Pháp chính gốc nào đó, ấy là vì tôi yêu nó như một người nước ngoài đã được đón tiếp, và đã nhận lấy ngôn ngữ này như là ngôn ngữ duy nhất khả dĩ cho mình. Đam mê và thách thức.

Tất cả người Pháp ở Algérie đều chia sẻ điều đó với tôi, dù là Do Thái hay không. Những người hồi ấy từ chính quốc sang dẫu sao cũng là người ngoài: áp bức và chuẩn tắc, chuẩn hoá và giáo hoá. Là một khuôn mẫu, một bộ áo [habit] hay một habitus [tập quán] phải bó mình theo. Mỗi lần một ông thày từ chính quốc sang nói giọng Pháp, người ta thấy ông ta lố bịch! Thách thức đến từ đó: tôi chỉ có một ngôn ngữ, và đồng thởi ngôn ngữ ấy không thuộc về tôi. Một lịch sử lạ thường đã thổi bùng nơi tôi định luật phổ biến này: một ngôn ngữ, nó không thuộc về ai cả. Không phải tự nhiên và do bản chất. Do đó mà có những ngông tưởng sở hữu, chiếm hữu và áp đặt thực dân.

Thường thì ông thấy khó khăn phải nói “chúng tôi” – “các triết gia chúng tôi”, hay là “người Do Thái chúng tôi”, chẳng hạn. Nhưng, khi sự hỗn loạn mới của thế giới ngày càng lan rộng, dường như ông bớt dè dặt nói “người châu Âu chúng tôi”. Trong “L’Autre Cap” (Galilée, 1991) ông đã nhận mình là một “người châu Âu già”, “một thứ người lai châu Âu”.

Xin nhắc hai điều: quả tôi thấy khó nói “chúng tôi” nhưng cũng có khi tôi nói đấy chứ. Mặc dầu tất cả những vấn đề giằng xé tôi về chuyện này, đầu tiên là chính sách tai hoạ và tự sát của Israel – và của một chủ nghĩa Do Thái nào đó (bởi dưới mắt tôi Israel không đại diện cho Do Thái giáo cũng chẳng đại diện cho cộng đồng Do Thái bên ngoài, lại chẳng đại diện cho ngay cả chủ nghĩa Do Thái thế giới hay nguyên thuỷ, đa diện và mâu thuẫn; vả chăng cũng có, bên Hoa Kì, những kẻ toàn thống [fondamentalistes] Thiên chúa giáo tự nhận mình là người đích thực theo chủ nghĩa Do Thái. Nhóm áp lực của họ còn mạnh hơn cộng đồng Do Thái Mĩ, nói gì đến thế lực A-Rập Sa-út, trong phương hướng chung của chính sách Mĩ-Israel) -, thế thì, mặc dầu tất cả những điều đó cùng bao nhiêu vấn đề khác tôi gặp phải với “bản sắc Do Thái” của tôi, tôi sẽ không bao giờ chối bỏ bản sắc ấy.

Bao giờ tôi cũng sẽ nói, trong một số tình huống, “người Do Thái chúng tôi”. Cái “chúng tôi” vô cùng day dứt ấy ở ngay giữa những gì là âu lo nhất trong tư tưởng tôi, tư tưởng của kẻ mà tôi cười mà đặt cho biệt danh là “người Do Thái cuối cùng”. Trong tư tưởng tôi, nó hẳn sẽ là điều mà Aristote nói rất sâu xa về lời cầu nguyện (eukhè): không chân không giả. Vả chăng đó đúng thực là một lời cầu nguyện. Vậy thì, trong một số tình huống, tôi sẽ không do dự nói “người Do Thái chúng tôi”, và cả “người Pháp chúng tôi”.

Ảnh

Sau nữa, ngay từ khi tôi bắt đầu tìm tòi, và đấy cũng sẽ chính là “giải kết” [déconstruction] đấy, tôi vẫn phê phán cực độ đối với thuyết dĩ Âu vi trung, trong những lối trình bày hiện đại, ở Valéry, Husserl hay là Heidegger chẳng hạn. Giải kết nhìn chung là một công việc mà nhiều người đã, cũng đúng thôi, coi là một hành vi ngờ vực đối với mọi chủ trương châu Âu trung tâm thế giới. Những ngày này, mỗi khi tôi nói “người châu Âu chúng ta”, thì đều do hoàn cảnh và rất khác biệt: tất cả những gì có thể giải kết ở truyền thống châu Âu không ngăn cản châu Âu, chính vì những gì đã xảy ra ở châu Âu, vì phong trào Ánh Sáng [4] , vì sự thu hẹp của lục địa nhỏ bé này và vì tội lỗi khủng khiếp từ nay thấm lạnh văn hoá của nó (chủ nghĩa toàn trị, quốc xã, các vụ diệt chủng, Shoah [diệt Do Thái], khai thác thuộc địa và giải thực, vân vân), không ngăn cản châu Âu, ngày nay, trong vị trí địa lí-chính trị của chúng ta, một châu Âu khác nhưng cũng vẫn với kí ức ấy, có thể (dẫu sao ầy là ước nguyện của tôi) tập hợp lại vừa để chống chính trị bá quyền của Hoa Kì (coi Wolfowitz, Cheney, Rumsfeld, vân vân) vừa để chống một thuyết giáo quyền A Rập-Islam không Ánh Sáng và không tương lai chính trị (tuy nhiên ta chớ coi nhẹ những mâu thuẫn và những bất thuần nhất của hai tập hợp này, và hãy liên minh với những người đối kháng bên trong hai khối đó).

Châu Âu ngày nay chịu lệnh phải đảm đương một trách nhiệm mới. Tôi không nói đến cộng đồng châu Âu như nó đang hiện hữu hay đang thành hình trong đa số hiện nay (tân tự do) và hẳn là bị đe doạ với bao xâu xé nội bộ, nhưng một châu Âu tương lai, đang đi tìm chính mình. Tại châu Âu (“địa lí”) và ở nơi khác. Cái người ta gọi một cách mông lung là “châu Âu” có những trách nhiệm phải gánh, vì tương lai nhân loại, vì tương lai luật pháp quốc tế – đấy là niềm tin, là tín ngưỡng của tôi. Và, ở đây, tôi sẽ không ngần ngại nói “người châu Âu chúng tôi”. Không phải là mong ước xây dựng một châu Âu thành một siêu cường quân sự khác, bảo vệ thị trường của mình và làm đối trọng với những khối khác, nhưng là một châu Âu sẽ gieo mầm một chính trị mới vì một thế giới khác. Chính trị này với tôi là lối thoát duy nhất khả hữu.

Lực lượng này đang tiến bước. Dẫu những động cơ của nó còn mù mờ, tôi nghĩ rằng không gì có thể chặn đứng nó. Khi tôi nói châu Âu thì là thế đấy: một châu Âu vì một thế giới khác, chuyển biến khái niệm cùng những hành xử về chủ quyền và về luật pháp quốc tế. Và có một quân lực thực sự, độc lập với Tổ chức Liên minh Bắc Đại Tây dương, với Hoa Kì, một thế lực quân sự, không công, không thủ, cũng chẳng phòng ngừa, sẽ can thiệp không chậm trễ cho những nghị quyết cuối cùng sẽ được tôn trọng của một Liên Hiệp Quốc mới (tỉ dụ, rất cấp thiết, tại Israel, nhưng cả tại nơi khác). Đó cũng là nơi từ đấy người ta có thể suy nghĩ hơn cả, chẳng hạn, về một số hình thái của phi tôn giáo hay là công lí xã hội, đều là những di sản của châu Âu.

(Tôi vừa nói “phi tôn giáo”. Cho phép tôi mở một dấu ngoặc lớn. Nó không liên quan đến mạng che đầu tại nhà trường [5] mà đến mạng của “hôn nhân” [6] . Tôi đã không do dự kí tên tán thành sáng kiến đúng lúc và can đảm của Noёl Mamère [7] , dù rằng hôn nhân giữa những người đồng tính luyến ái là một tỉ dụ của truyền thống đẹp đẽ mà người Mĩ đã mở đầu hồi thế kỉ trước dưới cái tên “civil disobedience” [bất phục tùng dân sự]: không phải là thách đố Luật, nhưng bất phục tùng một quy định pháp lí, nhân danh một luật tốt đẹp hơn, sẽ đến hay đã ghi trong tinh thần hay văn bản của Hiến pháp. Thế thì tôi đã “kí” trong bối cảnh pháp lí hiện tại vì tôi thấy quy định ấy bất công – đối với các quyền của người đồng tính luyến ái -, đạo đức giả và lập lờ trong tinh thần và trong văn bản.

Nếu tôi là nhà lập pháp, tôi sẽ chỉ đề nghị rằng cả từ và khái niệm “hôn nhân” đều không còn trong một bộ luật dân sự và phi tôn giáo nữa. “Hôn nhân”, như một giá trị tôn giáo, linh thiêng, khác phái tính – kèm với lời nguyện sinh sản, vĩnh viễn thuỷ chung, vân vân –, ấy là một nhượng bộ của nhà nước phi tôn giáo đối với giáo hội Thiên chúa – đặc biệt trong chế độ một vợ một chồng, chẳng phải của Do Thái (chế độ này người châu Âu đã áp đặt với người Do Thái mới thế kỉ trước đây và không phải là một nghĩa vụ với người Do Thái ở Maghreb [8] vài thế hệ trước) cũng, điều đó ta dư biết, chẳng phải của Islam. Loại bỏ cả từ cả khái niệm “hôn nhân”, cái sự lập lờ hay đạo đức giả tôn giáo và linh thiêng ấy, chẳng có một chỗ đứng nào trong một hiến pháp phi tôn giáo, ta sẽ thay thế chúng bằng một “hôn ước dân sự”, một thứ pacs [9] phổ cập, hoàn mĩ, thanh lịch, mềm dẻo và thích ứng giữa những người thoả thuận mà ta không áp đặt về phái tính hay về con số.

Còn về những người muốn, theo nghĩa chặt chẽ, sống với nhau bằng “hôn nhân” – mà vả chăng tôi vẫn hoàn toàn tôn trọng -, họ có thể làm theo ý trước giáo quyền do họ lựa chọn – vả chăng đấy là tình trạng tại một số nước khác, chấp nhận cử hành theo nghi thức tôn giáo hôn lễ giữa người đồng tính. Kẻ có thể lấy nhau theo cách này hay cách kia, kẻ có thể theo cả hai cách, kẻ có thể chẳng theo cả luật phi tôn giáo lẫn luật tôn giáo. Đóng cái ngoặc chuyện phối ngẫu lại nhé. (Đấy là một không tưởng nhưng tôi báo trước đấy.)

Điều tôi gọi là “giải kết”, dù là khi để chống một cái gì đó của châu Âu, nó là của châu Âu, nó là một sản phẩm, một quan hệ với chính mình của châu Âu như là kinh nghiệm về tính khác biệt triệt để. Từ thời Ánh Sáng, châu Âu không thôi tự phê phán, và trong di sản có thể hoàn thiện ấy, có một vận hội cho tương lai. Ít ra thì tôi muốn được hi vọng như vậy, và đấy chính là điều không thôi khiến tôi bất bình trước những thuyết ngôn kết án châu Âu một cách dứt khoát, như thể nó chỉ là nơi chốn của những tội ác của nó mà thôi.

Về châu Âu, chẳng phải ông xung đột với chính ông đó sao? Một mặt, ông nhấn mạnh rằng các vụ mưu sát ngày 11 tháng 9 phá tan quy tắc địa lí-chính trị xưa cũ về các Nhà nước có chủ quyền, gây nên như thế cuộc khủng hoảng của một khái niệm chính trị, mà ông định nghĩa đúng thực là của châu Âu. Mặt khác, ông vẫn gắn bó với tinh thần châu Âu ấy, và trước tiên với lí tưởng thế giới chủ nghĩa về một luật pháp quốc tế mà ông lại miêu tả sự suy tàn. Hay là sự sống sót…

Phải “phục hồi” (Aufheben) tính thế giới chủ nghĩa (xem Cosmopolites de tous les pays, encore un effort!, Galilée, 1997). Khi ta nói chính trị, ta dùng một từ Hi Lạp, một khái niệm của châu Âu vẫn luôn luôn giả thiết một Nhà nước, hình thức polis gắn liền với lãnh thổ quốc gia và với dân bản địa. Dù những đổ vỡ bên trong lịch sử ấy ra sao, khái niệm chính trị ấy vẫn độc tôn, ngay cả vào lúc nhiều thế lực đang làm tan rã nó: chủ quyền của Nhà nước không còn gắn liền với một lãnh thổ, các công nghệ truyền thông và chiến lược quân sự cũng thế, và sự tan rã này quả gây khủng hoảng cho khái niệm xưa cũ ấy của châu Âu về chính trị. Và về chiến tranh, về sự phân biệt dân sự với quân sự, và về sự khủng bố quốc gia hay quốc tế.

Nhưng tôi không tin phải nổi giận với chính trị. Về chủ quyền cũng thế, chủ quyền mà tôi tin có ích trong một số tình huống, tỉ dụ để chống lại một số thế lực thị trường thế giới. Một lần nữa, đấy cũng là một di sản của châu Âu ta vừa phải gìn giữ vừa phải biến đổi. Đấy cũng là điều, trong Voyous(Galilée, 2003), tôi nói về dân chủ như là một ý niệm của châu Âu, một ý niệm vừa chưa bao giờ hiện hữu một cách thoả đáng vừa vẫn còn là tương lai. Và quả thế ông sẽ luôn luôn thấy nơi tôi động tác đó, tôi chẳng có biện minh tối hậu nào cho nó, trừ điều đấy là tôi, và tôi đi đến chủ trương như thế.

Tôi xung đột với chính tôi, đúng thế, ông không thể biết đến mức nào, hơn là ông tưởng, và tôi nói những điều mâu thuẫn, những điều, cứ nói là trong căng thẳng thực [en tension réelle] [10] , tạo nên tôi, giúp tôi sống, và sẽ khiến tôi chết. Xung đột ấy, đôi khi tôi thấy là một xung đột kinh hoàng và khổ nhọc, nhưng đồng thời tôi biết rằng đó là sự sống. Tôi sẽ chỉ tìm được bình an trong giấc ngủ thiên thu mà thôi. Vậy tôi không thể nói tôi đảm nhận mâu thuẫn ấy, nhưng tôi cũng biết rằng đó chính là điều khiến tôi còn sống, và, đấy, khiến tôi đặt câu hỏi, mà ông đã nhắc đến, «học sống thế nào?»

Trong hai cuốn sách mới đây (Chaque fois unique, la fin du monde và Béliers, Galilée, 2003), ông trở lại với vấn đề lớn của giải thoát, của cái tang bất khả, tóm lại của sống sót. Nếu triết học có thể được định nghĩa là sự «dự đoán thiết tha về cái chết» (xem «Donner la mort», Galilée, 1986), ta có thể coi «giải kết» là một đạo đức bất tận của kẻ sống sót được chăng?

Như tôi đã nhắc lại, ngay từ đầu, và từ lâu trước những kinh nghiệm về sống sót giờ đây là những kinh nghiệm của tôi, tôi đã nhấn mạnh rằng sống sót là một khái niệm độc đáo, tạo nên chính cấu trúc của điều ta gọi là hiện sinh, Da-sein, nếu ông muốn. Về cấu trúc, chúng ta đều là những kẻ sống sót, ghi dấu bởi cấu trúc ấy của dấu ấn, của chúc thư. Nhưng, điều này nói ra rồi, tôi không muốn người ta cứ diễn giải rằng sống sót ở về phía cái chết, quá khứ, hơn là ở phía sự sống và tương lai. Không, luôn luôn «giải kết» ở về phía , về phía xác nhận sự sống.

Tất cả những gì tôi nói – ít nhất cũng từ Pas (trong Parages, Galilée, 1986) – về sống sót như là sự phức tạp của đối lập sống-chết, bắt nguồn, ở tôi, từ một xác nhận vô điều kiện sự sống. Tồn tại, ấy là cuộc sống vượt trên cuộc sống, cuộc sống hơn là cuộc sống, và thuyết ngôn của tôi không gây cái chết, trái lại, ấy là sự xác nhận của một kẻ sống chuộng cái sống và do đó cái sống sót hơn cái chết, bởi sống sót, đó không phải chỉ là những gì còn lại, đó là sự sống mãnh liệt nhất khả hữu. Không bao giờ tôi bị ám ảnh với sự tất yếu phải chết bằng những lúc hạnh phúc và lạc thú. Hưởng thụ và khóc cái chết rình rập, với tôi chỉ là một. Mỗi khi nhớ lại đời mình, tôi hay nghĩ rằng tôi đã có duyên may thương yêu cả những lúc đau khổ trong đời tôi, và vui mừng được những lúc ấy. Hầu như tất cả, trừ một ngoại lệ. Mỗi khi nhớ lại những lúc hạnh phúc, tôi cũng vui mừng được những lúc ấy, đương nhiên, đồng thời chúng xô tôi đến ý nghĩ về cái chết, đến cái chết, bởi đã qua rồi, đã hết rồi…

Jean Birnbaum ghi.
Nguyễn Khánh Long dịch.© 2004 talawas

[1]Số ra ngày 19.8.2004.
[2]Nghị định ngày 24/10/1870 của bộ trưởng Tư pháp Adolphe Crémieux, công nhận người Do Thái ở Algérie là công dân Pháp. (các chú thích tiếp theo đều của người dịch)
[3]Alfred Dreyfus (1859-1935), sĩ quan Pháp gốc Do Thái, năm 1894 bị kết án oan làm gián điệp cho Đức; vụ án này phân hoá dư luận thành hai phe bênh và chống Dreyfus, và một cuộc vận động đòi xét lại vụ án kéo dài suốt ba năm với cáo trạng lừng danh chống bộ tham nưu quân đội của văn hào Emile Zola, Tôi buộc tội (J’accuse). Dreyfus được ân xá năm 1899 và phục hồi danh dự năm 1906.
[4]Les Lumìères, phong trào trí thức và triết lí vào thế kỉ XVIII ở châu Âu, duy lí dựa trên thực nghiệm, tin tưởng ở tiến bộ, đòi hỏi khoan dung và tôn trọng các quyền tự do dân sự.
[5]Những năm vừa qua, nước Pháp sôi nổi và chia rẽ vì hiện tượng những nữ sinh tín ngưỡng Islam đeo mạng che đầu đi học; nhiều người cho như thế là trái với tính cách phi tôn giáo của nhà trường; Nhà nước cuối cùng đã ra luật cấm tất cả những biểu tượng tôn giáo lộ liễu tại các trường công lập.
[6]Theo phong tục châu Âu, cô dâu đeo mạng khi cử hành hôn lễ.
[7]Thị trưởng thành phố Bègles, người đầu tiên đã cử hành hôn lễ cho hai người đồng tính luyến ái.
[8]Địa danh vùng Tây Bắc châu Phi gồm các xứ Algérie, Maroc, Tunisie.
[9]Viết tắt của Pacte civile de solidarité, do chính phủ Pháp đặt ra năm 1999, dành cho những người, đồng tính hay không, không muốn hay không thể thành hôn theo luật lệ hiện hành; một khế ước sống chung với những quyền hạn và nghĩa vụ.
[10]Derrida nhái thuật ngữ của tin học: en temps réel.

Ảnh

 

Về kí hiệu học các khái niệm “xấu hổ” và “sợ hãi” trong cơ chế văn hóa

Standard

                                                                                 Iu.M. Lotman

1. Trong nhân chủng học và xã hội học, sau những công trình nghiên cứu của Lévi-Strauss, có một định nghĩa đã được khẳng định, theo đó văn hoá là một hệ thống giới hạn bổ trợ áp đặt lên hành vi tự nhiên của con người. Chẳng hạn, ham muốn tình dục như là một nhu cầu thuộc về tự nhiên, nhưng khi nó đã phục tùng những cấm kị bổ trợ (cấm kị về đồng tông, về địa điểm và thời gian, theo nguyên tắc có – không sự chế tài của giáo hội và luật pháp), thì chức năng tự nhiên nhường chỗ cho văn hoá.

 

2. Từ giác độ tâm lí học, phạm vi các giới hạn bị loại hình văn hoá áp đặt lên hành vi có thể chia thành hai lĩnh vực: lĩnh vực được điều tiết bằng sự xấu hổ và lĩnh vực được điều tiết bằng sự sợ hãi. Trong một ý nghĩa nhất định, điều đó có thể dẫn tới sự khác biệt rất nhỏ trong chuẩn mực hành vi về mặt pháp luật và đạo đức. Tuy nhiên, không phải mọi chuyện bao giờ cũng có thể giải thích như vậy.

3. Việc phân chia các nhóm tập thể chịu sự giới hạn của xấu hổ và các nhóm chịu sự giới hạn của sợ hãi hoàn toàn trùng với sự phân chia thành “chúng ta – họ”. Với ý nghĩa như thế, đặc điểm của những giới hạn được áp lên “chúng ta” và “họ” vô cùng khác nhau. “Chúng ta” về mặt văn hoá là một tập thể mà trong đó có sự vận hành những chuẩn mực về sự xấu hổ và danh dự. Sợ hãi và sự cưỡng bức lại quyết định thái độ của chúng ta với những “người khác”. Sự xuất hiện của các tục lệ đấu súng, toà án danh dự nhà binh trong giới quý tộc, dư luận trong xã hội sinh viên (từ chối cứu giúp theo kiểu thương hại), toà án văn nhân, toà án thày thuốc trong giới công chức, ý đồ sử dụng các chuẩn mực riêng trong “nội bộ” giới mình, không cần tới sự hỗ trợ của toà án, công an, nhà nước – đó là các bằng chứng thể hiện những dạng khác nhau của ý đồ vận dụng các chuẩn mực về sự “xấu hổ”, chứ không phải sự sợ hãi, trong nội bộ giới của mình.

4. Chính ở lĩnh vực trên, tính giai cấp của văn hoá bộc lộ rất rõ: ở thế kỉ XVIII, nếu trong nội bộ, theo lí tưởng, tập thể quý tộc được tổ chức bằng những chuẩn mực về danh dự mà ai vi phạm, sẽ thấy rất xấu hổ,  thì ở phía bên ngoài, trong quan hệ với tập thể nông dân, nó lại áp đặt cho họ những điều cấm kị làm cho sợ hãi. Nhưng trong nội bộ của mình, thế giới nông dân cũng được tổ chức bằng sự xấu hổ. Trong quan hệ với ông chủ quý tộc, người ta có thể làm những việc mà trong nội bộ thế giới của nông dân bị xem là đáng xấu hổ. Ở đây cho phép tìm tới sức mạnh bên ngoài (“nhà vua”, “quan trên”). “Danh dự” đòi hỏi giải quyết mọi vấn đề bằng sức mạnh bên trong tập thể (liên hệ với việc “mật báo”, “tố giác” trong tập thể học đường).

5. Việc mô tả dựa vào sự phân chia thành các chuẩn mực mà trong tập thể này nếu vi phạm thì sẽ xấu hổ, và những chuẩn mực do sự sợ hãi buộc phải thực hiện, có thể trở thành cơ sở thuận tiện cho việc phân chia các loại hình văn hoá.

6. Mối tương quan giữa hai loại hình định chuẩn cho hành vi của con người trong tập thể có thể biến đổi đáng kể. Nhưng sự hiện diện của cả hai và sự phân biệt chúng rõ ràng là rất cần thiết đối với cơ chế văn hoá. Có thể phân chia một cách giả định ba giai đoạn trong tương quan lịch sử của chúng.

a) Ở giai đoạn sơ kì, tổ chức hoạt động của tập thể con người đòi hỏi phải có một cơ chế khác biệt so với tất cả các cơ chế tồn tại trong thế giới động vật. Bởi vì thế giới động vật biết rất rõ cơ chế sợ hãi, còn cơ chế xấu hổ là đặc điểm riêng của con người, nên chính cơ chế này mới trở thành nền móng điều chỉnh các điều cấm kị đầu tiên của nhân loại với tư cách là con người văn hoá. Đây là những chuẩn mực để hiện thực hoá các nhu cầu sinh lí, – chắc chắn đó là lớp cổ xưa nhất trong hệ thống cấm kị mang tính văn hoá. Việc chuyển đổi sinh lí thành văn hoá được điều chỉnh bằng sự xấu hổ.

b) Khi nhà nước và các nhóm xã hội thù địch với nhau xuất hiện, nhân tố thống trị xã hội có sự chuyển dịch: con người bắt đầu trở thành một “sinh vật chính trị” và sự sợ hãi trở thành cơ chế tâm lí cơ bản của văn hoá. Sự xấu hổ điều chỉnh tất cả những gì là chung nhất đối với tất cả mọi người, còn sự sợ hãi xác định đặc tính riêng biệt của họ đối với nhà nước, tức là xác định những gì làm nên nhân tố thống trị về văn hoá ở giai đoạn ấy.

c) Giai đoạn thứ ba: trên cái nền của tổ chức nhà nước toàn dân, xuất hiện tập thể của những nhóm mang tính cá thể nhiều hơn: từ những tổ chức tự hình thành của các giai cấp cho đến những đoàn thể, phường hội thân tộc, láng giềng, nghề nghiệp, xưởng thợ, đẳng cấp… Mỗi một nhóm như thế tự xem mình là đơn vị của một tổ chức cao hơn so với tổ chức điều chỉnh hành vi của tất cả những người còn lại. Điều chỉnh bằng sự xấu hổ bắt đầu được xem là chỉ dấu của một tổ chức tối thượng.

Cần nhấn mạnh rằng, ba giai đoạn nêu ra ở trên chủ yếu có ý nghĩa lôgic – phát hiện, bởi vì dòng chảy thực tế của các tiến trình lịch sử hiển nhiên là diễn ra phức tạp hơn nhiều, và hiển nhiên là bằng muôn vàn nẻo đường hết sức phong phú, đa dạng.

7. Ở giai đoạn thứ ba, bao giờ cũng có một mối quan hệ bổ trợ giữa các phạm vi xấu hổ và sợ hãi. Chúng tôi có ý muốn nói, người biết xấu hổ, thường không sợ hãi, và ngược lại, kẻ hay sợ hãi, thường không biết xấu hổ. Lại nữa, sự phân bố các phạm vi thường mang tính co giãn và tạo thành đối tượng của sự tranh đấu với nhau. Chẳng hạn, văn hoá quý tộc Nga thế kỉ XVIII tồn tại trong bối cảnh giằng kéo qua lại giữa hai hệ thống: từ quan điểm của hệ thống này, mỗi quý tộc là một thần dân bị lệ thuộc vào “họ”, hành vi của nó do sự sợ hãi điều chỉnh. Nhưng từ một hệ thống khác, anh ta lại là thành viên thuộc về một  “cơ thể cao quý của giới quý tộc”, nhập vào cái tập thể “chúng ta” và chỉ thừa nhận luật lệ của sự xấu hổ. Tương quan giữa các phạm vi ấy là thế này: lĩnh vực “xấu hổ” có tham vọng trở thành cỗ máy điều tiết duy nhất đối với hành vi bằng cách khẳng định bản thân ở chính những biểu hiện mà chúng ngầm bảo, rằng sẽ rất xấu hổ nếu thấy sợ hãi. Điều này có quan hệ với vai trò đoàn thể của đấu súng, với yêu cầu về chữ dũng của chiến binh, với giá trị tuyệt đối của lòng quả cảm như vốn dĩ (liên hệ với cái chết vô mục đích của công tước Andrei trong Chiến tranh và hoà bình, khát vọng sống của chàng và sự bất lực ngự trị tất cả nhường chỗ cho sự sợ hãi: “thật xấu hổ, thưa ngài sĩ quan”, “Nỗi sợ … xấu hổ” đã dẫn Lenski đến rào chắn). Lĩnh vực “sợ hãi” trong quan hệ với giới quý tộc Nga thế kỉ XVIII được duy trì một cách thụ động hơn. Điều này được quyết định bởi sự đồng tình mang tinh thần đẳng cấp của chính phủ với giới quý tộc, nhờ đó, bản chất độc tài của nhà nước chuyên chế đối với giai cấp quý tộc tỏ ra mềm mỏng hơn. Trong thực tế, nó được thể hiện trong sự thiếu nhất quán, vì thế, chính phủ chống lại việc đấu súng, nhưng vẫn cho phép các luật lệ về danh dự tồn tại bên cạnh các chuẩn mực luật pháp.

8. Tính chất bổ trợ của các quan hệ giữa sự “xấu hổ” và “sợ hãi” như là giữa các cơ chế tâm lí của văn hoá cho phép tổ chức mô tả về mặt loại hình từ các hệ thống mà trong đó sự phì đại của lĩnh vực “sợ hãi” dẫn tới sự biến mất của phạm vi “xấu hổ” (liên hệ với Biên niên sử của Tacitus, Nỗi sợ hãi và tuyệt vọng của đế chế thứ Ba của Brecht) cho tới những hệ thống mà trong đó, xấu hổ là bộ máy điều chỉnh duy nhất các điều cấm.

Việc mô tả các hành vi được xem được xem là “không sợ hãi” , hoặc, “không xấu hổ” có một ý nghĩa văn hoá đặc biệt. Ở trường hợp sau, cần lưu ý hành vi “không xấu hổ” từ quan điểm bên ngoài (chẳng hạn, các tín đồ của chủ nghĩa hư vô Nga ở giữa thế kỉ XIX được xem là những kẻ vi phạm các chuẩn mực về sự xấu hổ, vì  họ khẳng định một loại hình đạo đức kiểu mới trong lịch sử), hoặc hoặc từ quan điểm cá nhân (những kẻ cynique, hippie).

Ảnh

1970

Người dịch: Lã Nguyên

Nguồn: Лотман Ю.М.   Семиосфера. — С.-Петербург: «Искусство—СПБ», 2000. С. 664-666.

Bản dịch giả gửi http://phebinhvanhoc.com.vn.Copyright © 2012 – PHÊ BÌNH VĂN HỌC

Quote

“Ôi những dòng sông bắt nước từ đâu

Mà về đến nước mình thì bắt lên câu hát

Người đến hát khi chèo đò, kéo thuyền vượt thác

Gợi trăm màu trên trăm dáng sông xuôi”

                                                                     (Nguyễn Khoa Điềm)

Đất nước…

Cấu trúc không gian – thời gian của “Nghệ nhân và Magarita” nhìn từ nguyên lý trò chơi

Standard

Nguyễn Thị Như Trang

Sự xuất hiện các cuốn tiểu thuyết Ulysses (1922) của J. Joyce, Núi thần (1924) của Th. Mann, Nghệ nhân và Margarita (1967) của M. Bulgakov đã khiến độc giả cũng như giới phê bình băn khoăn về thể loại của chúng: đó phải chăng là “biến thể văn học. Tiểu thuyết? Dĩ nhiên là không. Đó không phải là tiểu thuyết mà là một dạ hội ma quái của phù thủy, một bản nhạc Capriccio đồ sộ, một đêm vũ hội của quỷ hiếm có trong tưởng tượng”(1). Thực ra, tất cả những tác phẩm như thế thuộc về một biến thể mới của thể loại tiểu thuyết, được định danh là “tiểu thuyết – huyền thoại” (tiếng Nga: роман-миф). Cấu trúc thể loại này trở nên phức tạp bởi sự kết hợp và tương tác của tư duy huyền thoại và tư duy tiểu thuyết. Nghiên cứu Nghệ nhân và Margarita như một trường hợp của tiểu thuyết huyền thoại hiện đại, chúng tôi nhận thấy gắn liền với quá trình tương tác của hai kiểu tư duy đó là sự hiện diện của nguyên lí trò chơi. Bài viết này tập trung lí giải cấu trúc không-thời gian của tiểu thuyết từ nguyên lí của trò chơi nhằm chỉ ra những đặc điểm nổi bật trong cấu trúc không – thời gian tác phẩm cũng như con đường xâm nhập của tư duy huyền thoại vào cấu trúc đó.

Trò chơi và những nguyên lí của nó đã được bàn thảo từ lí luận văn học thời cổ đại đến lí thuyết văn hóa – văn học hiện đại, hậu hiện đại. Theo lí thuyết trò chơi thế kỉ XX, trò chơi có những đặc điểm, nguyên lí riêng. Thứ nhất, xét về nguồn gốc, trò chơi xuất hiện do sự “tương tác” của hai hay nhiều đối tượng, của những yếu tố “gợi hứng”, khơi mào. Thứ hai, xét về cấu trúc, trò chơi gồm những yếu tố chính: người chơi, “thế giới chơi”, tiến trình chơi. Trò chơi trong văn học có những đặc điểm chung với trò chơi và có những nguyên lí vận động riêng. Một số nguyên lí vận động của trò chơi trong văn học đã được các nhà nghiên cứu nhấn mạnh như: tính xảy lặp bất tận (J. Kristeva), tính “mở” (H. Gadamer), tính “vượt ngưỡng”, logic “lộn ngược” (M. Bakhtin) và sự hình thành “trường chơi tự do”, “giải trung tâm” (J. Derrida), tính “ảo” (E. Fink) và khả năng kiến tạo mê cung trong tác phẩm,…

Với Nghệ nhân và Margarita, sự “hội lưu” của tư duy huyền thoại với tư duy tiểu thuyết là cơ sở quan trọng của việc hình thành trò chơi(2). Khi tương tác với nhau chúng biến đổi những đặc trưng thi pháp tương đối ổn định của tiểu thuyết, tạo ra quá trình “giải trung tâm”. Mặt khác, bản thân tư duy huyền thoại hàm chứa khả năng khơi gợi trò chơi, tạo ra động lực cho trò chơi(3). Chẳng hạn: tư duy huyền thoại hướng đến những “phạm trù kép mang tính đối lập”, đi chệch khỏi những trải nghiệm hàng ngày hoàn toàn có thể là “trường chơi tự do”, cho phép cái bình thường và cái “đảo ngược”, “lộn ngược” cùng tồn tại. Huyền thoại hướng đến cả quá khứ và hiện tại, đặt quá khứ và hiện tại chồng lên nhau tương hợp với quá trình chuyển động liên tục, dao động qua lại của trò chơi…

Từ phương diện cấu trúc, nhìn tổng thể Nghệ nhân và Margarita là cuốn tiểu thuyết đan xen, xoắn bện ba lớp lịch sử, hiện thực và huyễn tưởng. Quá trình “tràn”, thấm vào nhau của ba yếu tố đó tạo ra tính “ảo” cho toàn tác phẩm, tạo thành một chu trình chuyển động liên tục, xảy lặp bất tận, không hoàn kết.

Nếu hình dung cấu trúc Nghệ nhân và Margarita tương ứng với cấu trúc của trò chơi thì không – thời gian được xem như là một “thế giới chơi”, một “mê cung”. Bởi ở đó những tưởng tượng và ảo ảnh tồn tại cùng không – thời gian của hiện thực. Ở đó có cả những chuyển động “đảo ngược”, “lộn ngược” không theo logic thông thường của hiện thực, mọi ngả rẽ chằng chịt, giao chéo nhau.

1. Sự đan xen của các lớp không – thời gian: quá trình kiến tạo “thế giới chơi”

Cấu trúc không – thời gian của Nghệ nhân và Margarita được tạo ra bởi ba lớp hiện thực, thần bí và kinh thánh tương ứng với mô hình vũ trụ tam nhất (триединства Вселенной) do P. Florensky đưa ra. Ba lớp cấu trúc đó tồn tại đan xen, trộn lẫn, kết nối với nhau rất phức tạp. Không gian Moskva được đặt bên cạnh không gian Yershalaim, xen vào đó là không gian ở chiều kích thứ năm; thời gian từ hiện tại những năm 1930 trở về với những năm đầu công nguyên và ngược lại. Đó là một thế giới vừa có giới hạn vừa phá vỡ giới hạn, cho phép một diễn trình trò chơi diễn ra liên tục, logic, đồng thời đẩy các sự kiện đi ra khỏi phạm vi cuộc sống bình thường, chấp nhận cái phi lí.

Không gian hiện thực (Moskva) và không gian Kinh thánh (Yershalaim) vốn xa nhau nhưng được kéo gần lại với nhau nhờ một số điểm tương đồng, song trùng. Đó là sự trở đi trở lại của hình ảnh con ngõ (переулок), là sự lặp lại của hình ảnh ánh sáng: mặt trời, mặt trăng, ánh sáng của các ngọn đèn… Yershalaim và Moskva được miêu tả như một mê cung của ánh sáng, quanh co, chằng chịt những ngả rẽ. Song yếu tố quan trọng để kết nối hai không gian xa cách đó, chính là không gian huyễn tưởng, với đại diện là Voland. Voland có mặt ở mọi nơi, “bí mật và ẩn danh”, trong cả hai thế giới, thực hiện nhiệm vụ quét sạch cái ác, và đem đến bình an cho thế giới, như tinh thần câu nói của Azazello (vốn có nguồn gốc từ trong Kinh thánh): “Chúc các người bình an”(4) (“мир вам”). Thông qua không-thời gian của Voland quá khứ, hiện tại và tương lai xoắn bện vào nhau.

Sự giao cắt của ba không gian lớn dẫn đến sự giao cắt của những không gian nhỏ, đặc biệt là không gian con đường. Con đường của sự trừng phạt chạy dài từ Moskva đến Yershalaim. Con đường ở Moskva gắn liền với tàu điện – biểu tượng của sự chuyển động hỗn loạn, phi lí, công cụ để trừng phạt kẻ mất lòng tin vào Chúa – Berlioz. Giao cắt với nó là con đường quanh co, luẩn quẩn, mê muội mà Ivan Bezdomny đuổi theo quỷ. Con đường của sự trừng phạt được nối tiếp ở Yershalaim, dẫn Judas đến cái chết vì tội phản bội, giao cắt với con đường của Yeshua đầy niềm tin vào chân lý và sự thật. Tất cả tạo nên một mê cung, con người “lòng vòng” trong đó, đuổi theo trò chơi của mình.

Cùng với sự giao cắt của không gian là sự đồng tồn và giao cắt hai dòng thời gian xa nhau đến hơn “mười hai ngàn đêm trăng”. M. Bulgakov kéo gần hai dòng thời gian bằng cách đặt chuỗi hành động vào trong một cấu trúc chung của Tuần thánh và gắn chúng với những dấu hiệu thời gian tự nhiên như hoàng hôn, bình minh và đêm trăng tròn, tạo cảm giác các sự kiện ở Moskva hiện đại luôn diễn ra đồng thời và có sự liên kết với câu chuyện về Pilate ở thời cổ đại. Hoàn toàn có thể thấy sự tương ứng của các hành động ở Moskva và Yershalaim theo một trục thời gian chạy từ chiều tối thứ tư đến đêm thứ bảy.

Hai dòng thời gian dường như gần nhau, hòa vào nhau còn nhờ việc sử dụng liên tục từ vị chỉ thời gian в это время/ vào lúc đó, nhờ sự kế tiếp, lặp lại thời gian giữa các chương. Tất cả tạo ra dòng chảy thời gian liên tục dù trên bề mặt các sự kiện chồng xếp lên nhau, hỗn độn và không theo trật tự biên niên. Đến chương Sự tha thứ và chốn nương thân muôn đời những hỗn loạn của Moskva lùi xa, quá khứ xa và hiện tại hợp lại thống nhất, “các món nợ đều được thanh toán”(5). Đó là thời điểm chồng xếp những lớp không – thời gian xa xôi, hiện ra một thế giới chơi thống nhất để đi đến kết cục của trò chơi.

2. Những chiều kích đối lập trong không-thời gian: sự vận động bên trong của “thế giới chơi”

Huyền thoại với đặc trưng tư duy hướng đến các phạm trù đối lập, khi xâm nhập vào tiểu thuyết đã tạo nên hướng vận động của không – thời gian: những định hướng đối lập chằng chịt, không theo logic thông thường. Không – thời gian của Nghệ nhân và Margarita được hình dung như một mê cung với những chuyển động hỗn độn, đảo ngược nhau.

Sự đối lập hiện thực – giả định mà Yu. Lotman nêu ra(6) trở đi trở lại trong Nghệ nhân và Margarita. Tuy nhiên, hiện thực và giả định ở đây được đặt theo chiều nghịch đảo: hiện thực tồn tại ở không – thời gian giả định và giả định có mặt trong không-thời gian hiện thực. Với sự xuất hiện của Voland, Moskva trở thành “nơi bị yểm”, các sự kiện đặt trong vòng quay bất ngờ, bất thường: con mèo đi tàu điện, người dân Moskva trần truồng, bộ comple ngồi kí giấy tờ,… Ở không – thời gian Yershalaim, người đọc chờ đợi sự xuất hiện những ánh hào quang lung linh của những phép màu, biến ảo, ít nhất là xung quanh Yeshua – một nhân vật mang nhiều đặc điểm của chúa Jesus. Nhưng Yeshua hiện lên như một người bình thường(7), sức mạnh siêu nhiên của Yeshua (cử Levi Matvey đến gặp Voland để chuyển lời đề nghị về số phận của Nghệ nhân và Margarita) hoàn toàn gắn liền với không gian Moskva. Các sự kiện liên quan đến Yeshua và Pilate diễn ra theo trật tự thời gian tự nhiên. Vì vậy tuyến sự kiện Kinh Thánh, nơi có thể ươm mầm yếu tố huyễn tưởng, lại là không gian mang đậm dấu ấn hiện thực. Phải chăng M. Bulgakov muốn nhấn mạnh sự bấp bênh của thế giới vốn mang tính hiện thực và tính “khả thể” của thế giới thuộc phạm trù giả tưởng?

Trên nền chung của sự đối lập giữa hiện thực – giả định, các hướng không-thời gian ở mỗi lớp cũng đối lập nhau. Ở tác phẩm của M. Bulgakov, nhìn theo chiều dọc không gian, sự đối lập “trên – dưới”(8) hiện diện, song phức tạp và đảo ngược so với logic tư duy thông thường.

Theo cách hiểu thông thường, chiều cao gắn với sức mạnh: sức mạnh ở trên cao. Trong không gian Yershalaim, định hướng này liên quan đến ba nhân vật: Ponti Pilate, Kaiaphas và Yeshua. Pontius Pilate là đại diện của quyền lực cái ác ở Yershalaim, cư ngụ ở cung điện Herod phía trên thành phố. Ở phía khác của thành phố, ngôi đền Jewish của Solomon đặt trên một ngọn đồi, đại tư tế Kaiaphas sống ở đó, hiện thân của sức mạnh tôn giáo. Không ai trong Pilate và Kaiaphas có được quyền lực tuyệt đối bởi hai ngọn đồi của Yershalaim vẫn thấp hơn bầu trời và mặt trăng. Yeshua bị hành hình trên một ngọn đồi khác – Núi trọc (Golgotha). Song, ngọn đồi Gogoltha cao hơn hai ngọn đồi kia. Yeshua có được sự bất tử và quyền lực tinh thần với cả thành phố và nhân loại, trong khi Pilate mãi bị dằn vặt bởi tội lỗi, ngôi đền của Kaiaphas bị sụp đổ bởi quân đội La Mã. Cái chết của Yeshua trên Golgotha báo hiệu sự chiến thắng của chân lí. Rõ ràng quyền lực của cái thiện gắn với chiều cao tuyệt đối.

Nếu ở Yershalaim, “điều thiện ở trên cao”, “hạnh phúc ở trên cao” thì ở Moskva định hướng không gian gần như đảo ngược. Nghệ nhân chỉ thấy yên ổn khi sống dưới tầng hầm. Với anh, những năm tháng còn sống ở Moskva, hướng lên cao là một tai họa. Nghệ nhân mơ ước có một chốn nương thân ở dưới tầng hầm, nơi anh ta chỉ có thể nhìn thấy bước chân của khách qua đường. Margarita vốn sống ở trên tầng cao của một biệt thự nhưng đã đi xuống thế giới của Nghệ nhân, và chỉ trong tầng hầm đó họ mới cảm thấy hạnh phúc. Khi cuốn tiểu thuyết hoàn thành, Nghệ nhân rời bỏ tầng hầm, đau đớn tột cùng: “Và tôi đi vào thế giới với cuốn tiểu thuyết trong tay, sau đó cuộc đời của tôi kết thúc”(9). Tất cả những mối liên hệ này nằm trong định hướng “điều tồi tệ ở trên cao”, trong xã hội cực quyền mọi thứ đều bị lộn ngược.

Sự đối lập không gian cũng được thể hiện theo chiều ngang. Như Yu. Lotman nhận định, kế thừa truyền thống tạo dựng không gian trong folklore, không gian ở tác phẩm của M. Bulgakov được phân chia thành nhà/дом (không gian riêng tư, yên ổn, được Chúa che chở) và phản-nhà/анти-дом, “thế giới bên ngoài” (không gian xa lạ, bất ổn, không gian của quỷ, nơi chốn của cái chết, dẫn vào địa ngục)(10). Nếu trong cổ tích sức mạnh của thế giới bên ngoài không thể tràn vào nhà thì trong tác phẩm của Bulgakov, thế giới bên ngoài tràn vào và báo hiệu bi kịch với những người sống trong đó.

Trong Nghệ nhân và Margarita, Nghệ nhân, Pilate hay Ivan Bezdomny đều trải qua cuộc hành trình đi tìm ngôi nhà bình yên, ấm áp, nơi tâm hồn thấy yên tĩnh. Pilate mơ về một con đường trải đầy ánh trăng và đi dạo cùng nhà triết học lang thang Yeshua, mơ về một ngôi nhà vĩnh viễn không quyền lực, không có cái ác. Trong kí ức của Nghệ nhân, tầng hầm thực sự là một ngôi nhà đúng như anh ta mong muốn, một nơi hoàn hảo: “Trong lò sưởi của tôi lửa bao giờ cũng đỏ […], và trên bàn – một ngọn đèn đêm tuyệt vời ”(11); “Cạnh cửa sổ là sách, [..] còn ở trong phòng kia [..] là sách, sách và một lò sưởi(12). Ngôi nhà đó không chỉ có ánh sáng của đèn, sự ấm áp của lò sưởi, tri thức mà còn có tình yêu của Margarita. Sau những trải nghiệm đau đớn, tầng hầm là nơi cả Nghệ Nhân và Margarita mong muốn được trở về, nhưng điểm đến cuối cùng vẫn là ngôi nhà của sự bình yên vĩnh viễn ở thế giới bên kia. Phần thưởng dành cho Nghệ nhân không phải là ánh sáng (свет) mà là sự yên tĩnh (покой) – ngôi nhà vĩnh cửu (вечный дом). Nghệ nhân do đó không phải là một Faust mãi mãi mang ý chí đấu tranh mà là một người bình thường, với anh ta ngôi nhà đồng nghĩa với hạnh phúc.

Như vậy trong Nghệ nhân và Margarita, ngôi nhà theo đúng nghĩa luôn nằm trong sự tìm kiếm, thuộc về tương lai. Thường xuyên hiện diện trong cả ba không gian là hình ảnh ngôi nhà theo nghĩa ngược lại, phản-nhà/анти-дом – ngôi nhà có sự xâm nhập của quỷ, của sự bất ổn. Đó có thể là căn hộ (квартира), là ngôi biệt thự của Margarita, là cung điện của Pilate… Từ “căn hộ” xuất hiện lần đầu tiên trong tiểu thuyết báo hiệu điềm xấu, báo trước cái chết của Berlioz và gắn với sự xuất hiện của quỷ. Trả lời câu hỏi của Berlioz “Thế… ngài sẽ ở đâu?”, Voland nói “Trong căn hộ của ngài ấy”. Với Margarita, biệt thự nơi nàng sống chỉ có thể đưa đến cái chết. Ponti Pilate căm ghét cung điện Herod – hắn sống dưới cột trụ của balcon, không đi vào bên trong cung điện. Pilate vào bên trong cung điện một lần duy nhất nhằm hội kiến với tên vệ binh giấu mặt… Bao bọc xung quanh các nhân vật là một thế giới “nhà” bất an, xa lạ, bất thường, một thế giới của quỷ và những âm mưu thực hiện điều ác, một thế giới gắn liền với cái chết.

Đối lập với ngôi nhà còn là thế giới bên ngoài – thành phố. Rời khỏi nhà, bước ra thế giới bên ngoài con người không tránh khỏi những cạm bẫy. Nghệ nhân bị “tấn công” khi anh ta rời khỏi nơi ẩn náu của mình. Judas bị giết khi anh ta quyết định đi theo Niza đến Gethsemane thay vì tham gia bữa tiệc ở nhà của người họ hàng. Thậm chí một lần đi dạo quanh thành phố có thể đem lại hậu quả tai hại như cái chết của Berlioz. Các thành phố trong Nghệ nhân và Margarita thường gắn liền với cảm giác nóng bức, ngột ngạt, và hỗn loạn. Từ “ужасный” (khủng khiếp) liên tục được dùng trong những dòng miêu tả Yershalaim hay Moskva.

Ảnh

Ở phương diện thời gian, sự đối lập diễn ra ở nhiều cấp độ: đối lập giữa ba lớp thời gian về “vận tốc” chuyển động, hướng chuyển động, đối lập trong bản thân mỗi lớp thời gian, đối lập trong cách tri nhận thời gian của các nhân vật.

Thời gian huyền bí và thời gian hiện tại vận động theo tốc độ nhanh, hối hả, còn thời gian Kinh Thánh chuyển động đều đặn, chậm rãi. Trong văn bản miêu tả các sự kiện liên quan đến Moskva, các từ chỉ thời gian sinh tồn với nghĩa nhanh, gấp gáp xuất hiện liên tục, chẳng hạn như тотчас (же)/ ngay lập tức, сейчас (же)/ ngay bây giờ, тут (же)/ ngay tức thì, в мгновение ока/ trong nháy mắt, вмиг/ khoảnh khắc, в тоже мгновение/ trong giây lát, в ту же минуту/ phút chốc, в ту же секунду / ngay tức khắc, немедленно/ ngay tức thì… Sự vận động nhanh và mạnh của dòng thời gian huyễn tưởng thể hiện ở những từ và câu chỉ trạng thái khẩn cấp trong đoạn miêu tả vũ hội. Nhưng từ Теперь/ bây giờ trở đi trở lại gợi cho ta cảm giác về sự cố gắng trì hoãn, một vòng tròn khép kín. Thời gian Kinh Thánh diễn ra đều đặn qua các mốc thời gian: sáng (утро), giữa trưa (полдень), hoàng hôn (сумерки), đêm (ночь), qua ngày tháng cụ thể (ngày 14, 15 tháng Nissan), cũng như qua những từ chỉ trật tự thời gian потом/ sau đó, затем / tiếp sau. Nếu hình dung thời gian kinh thánh là kiểu thời gian “mẫu”, chuyển động tự nhiên, đều đặn thì thời gian thần bí cố gắng trì hoãn, chờ nó còn thời gian hiện tại cố gắng đuổi kịp.

Định hướng của mỗi lớp thời gian có thể mâu thuẫn với logic thông thường, nhưng khi đặt cạnh nhau, chúng tạo nên một chuỗi thời gian liên tục. Các từ вчера / hôm qua (45 lần), вчерашний/ thuộc về ngày hôm qua (21 lần), бывший/ trước đó (10 lần), позавчера/ ngày hôm kia (2 lần) và cấu trúc временной отрезок + тому назад (khoảng thời gian + trước đây) (chẳng hạn: два года тому назад/ hai năm trước đây) chứng minh rằng thời gian Moskva hướng đến sự việc đã qua. Thời gian kinh thánh hướng vào kế hoạch của tương lai với các từ отныне/ từ nay về sau (3 lần) và бессмертие/ bất tử (6 lần). Thời gian huyễn tưởng kì bí hướng vào hiện tại bằng từ теперь/ bây giờ (36 lần). Ba dòng thời gian đó phối hợp tạo nên chuỗi liên tục, theo hướng chuyển động thống nhất từ quá khứ (lớp hiện thực) qua hiện tại (lớp huyễn tưởng) đến tương lai (lớp kinh thánh). Lớp hiện thực bắt đầu với sự xuất hiện của Voland ở hồ Patriarsh vào lúc một giờ của buổi chiều mùa xuân nóng nực và kết thúc bằng sự biến mất của Voland, đoàn tùy tùng, Nghệ nhân và Margarita khỏi đồi Vorobiev vào chiều thứ bảy lúc hoàng hôn; hành động trong lớp kinh thánh đặt trong sự chuyển động thời gian từ sáng sớm của ngày mười bốn tháng Nisan mùa xuân đến rạng đông của ngày 15 tháng Nisan, lớp huyền bí phát triển từ đêm trăng tròn thứ bảy đến thời điểm tiễn biệt đêm Phục sinh. Như vậy, thời gian của mỗi lớp trần thuật tương ứng với một phần trong chu kỳ ngày – đêm: Moskva – hoàng hôn (закат), Kinh thánh – buổi sáng/bình minh (утро/рассвет), thần bí – đêm (ночь), góp phần hình thành kiểu thời gian của thuyết mạt thế, chuyển động từ hoàng hôn hư ảo (quá khứ – trần thế) qua đêm khủng khiếp (hiện tại – địa ngục) đến buổi sáng tiễn biệt (tương lai – thiên đường). Sự đồng nhất quá khứ lịch sử với tương lai bản thể luận – sự vĩnh hằng thể hiện bi kịch về sự tồn tại: thời gian xác định chuyển động về phía trước, còn nhân loại “từ thời đại này sang thời đại khác mở rộng chân trời nhận thức của mình…, hướng về chân lý nhưng cuối cùng luôn luôn ở trong quá khứ”(13).

Trong tuyến thời gian Moskva sự đối lập thể hiện rất rõ. Tuyến thời gian này tuân theo diễn biến của đời thường, hàng ngày, với các từ chỉ sự vận động của thời gian tuần tự: принимает с двух до четырех/ đón tiếp từ hai đến bốn, ровно в полдень приедет/ đến đúng giữa trưa… Sự vận động của cốt truyện nói chung cũng đi từ chiều thứ tư đến lúc mặt trời lặn của thứ bảy. Tuy nhiên, Nghệ nhân – nhân vật của thế giới Moskva, lại tồn tại ngoài cuộc sống hàng ngày, anh ta quan sát nó, thỉnh thoảng nhập vào trong nó, thỉnh thoảng đeo mặt nạ của đời thường, về cơ bản, anh ta ít khi tham dự vào đời thường (sống ở tầng hầm cũng là cách anh ta bước ra khỏi cuộc sống hàng ngày, đời thường). Số phận của Nghệ nhân được miêu tả ở những khoảnh khắc bước ngoặt, thiếu vắng dòng chảy của thời gian tiểu sử. Tiểu sử của Nghệ nhân không có tính liên tục, không có quá khứ (bị mất trí), cũng không có tương lai. Nhân vật xuất hiện lần đầu tiên trong không gian của bệnh viện tâm thần, chối bỏ tên và tiểu sử của mình: “Tôi không có họ nữa […] – Tôi đã chối bỏ nó, cũng như nói chung đã chối bỏ cuộc đời”(14). Khi giã từ cuộc sống trần thế, anh ta mang bộ trang phục của thế kỉ XVIII – chiếc áo choàng màu đen. Nghệ nhân vì vậy trở thành một nhân vật “giải lịch sử” (деисторизация).

Cách tri nhận thời gian của Nghệ nhân và Margarita – hai nhân vật thuộc cùng một không gian cũng đối lập nhau, thậm chí trong cách tri nhận của nhân vật Nghệ nhân cũng chứa đựng mâu thuẫn. Thời gian tri nhận của Nghệ nhân được thể hiện bằng hai hình thức – chu kỳ và tuyến tính. Thời gian chu kỳ liên quan đến cuộc đời đã qua (cho đến khi cuốn tiểu thuyết bị đốt cháy), quãng thời gian mà nhân vật gọi là “thế kỉ vàng”, nó được diễn đạt bằng cấu trúc временный отрезок + тому назад (quãng thời gian + trước đây) (chẳng hạn год тому назад/ một năm trước đây) và những cặp từ vị đối lập тогдатеперь/ hồi đó – bây giờ, để so sánh kế hoạch ở quá khứ và hiện tại. Bước chuyển tiếp trong sự tri nhận của nhân vật từ thời gian chu kỳ sang thời gian tuyến tính được thể hiện bằng cụm настал час/ đã đến lúc (“И, наконец, настал час, когда пришлось покинуть тайный приют и выйти в жизнь”(15)/ Và cuối cùng, đã đến ngày phải rời bỏ cái chốn trú ẩn bí mật để bước vào cuộc đời). Sắc thái tri nhận thời gian của Nghệ nhân thay đổi – từ “tích cực” chuyển sang “tiêu cực”: nếu trước đó thời gian vận động theo chu kì thì giờ đây thời gian bị chia tách, vỡ vụn (mùa hè ngột ngạt – những ngày mùa thu ảm đạm, giữa tháng mười, giữa tháng giêng, đồng hồ chỉ hai giờ đêm, sau mười lăm phút..). Như vậy, trong lời của Nghệ nhân ta có thể thấy hình ảnh kép về thời gian: chu kỳ “tích cực”, quay về quá khứ lí tưởng, tuyến tính “tiêu cực” hướng đến tương lai không triển vọng, thể hiện cảm giác mất mát kéo dài từ quá khứ vào tương lai.

Thời gian tri nhận của Margarita được đặc trưng bởi khả năng vượt lên trước, vượt qua thời gian khách quan “tĩnh tại” (ví dụ: “Я хочу, чтобы мне сейчас же, сию секунду, вернули мне моего любовника, мастера”(16)/ Tôi muốn, ngay bây giờ, ngay lập tức người ta trả lại người yêu dấu, Nghệ nhân của tôi cho tôi). Từ пора /đã đến lúc thường xuyên xuất hiện trong lời nói của Margarita, mang ý nghĩa cấp thiết, tạo nên tính “tích cực” trong cách tri nhận thời gian của Margarita. Viễn cảnh – định hướng tư duy vào tương lai, là đặc trưng tư duy thời gian của Margarita. Đặc trưng đó được thể hiện bằng từ завтра/ ngày mai hoặc cấu trúc глагол совершенного вида + наименование отрезка ограниченной/неограниченной длительности (Động từ ở thể hoàn thành+ quãng thời gian hạn định/độ dài không hạn định), (chẳng hạn: объяснюсь с ним завтра/ chuyện trò với anh ta vào ngày mai, навсегда вернусь/ quay lại vĩnh viễn), hoặc những ngữ chỉ thời gian thuộc “phạm trù vĩnh viễn”- вечновечный, tạo thành khái niệm thời gian bản thể luận trong lời của Margarita. Thời gian bản thể luận không hiện hữu trong tư duy Nghệ nhân, mà là “đặc quyền” của Margarita, mặc dù Margarita là “tùy tùng” của người được ban thưởng “sự yên tĩnh muôn đời”. Số phận của hai nhân vật này không thể tách rời nhau dẫu tri nhận thời gian của họ có phần đối lập nhau.

Những chiều kích không – thời gian đối lập đó cho thấy tính lưỡng phân, tính “nước đôi” trong thế giới mà con người tồn tại và trong chính bản thể tồn tại của con người. Kéo theo đó là quá trình “giải trung tâm” diễn ra trong tất cả các cấp độ cấu trúc tác phẩm, một tiền đề cho sự xuất hiện và tồn tại của “sự chơi tự do”.

3. “Ảo hóa” không – thời gian và sự phá vỡ giới hạn của “thế giới chơi”

Thế giới chơi không chỉ là thế giới của hiện thực mà còn là thế giới ảo. Tư duy huyền thoại xâm nhập vào tiểu thuyết đã tạo ra quá trình ảo hóa trong cấu trúc không thời gian của tiểu thuyết Nghệ nhân và Margarita, chứng minh một thế giới phi lí tồn tại trong hiện thực, vượt thoát khỏi hiện thực, mở ra những giới hạn không thời gian mới, phá vỡ những giới hạn của mê cung.

M. Bulgakov trong những dòng miêu tả sự kiện thường đưa ra những mốc thời gian, những từ vị chỉ thời gian rất cụ thể, chính xác, chẳng hạn: Утром в пятницу/ sáng thứ sáu, hay около полудня/ gần trưa… Tuy nhiên, giữa dòng chảy của các mốc thời gian chính xác rõ ràng, kiểu thời gian phi lí, thời gian huyễn tưởng xuất hiện, làm cho mạch thời gian nối tiếp bị đứt gãy và đẩy tất cả vào trò chơi của thời gian. Gắn liền với sự biến mất của Likhodeev là kiểu thời gian bất thường, phi logic. Thời gian trong vũ hội của quỷ gần như không chuyển động dù mọi sự việc vẫn diễn tiến bình thường. Ngay khi vũ hội kết thúc Margarita ngỡ ngàng nhận ra rằng “mãi vẫn cứ nửa đêm mà đúng ra trời phải sáng từ lâu rồi mới đúng”(17). Voland lí giải cho hiện tượng đó bằng lí do: kéo dài niềm vui của đêm hội. Rõ ràng quỷ không chỉ vượt qua không gian mà còn điều khiển cả thời gian.

Nghệ nhân và Margarita có ba tuyến hành động: tuyến Pilate, tuyến Nghệ nhân và Margarita, tuyến quỷ, tương ứng với nó là ba tuyến thời gian hành động khác nhau. Câu chuyện của Pilate về cơ bản diễn ra trong một ngày thứ sáu, dù có những sự kiện liên quan diễn ra trước đó vào thứ tư – Yeshua bị bắt. Câu chuyện của Nghệ nhân và Margarita diễn ra trong khoảng một năm, nhưng sự kiện chính tập trung vào hai ngày thứ sáu và thứ bảy. Câu chuyện diễn ra trước đó được nén lại trong lời thuật của Nghệ nhân với Ivan Bezdomny. Tuyến thời gian hành động của quỷ diễn ra từ chiều tối thứ tư đến tối thứ bảy, và không có sự kiện diễn ra trước. Như vậy có thể hình dung câu chuyện về quỷ như một tấm vải mà trên đó câu chuyện về Pilate và câu chuyện về Nghệ nhân và Margarita được thêu lên.

Trong cả ba tuyến truyện, thứ sáu là ngày diễn ra nhiều sự kiện nằm ở cao trào cốt truyện. Cả Pilate và Margariata đều đứng trước những thử thách trong ngày thứ sáu (Pilate giằng co, đấu tranh khi quyết định tử hình hay không tử hình nhà triết học lang thang Yeshua, Margarita chấp nhận bán linh hồn cho quỷ để có cơ hội gặp lại Nghệ nhân). Đêm thứ sáu, kẻ phản bội Judas và Maigel bị trừng phạt. Ở Moskva, đó cũng là ngày sức mạnh của quỷ trào lên dữ dội với sự kiện đại vũ hội của quỷ. Theo Stenbock – Fermor(18), lí do M. Bulgakov chọn ngày thứ sáu là ngày các sự kiện đạt đến đỉnh điểm và đặt ra mốc “khủng hoảng” cho cốt truyện là bởi vào thứ sáu cái chết của Chúa đã đem đến cho quỷ cơ hội điều khiển thế giới – hay nói cách khác đó là “chiến thắng” tạm thời của quỷ. Theo đó, vào ngày thứ sáu trước lễ Phục sinh, những linh hồn chết được ra khỏi hầm mộ, xuất hiện trước con người và Satan biết rằng hắn có rất ít thời gian (đêm thứ bảy quỷ phải rời khỏi trái đất và quay về địa ngục) nên phải nỗ lực thể hiện sức mạnh.

Yếu tố tác động mạnh đến quá trình ảo hóa không gian của tiểu thuyết, tạo nên sự “sai trệch” thời gian chính là giấc mơ. Nếu giấc mơ trong tác phẩm của F. Dostoevsky nghiêng về tâm lí, liên quan đến yếu tố lương tâm và nỗi sợ hãi, thì giấc mơ xuất hiện trong các tác phẩm của M. Bulgakov như là yếu tố để thoát khỏi hiện thực, thoát khỏi khủng hoảng, đi vào cái vĩnh viễn, vĩnh hằng. Trong Nghệ nhân và Margarita giấc mơ tồn tại theo cơ chế khuếch tán: giấc mơ của Ivan Bezdomny trong bệnh viện là một phần nội dung cuốn tiểu thuyết của Nghệ nhân, hướng về Yeshua, Pilate và Yershalaim, nghĩa là hướng về không – thời gian quá khứ; giấc mơ của Margarita là những tin tức thuộc về tương lai, đẩy không gian về phía tương lai. Bầu không khí ẩm mốc trong giấc mơ của Margarita nói lên rằng Nghệ nhân đã bị “bật ra” khỏi thế giới sống bình thường. Con sông, những hàng cây “buồn bã”, cây cầu nhỏ, tòa nhà bỏ không… gợi đến quá trình chuyển dịch sang thế giới bên kia. Giấc mơ của Ivan vừa như một giấc mộng, đồng thời là một phần trong diễn tiến của câu chuyện, nối tiếp câu chuyện. Do đó nó tạo ra khoảng cách không gian, đồng thời cũng là khu vực chuyển tiếp từ thực sang ảo, nhân vật vừa như là một người tham dự trong hiện thực giấc mơ, vừa là người quan sát.

Với ba luận điểm phân tích cấu trúc không – thời gian của Nghệ nhân và Margarita như trên chúng tôi đã tạo dựng lại hình ảnh một thế giới chơi, một mê cung tồn tại trong tiểu thuyết từ các nhân tố cấu thành đến những đặc điểm của quá trình vận động (đối lập và ảo hóa). Trong quá trình đó, thế giới chơi luôn luôn hướng đến khả năng “giải trung tâm”, hướng đến cái nhìn “lưỡng trị” về sự tồn tại của con người: cái phi lí được phép tồn tại trong dòng chảy tưởng như hợp lí, thiện và ác chuyển hóa lẫn nhau, cái ảo và cái thực luôn đồng hành… Đó cũng là “môi trường” tồn tại của hai hình thức “chơi” quan trọng trong tiểu thuyết này: “liên văn bản” và carnaval-nghịch dị.

Ảnh

CHÚ THÍCH                                                    

____________

(1) Zweig. S: Замечания к “Улиссу”, Вопросы литературы. №11/12, 1990, tr.206-207.

(2) Chúng tôi đã đề cập đến vấn đề sự tương tác của tư duy tiểu thuyết và tư duy huyền thoại trong tiểu thuyết huyền thoại thế kỉ XX ở bài báo: Nguyễn Thị Như Trang, Huyền thoại từ văn học dân gian đến tiểu thuyết tân huyền thoại thế kỉ XXNhững biến đổi trong cấu trúc tự sự, Tạp chí Văn hóa dân gian, số 4, 2010, tr.40-50.

(3) Về những đặc trưng nổi bật của tư duy huyền thoại, xin xem Meletinsky E.M: Thi pháp của huyền thoại, Trần Nho Thìn, Song Mộc dịch. Nxb. ĐHQGHN, 2004, tr.213-219.

(4), (5), (9), (11), (12), (14), (17) Bulgakov.M: Nghệ nhân và Margarita, in trong M. Bulgakov Tuyển tập văn xuôi, Đoàn Tử Huyến dịch, Nxb. Văn học, H, 1998, tr.1009; 1032; 593; 584-595; 585; 583; 873.

(6) Lotman.Yu: Текск как семиотическая проблема // http://www.gumer.info/bibliotek_Buks/Culture/Lotm/14.php

(7) Xin xem: Phạm Gia Lâm: Motif Kyto giáo trong tiểu thuyết “Nghệ nhân và Margarita” của M.Bulgakov: thử nghiệm tiếp cận liên văn bản,  Tạp chí Nghiên cứu văn học, số 2-2007.

(8) Xin xem: Lotman. Yu: Cấu trúc văn bản nghệ thuật. Trần Ngọc Vương, Trịnh Bá Đĩnh, Nguyễn Thu Thủy dịch. Nxb. ĐHQGHN, 2004, tr.379-392.

([1]0) Lotman. Yu: Дом в «Мастере и Маргарите» // Лотман Ю. Внутри мыслящих миров. Человек – текст – семиосфера – история. – М.: «Языки русской культуры», 1996, tr.264-275.

([1]3)Yablokov. E: Лицо времени за стеклом вечности. Историософия Михаила Булгакова, Общественные науки и современность,  № 3, 1992,  tr.107.

([1]5), (16) Bulgakov. M: Мастер и Маргарита, изд АСТ Москва, 2009, tr.158; 317.

([1]8) Stenbock-Fermor, Elizabeth: Bulgakov’s The Master and Margarita and Goethe’s Faust. The Slavic and East European Journal, 1969, XIII:3, tr.309-325.

Nguồn: Tạp chí Nghiên cứu Văn học, số 12 – 2011

Ulysses của James Joyce và vấn đề thể loại

Standard

Nguyễn Linh Chi

James Joyce (1882-1941), nhà văn Ailen, thường được nhắc đến như một trong những nhà cách mạng vĩ đại của tiểu thuyết hiện đại phương Tây. Một trong những đóng góp vô cùng to lớn của ông vào việc đổi mới kỹ thuật tiểu thuyết thế kỷ XX nằm ở vấn đề thể loại.

Kiệt tác Ulysses (1916), đúng như lời tuyên bố của tác giả, đã khiến giới nghiên cứu phê bình văn học phải đau đầu. Bên cạnh sự rắc rối, phức tạp của ngôn ngữ, của tầng tầng lớp lớp những ẩn dụ và biểu tượng, của những ngụy trang và gài bẫy, thì vấn đề thể loại cũng khiến người ta bàn cãi mãi không thôi.

Chúng ta vẫn gọi Ulysses là tiểu thuyết, một trường thiên tiểu thuyết ngót ngàn trang. Không có cách gọi nào khác, đơn giản vì không có một tên gọi nào có thể chỉ ra được đích xác nó là gì. Nếu chỉ nghe gọi trường thiên tiểu thuyết thôi thì không ít người sẽ chỉ chú ý đến độ dài của văn bản và tính bao quát của nội dung thể hiện. Một cuốn tiểu thuyết đồ sộ như vậy chắc hẳn sẽ có khả năng bao quát mọi mặt của đời sống xã hội, hướng đến những vấn đề mang tầm cỡ hoành tráng của thời đại. Mọi phán đoán đó với Ulysses vừa đúng vừa không đúng. Không đúng bởi cuốn sách này, nhìn bề ngoài, không nói về một vấn đề mang tầm cỡ vĩ đại của thời đại, không mô phỏng các sự kiện có tầm cỡ bước ngoặt lịch sử của một dân tộc. Đúng bởi suy cho đến cùng mọi phán xét vẫn dựa vào việc người ta coi cái gì là quan trọng trong đời sống lịch sử của cá nhân mình, của dân tộc mình và thời đại mình.

Ulysses được chia thành mười tám chương không đánh số, không đặt tên. Mười tám chương này ngăn cách nhau bởi một gạch ngang ngắn. Trước khi bắt tay vào thực hiện công việc sáng tạo giống như thiên chức sáng tạo vạn vật của Chúa Trời (theo Joyce là vậy), Joyce đã đưa ra quan niệm của riêng ông về “những dạng thức nghệ thuật”:

“Có ba dạng thức của nghệ thuật: loại mang tính chất trữ tình, mang tính chất anh hùng ca và mang tính chất kịch. Loại hình nghệ thuật mang tính chất trữ tình khi người nghệ sĩ xây dựng hình tượng liên quan trực tiếp đến bản thân anh ta; loại hình nghệ thuật mang tính anh hùng ca là nhờ người nghệ sĩ xây dựng hình tượng liên quan trực tiếp đến bản thân anh và cả những người khác nữa; còn loại hình nghệ thuật mang tính kịch là khi người nghệ sĩ xây dựng hình tượng liên quan trực tiếp đến người khác...” [1].

Vậy, Ulysses nằm ở đâu trong cái ranh giới thể loại mà Joyce phân định có vẻ rất rạch ròi trên? Một tác phẩm đồ sộ vĩ đại lại đề cập đến những điều vụn vặt tầm thường trong đời sống thường ngày của một con người cũng tầm thường. Thiên anh hùng ca của Joyce phải chăng là vậy?

Ảnh

by Barrie Maguire

Trước khi tìm ranh giới thể loại cho cuốn sách, chúng ta nên cẩn trọng nghe lời cảnh báo của Walton Litz: “Nếu chúng ta vượt lên trên quan niện đơn giản gọi Ulysses là một tiểu thuyết bởi nó là một tác phẩm văn xuôi đa dạng và rộng lớn với sức nặng nằm trên lòng bàn tay, và cố gắng giải mã nó trong một phương pháp chung của tiểu thuyết – thì liệu hướng đi này có thực sự mang lại một cách hiểu tinh tế hơn về Ulysses, hay giống như nhiều chiến lược phê bình khác, nó sẽ mang lại nhiều mối nguy hại hơn là làm cho vấn đề trở nên sáng tỏ?”[2]. Rõ ràng Walton Litz thấy rằng phê bình lí luận tiểu thuyết đang phải đối mặt với một “thách thức lớn nhất” từ trước đến nay. Xoay quanh vấn đề gọi tên cho thể loại của Ulysses, có biết bao ý kiến trái chiều nhau. Lời cảnh báo trên của Walton Litz là để mở đầu cho việc ông đưa ra những ý kiến nhằm phản bác lại việc người ta coi Ulysses là một tiểu thuyết. Thiết nghĩ, không phải đến Litz, người ta mới nghi ngờ về hình thức của Ulysses. Bản thân Joyce khi ông viết kiệt tác của đời mình, ông đã băn khoăn trước hai từ “tiểu thuyết”, và kể từ nửa sau năm 1918, hiếm khi nào còn thấy ông sử dụng thuật ngữ “tiểu thuyết” để nói về tác phẩm của mình. Có lẽ ông sợ sử dụng thuật ngữ của phê bình hình thức sẽ khiến tác phẩm của ông bị trói chặt vào một thể loại cố định. Và khi ấy, người ta rất có thể nhầm lẫn vị trí của nó trong lịch sử của thể loại. Ulysses là sự khởi đầu cho một loại hình thức mới, chứ không phải là sự tiếp nối cho một hình thức cũ đã có truyền thống từ lâu rồi. Một trong những nhà nghiên cứu phê bình đã phát hiện tài năng của Joyce từ rất sớm, T.S.Eliot, cũng đã ủng hộ quan niệm coi Ulysses là một tác phẩm vượt ra ngoài phạm vi phân loại của phê bình thể loại: “Tôi không khẩn nài yêu cầu gọi Ulysses là một “tiểu thuyết””[3].

Trong khi Walton Litz và T.S.Eliot cố gắng giải mã cái gọi là hình thức của Ulysses thì vẫn có những nhà nghiên cứu tìm cách đưa tác phẩm trở về với cái khung thể loại quen thuộc. Khư khư trong đầu một quan niệm coi tiểu thuyết là một hình thức bên ngoài, S.L.Goldberg khẳng định Ulysses là: “…một tiểu thuyết, và sức hấp dẫn vĩnh cửu của nó là điều luôn hấp dẫn chúng ta đối với tiểu thuyết; sự soi sáng về đạo đức của nó – và cuối cùng, về mặt tinh thần – là sự trải nghiệm của con người đang tồn tại. Và dù đó là một tiểu thuyết không bình thường, đan xen rắc rối với những thành phần đặc biệt khác thường, tầm quan trọng của nó phân tích đến cùng là đã được thiết lập, trên cơ sở ấy”[4]. Dẫu đã nhận thấy sự “không bình thường” ở Ulysses nhưng Goldberg vẫn trung thành với quan niệm tiểu thuyết truyền thống. Việc coi cuốn sách là một tiểu thuyết dường như đã khiến Goldberg không nhận thấy vai trò và bước tiến của Ulysses. Trong dòng chảy phát triển của thể loại, Ulysses không chỉ dừng lại ở chỗ là một cuốn tiểu thuyết “không bình thường”. Bởi thế thì nó chẳng có gì khác với sự “khác lạ” của A Portrait of the Artist as a Young Man cả.

*

*      *

Ulysses gồm có mười tám chương. Mười tám chương được viết theo những cách thức khác nhau. Chỉ xét ở hình thức bên ngoài, chúng tôi đã nhận thấy sự khác thường. Trong mười tám chương ấy, có mười chương: chương I, II, III, IV, V, VI, VIII, XIII, XIV, XVI được viết dưới dạng thức văn xuôi chủ yếu sử dụng kỹ thuật độc thoại nội tâm và dòng ý thức. Một chương, chương VII, sử dụng hình thức của báo chí. Chương XII giống như một bản liệt kê với những tên người viết hoa cùng tên các địa danh viết liền nhau. Chương IX và XI giống một bản hòa âm với đầy đủ khuông nhạc, nốt nhạc, nhịp và phách. Chương XV là một vở kịch dài không phân hồi phân cảnh; chương XVII lặp lại màn giáo lý vấn đáp y như ở trường học. Chương cuối cùng, chương XVIII, kỹ thuật dòng ý thức được Joyce đẩy lên đến tận cùng với 63 trang sách chỉ có một dấu chấm câu ở cuối cùng.

Thoạt nhìn, hình thức chương VII với độ dài 42 trang được thiết kế như những bài viết xếp cạnh nhau trong một tờ báo. Bên dưới những tiêu đề in hoa có vẻ là nội dung của bài viết. Có tất cả 60 bài báo (nếu tính mỗi phần gồm tiêu đề và nội dung là một bài báo), cách nhau một hàng, với độ dài ngắn khác nhau. Có bài viết chỉ 7 dòng, nhưng có bài viết dài 47 dòng. Thử tiếp cận nội dung của những bài báo này chúng tôi thấy không phải lúc nào tiêu đề và nội dung cũng của chúng cũng liên quan trực tiếp với nhau. Tất nhiên không phải vô cớ mà chúng được sắp xếp như vậy. Có lẽ ý nghĩa nằm ở đâu đó dưới những ngôn từ đang cố tình tỏ ra xa lạ và dửng dưng. Nhan đề THE WEARER OF THE CROWN khiến chúng ta liên tưởng đến một vị vua đầu đội vương miện, nhưng nội dung bên dưới lại nói về: “Bên dưới cánh cổng của bưu điện trung tâm, một gã đánh giày đang ngồi và đánh xi giày. Những chiếc xe thư sơn màu đỏ của Quý ngài tôn kính đỗ trên phố North Prince , bên sườn xe in những chữ cái viết tắt của hoàng gia, E. R.,…” (Ulysses, tr.148). Hay nhan đề ERIN, GREEN GEM OF THE SILVER SEA lại chẳng thấy nói gì về viên ngọc xanh của biển bạc mang tênErin cả. Cả một đoạn đối thoại dài (trong hình thức báo chí, nó sẽ mang dáng dấp của một bài phỏng vấn) giữa đám thanh niên lại chẳng có vẻ gì là BUỒN (SAD) như nhan đề của nó.

Âm nhạc trở thành chủ đề chính cả về nội dung lẫn hình thức của chương XI. Cả một không gian tràn ngập “lời ca tiếng hát” và “nhạc đệm”. Tiếng hát mê hồn của những nàng Siren giờ đây được thay thế bằng chất giọng đàn ông lại đã uống quá nhiều trong quán bar Ormand. “Nhạc đệm” xuất hiện ngày càng nhiều, nhanh và gấp gáp dần lên tỉ lệ thuận với cường độ của những giọng nói và những vỏ chai. Thoạt đầu, những tiếng vỗ tay (có lẽ vậy) còn đơn lẻ, rời rạc từng tiếng một; sau càng lúc càng tăng lên dồn dập cùng với không khí tràn ngập hơi men và tiếng cười đùa nhả nhớt của những “nàng Siren” hầu rượu:

Tap.  

Tap. Tap.

Tap. Tap. Tap…

“Giọng ca” của những ca sĩ lúc đầu còn “tròn vành rõ tiếng”, sau chắc vì uống quá nhiều nên không thể hát rõ lời nữa, lời ca chỉ còn là những âm thanh gừ gừ phát ra từ cổ họng:

Rrr.

Rrrrrr.

PrrPrr.

Fff. Oo. Rrpr.

Pprrpffrrppfff

Chương XII giống một bản liệt kê dài những tên người, hay địa danh, thậm chí có những từ cực kỳ khó hiểu: “Monsieur pierrepaul Petitepatant, the Grandjoker Vladinmire Pokethankertscheff, the Archjoker Leopold Rudolph von Schwanzenbad – Hodenthaler,...”

Một vở kịch đồ sộ đột ngột chen ngang vào mạch tự sự giữa chương XIV và XVI. Vở kịch một hồi ở chương XV có tới 260 nhân vật tham gia diễn các vai khác nhau. Tham gia vào cuộc đối thoại dài bất tận của vở kịch ấy có cả những vật, đồ vật và con vật như bánh xà phòng, chiếc đồng hồ, chòm sao Thủy tinh sẫm mầu, một con cua, thậm chí cả một bàn tay chết cùng những linh hồn ở cõi bên kia. Cuộc đối thoại không hẳn hướng về một chủ đề thống nhất. Mỗi nhân vật trong hai trăm sáu mươi chủ thể đối thoại ấy dường như không mấy quan tâm tới câu chuyện của người đối thoại với mình. Chính vì thế nên chúng ta có cảm giác cả hai trăm sáu mươi nhân vật ấy cùng cất lời một lúc, không ai nghe ai nói gì cả, một bản hợp âm với những âm thanh hỗn độn, nhiều khi vô nghĩa.

Cũng thuộc dạng thức đối thoại nhưng không giống với đối thoại phân vai của sân khấu như ở chương XV, chương XVII trình bày một màn giáo lý vấn đáp như ở trường học. Một câu hỏi, tiếp đến là một câu trả lời. Chủ thể đối thoại không hiện diện trực tiếp trên bề mặt của văn bản mà giấu mình đi. Các câu hỏi và trả lời nhiều khi được người thứ ba gián tiếp thuật lại. Chủ đề mà các câu hỏi trong màn vấn đáp này đề cập tới cũng nghiêm túc và rõ ràng. Có lẽ nội dung mang tính khoa học này phù hợp với hình thức kiểm tra kiến thức ở trường học. Kết thúc Ulysses là một màn độc thoại nội tâm dài tới sáu mươi ba trang không hề có dấu câu ngoại trừ dấu chấm câu cuối cùng. Lúc này thời gian đã bước sang ngày hôm sau, Leopold Bloom sau một ngày lang thang, mệt mỏi lê bước về nhà vùi mình trên chiếc giường còn nồng mùi ân ái của đôi tình nhân vụng trộm. Người đàn bà sau giấc ngủ say, thỏa mãn vì dục tình, nằm trên giường và miên man nghĩ, lại chỉ nghĩ về đàn ông và tình dục.

Vậy là Ulysses chứa đựng trong cơ thể của nó cả một tổng hợp những thể loại: tự sự, trữ tình, kịch, báo chí, âm nhạc, giáo lý vấn đáp… Đến đây thì có lẽ việc gọi cuốn sách này đơn giản chỉ là tiểu thuyết thôi có lẽ thực sự không ổn. Vậy, chúng ta nên gọi nó là gì cho hợp lý: tiểu thuyết, anh hùng ca, kịch, trữ tình, âm nhạc hay báo chí? Nó là một dạng thức tổng hợp, là một cuốn từ điển về thể loại.

Có quá nhiều bàn cãi xoay quanh vấn đề thể loại của Ulysses. Nhưng rõ ràng mọi cố gắng để nhằm xác định cho nó một tên gọi xác đáng đều dẫn tới thất bại. Goldberg đã nỗ lực tìm ra những lí do thuyết phục để xếp Ulysses vào hàng ngũ những tiểu thuyết Anh. Nhưng nỗ lực này đã làm giảm đáng kể uy tín của tác phẩm. Vượt lên Goldberg trong thành tựu nghiên cứu về Joyce, dựa vào lý thuyết giải phẫu văn chương của mình, Northrop Frye đã tôn vinh Ulysses là một “…áng sử thi bằng văn xuôi có đầy đủ cả bốn hình thức trên, tất cả có tầm quan trọng thực tế như nhau, có quan hệ mật thiết với nhau, đến mức cuốn sách là một thể thống nhất chứ không phải là một tập hợp”[5]. Bốn hình thức thể loại của ngôn ngữ viết mà Frye đề cập đến ở trên là tiểu thuyết, sám hối, giải phẫu và trữ tình. Khi Frye cho rằng Ulysses có một sự thống nhất giữa bốn hình thức thể loại trên, ông đã tìm thấy sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chúng trong một chỉnh thể là Ulysses.

Những bằng chứng rõ ràng bước đầu mà chúng tôi đã dẫn ra trên kia cũng cho thấy trong bản thân Ulysses chứa đựng quá nhiều các thể loại khác. Việc phân chia các chương theo thể loại mà chúng thể hiện thực ra chỉ mang tính tương đối. Không ai dám quả quyết trong mười chương viết theo “kiểu tiểu thuyết” trên không hề có xen chút nào tính chất của kịch, trữ tình hay sám hối; ngược lại trong tám chương viết theo đủ các loại thể kia lại không hề lẫn chút nào của tiểu thuyết. Việc Frye coi Ulysses là một “áng sử thi bằng văn xuôi”, có đủ cả bốn hình thức của thể loại trên, rốt cuộc vẫn là một cố gắng nhằm xác định thể loại cho Ulysses mà thôi. Vậy, nên chăng chúng ta thử bỏ đi hết mọi quan niệm về thể loại bên ngoài khi tiếp cận Ulysses.

Nhưng chính Walton Litz cũng thừa nhận: “Sẽ cũng thật là điên rồ khi tiếp cận Ulysses mà không có bất kỳ một khái niệm trước nào về thể loại của nó (mà điều đó luôn là không thể) và tiếp cận nó với một khái niệm thể loại cố định trong đầu”[6]. Để giúp làm sáng tỏ hơn ý kiến của mình, Litz đưa ra khái niệm thể loại bên ngoài và thể loại bên trong. Ông tuyên bố không thể tiếp cận Ulysses nếu giữ trong đầu khái niệm hình thức bên ngoài. Vậy, hình thức bên trong của tác phẩm là gì? “Ulysses đòi hỏi chúng ta phải hiểu nó cả ở trong không gian và thời gian – có nghĩa là khi đọc tác phẩm chúng ta phải đồng thời có ý thức tác phẩm như một hình ảnh phi thời gian, giống như cái thành phố mà nó bắt chước, và ý thức về sự tiến triển của tác phẩm qua thời gian – thể loại bên trong của Ulysses chính là hình ảnh tổng thể của chúng ta về tác phẩm, nó được sáng tạo lại và thay đổi vào mỗi lần ta đọc lại nó”[7]. Mọi sơ đồ mà chúng ta chuẩn bị sẵn trước khi bước vào tìm hiểu Ulysses đều sụp đổ. Lần đọc sau không hề giống với lần đọc trước. Và lần nào cũng vậy, tất cả những gì chúng ta đem theo làm hành trang để bước vào lãnh địa thiêng ấy đều chẳng mấy phát huy tác dụng. Thomas Jackson Rice đã hoàn toàn có lý khi cho rằng: “lý thuyết về sự hỗn loạn (chaos theory) là phương thức hữu hiệu để có thể hiểu Ulysses[8]. Và chúng ta đừng mong có thể hiểu một cách thấu đáo lý thuyết mà ông đưa ra. Bản thân “sự hỗn loạn” không có chỗ để chúng ta có thể rành mạch phân chia ranh giới.

*

*       *

Vậy, việc chuẩn bị hành trang cho mình khi bước vào tìm hiểu thể loại tác phẩm của Joyce là cần thiết, nhưng chúng ta, những người yêu thích thế giới của Joyce, cũng chuẩn bị sẵn một tâm lý để đừng bao giờ thất vọng, dẫu biết điều đó là vô cùng khó khăn. Chính nỗi thất vọng tức thời ấy lại lập tức đem lại cho chúng ta một nhiệt huyết mới. Và, dẫu có rành rẽ phân chia theo quan niệm của mình đến đâu chăng nữa, chúng tôi vẫn không muốn đưa ra một kết luận cuối cùng bởi thấy không kết luận nào là thỏa đáng. Gọi Ulysses của Joyce là tiểu thuyết cũng đúng (từ xưa đến nay người ta vẫn gọi thế cả trong cả những từ điển văn học thế giới) mà không coi nó chỉ đơn thuần là tiểu thuyết cũng chẳng sai. Chính cảm giác không định hình và sự liên kết của rất nhiều thể loại ấy đã khiến Ulysses tạo ra một thể loại mở, ăn bám vào các thể loại khác. Sự lệch chuẩn trong kỹ thuật viết của Joyce đã ghi dấu ấn đặc biệt trong cuộc cách mạng của chủ nghĩa hiện đại.

Ảnh

by http://anakegoodall.wordpress.com

CHÚ THÍCH

[1] Joyce, James, Ghi chép ở Paris, đề ngày 6 tháng 3 năm 1903.

[2] Mary, T.Reynolds, James Joyce- A Collection of Critical Essays, New Centery View Prentice-Hall, Inc., 1993, tr.109.

[3] Mary, T.Reynolds, James Joyce – A Collection of Critical Essays, New Centery View Prentice-Hall, Inc., 1993, tr.110.

[4] Mary, T.Reynolds, James Joyce – A Collection of Critical Essays, New Centery View Prentice-Hall, Inc., 1993, tr.111.

[5] Mary, T.Reynolds, James Joyce – A Collection of Critical Essays, New Centery View Prentice-Hall, Inc., 1993, tr.113.

[6] Mary, T.Reynolds, James Joyce – A Collection of Critical Essays, New Centery View Prentice-Hall, Inc., 1993, tr.114.

[7] Mary, T.Reynolds, James Joyce – A Collection of Critical Essays, New Centery View Prentice-Hall, Inc., 1993, tr.114.

[8] Rice, Thomas Jackson, Joyce, Chaos and Complexity,University ofIllinois Press, 1997, Lời giới thiệu.

Bản tác giả gửi Lyluanvanhoc.com

(Dẫn từ lyluanvanhoc.com)

Biên giới của truyện kể

Standard

Gérard Genette

Nếu người ta chấp thuận theo quy ước thì: truyện kể là trình bày một sự kiện hay một chuỗi sự kiện có thực hay hư cấu, bằng phương tiện ngôn ngữ, đặc biệt là ngôn ngữ truyện kể; định nghĩa này có hiệu lực phổ thông, rõ ràng và đơn giản. Vấn đề tồn tại chính là: định nghĩa đó như hạn chế cách nhìn của chúng ta, nói đúng ra là che khuất ngay cái bản chất của truyện kể, xóa bỏ cái biên giới sở trường, cái điều kiện tồn tại của truyện kể. Không nên cho rằng truyện kể “tất nhiên là thế”, là kể lại, hay sắp đặt toàn bộ hành động một câu chuyện, một thần thoại, một sử thi, một tiểu thuyết… Sự phát triển văn học và nhận thức văn học trong nửa thế kỷ qua, đã có những kết quả khích lệ, lôi cuốn chúng ta phải quan tâm đến tính đặc thù, nghệ thuật và tính hành động trong truyện kể. Vấn đề đặt ra, chí ít cũng thôi thúc chúng ta cần nghiên cứu để nhận biết những biên giới cần thiết, có thể nói là cần làm rõ những cái đối lập với truyện kể; thông qua đó mà truyện kể được xác định và phân biệt với các loại hình không phải truyện kể.

Truyện kể và bắt chước (Diègèsis et mimèsis)[1]

Trong sách bàn về “Thi pháp”, Aristote[2] gợi lên ý kiến rằng truyện kể (Diègèsis) là một kiểu bắt chước của thi pháp gọi là thơ kể chuyện; thi pháp còn một kiểu khác là: trình bày trực tiếp các sự kiện, mà các diễn viên đem thể hiện bằng lời diễn, kèm theo động tác diễn trước công chúng. Như thế, ngày xưa có sự phân biệt giữa “thơ kể chuyện” và “kịch thơ” (Poésie narrative et poiésie dramatique).

Ý kiến của Platon (gần giống ý kiến Socrate)[3] khi bàn về sự khác nhau này, ông không cho truyện kể là bắt chước, mà còn tính đến có những bài thơ, không phải kịch thơ, vẫn có những đoạn trình bày theo dạng đối thoại, như thơ của Homère[4]. Như vậy là nguồn gốc xa xưa, sự phân tích giữa truyện kể và thơ, có vẻ mâu thuẫn.

Vấn đề mà Platon gọi là “sự phát biểu” theo ông: về mặt lý thuyết nó tự phân chia thành “sự bắt chước” là thực chất và “truyện kể đơn giản” (simple Diègèsis). Vì là truyện kể đơn giản nên Platon nghe những gì mà nhà thơ kể, “nói bằng những từ của chính nhà thơ, nhưng không hề gây cho chúng ta nghĩ rằng đây là một người khác đang nói”; trong truyện Iliade, ở bài ca số 1, Homère kể chuyện về ông già Chrysès như sau:

“Ông già đã vào chính điện nhà thờ của người Achéen để chuộc lại người con gái của ông. Ông mang theo khoản tiền chuộc rất lớn và cầm trong tay một chiếc gậy bằng vàng, trên đó có những cái giải của người bắn cung Apollon. Ông van xin tất cả người Achéen, nhất là hai người con trai của Atrée, là những người có thiện chí thu xếp”.

Ngay sau đó là đoạn thơ theo kiểu “bắt chước”, Homère tạo nên những ngôn ngữ như là ông già Chrysès đang nói: “Atrides ơi, anh cũng là người Achèen tài ba, người dân của các vị thiên thần Olympe; xin cầu thượng đế cho các anh tiêu diệt được thành thị của Priam, trở về bình yên với gia đình các anh ! Còn tôi, chỉ xin cầu mong các anh hãy trả lại đứa con gái của tôi ! Để đền đáp, xin các anh vui lòng nhận khoản tiền chuộc này, như ý của con trai thượng đế, tặng cho người bắn cung Apollon”. Platon nói thêm: rồi Homère lại tiếp nối câu chuyện theo thể thức thuần túy kể chuyện, nghĩa là kể lại những bài của Chrysès bằng cách nói gián tiếp và bằng văn xuôi. Sự phân chia cách diễn đạt của thi pháp thành hai kiểu thức đơn thuần và khác nhau như trên, phản ánh sự phân biệt của thời đó có kiểu thơ “kể chuyện”, sử dụng trong các buổi tế thần, và kiểu thơ “bắt chước” được trình bày bằng biểu diễn sân khấu. Với loại hình sử thi như Iliade, nói chính xác hơn là: một kiểu thức hỗn hợp, hay xen kẽ.

Trở lại cách phân tích của Aristote, thoạt nhìn như hoàn toàn trái với Platon, vì Aristote thu về cách diễn đạt của thi pháp chỉ có hai kiểu “bắt chước”, kiểu bắt chước trực tiếp (gọi là kịch thơ) và kiểu bắt chước truyện kể (gọi là thơ kể).

Platon gọi kiểu thứ nhất: “Thực chất là bắt chước”, kiểu thứ hai là “truyện kể” (diègèsis).

Như vậy, giữa Aristote và Platon có hai điểm thống nhất khi bàn về thi pháp:

–          Kiểu bắt chước để trình bày trong nghệ thuật sân khấu, gọi là kịch thơ.

–          Cả hai người đều không đề cập đến tính hỗn hợp trong thể loại này.

Đối với thể loại sử thi, hai ông đều có điểm khác nhau. Aristote coi sử thi là thể loại theo kiểu kể truyện thuần túy. Platon coi sử thi có chất liệu đối thoại (còn gọi là lời diễn đạt trực tiếp). Phần đối thoại dù có vượt qua phần kể chuyện thì nó vẫn mang tính chủ yếu là kể chuyện, vì được dẫn dắt bởi các phần kể chuyện; thực nghĩa, phần kể chuyện là cái cơ bản, cái cốt lõi của sự diễn đạt. Tuy vậy, Aristote thừa nhận thơ Homère là ưu việt, đặt trên các nhà thơ sử thi khác; Homère ít khi “lộ hình” trong thơ của mình, mà thường tạo nên khung cảnh để các nhân vật tự thể hiện tính cách, nghĩa là nhà thơ phải “bắt chước” vai trò của nhân vật để diễn đạt là nhiều hơn.

Tới đây rõ ràng là Aristote cũng công nhận tính chất “bắt chước” trong đối thoại của Platon đã đặt ra; đồng thời cách diễn đạt của thể loại sử thi cũng được xác định là: chất “kể chuyện” là căn bản, chất ‘kịch” là phổ biến hơn.

Sự khác nhau giữa Aristote và Platon rút gọn lại đơn giản là khác nhau về từ ngữ, hai cách phân loại đã gặp nhau trên điểm chủ yếu, nghĩa là sự đối lập giữa chất “kịch” và chất “kể chuyện”, hai nhà triết học đều cho rằng chất “kịch” mang tính “bắt chước” đầy đủ hơn là chất “kể chuyện”. Thống nhất trên cái thực tế, nhưng còn bất đồng về phương diện giá trị. Platon thì lên án các nhà thơ, khởi đầu là những nhà viết kịch bản, sáng tác với tư cách chỉ là người bắt chước[5], kể cả Homère cũng bị ông phê phán: nhà thơ kể chuyện nhưng quá lạm dụng tính bắt chước. Còn Aristote đặt thể loại bi kịch trên sử thi [6] và ca ngợi thơ Homère gần gũi với cách diễn đạt của thể loại kịch, vậy còn một điểm nữa để hai quan niệm trên đây đồng nhất với nhau là: truyện kể được quan niệm là một kiểu thức yếu dần, giảm dần khả năng trình diễn.

Tuy nhiên, cần bổ sung thêm một nhận xét về tính “bắt chước” để hiểu đầy đủ giá trị của truyện kể. Bắt chước trực tiếp (imitation directe) gồm cả bắt chước bằng cử chỉ và bằng ngôn ngữ, thường sử dụng trong nghệ thuật sân khấu. Có khi chỉ bắt chước cử chỉ, không kèm theo ngôn ngữ, là biểu diễn những hành động. Có khi chỉ bắt chước ngôn ngữ, thì lời diễn đạt thể hiện thông qua nhân vật; khả năng tái hiện của nó có bị hạn chế phần nào, vì bắt chước không thể hoàn toàn như cái thực.

Ảnh

by Wallcoo.com

Qua vài đoạn trích dẫn Iliade ở trên cho ta thấy: có đoạn, bằng ngôn ngữ biểu diễn những hành động của Chrysès; có đoạn chỉ lắp lại lời phát biểu của Chrysès, dù lời phát biểu thực của nhân vật hay lời phát biểu hư cấu, thì cả hai trường hợp đều không có biểu diễn hành động và lời thơ của Homère cứ hòa quyện vào lời diễn của Chrysès. Phải thừa nhận rằng: cách bắt chước trong thơ kể chuyện không thể nào có trong kịch thơ. Sự so sánh này quá đơn giản nhưng giúp chúng ta thấy rõ sự khác nhau sâu sắc của một kiểu thức diễn đạt, mà chúng ta đã quen thuộc. Truyện kể theo cách hỗn hợp thế này, Platon coi là một kiểu thức thông thường nhất là phổ biến nhất; hoặc như Michaux nói rằng: “bắt chước đan xen, theo cùng phong cách; không như nhau, thậm chí khác nhau, một chất liệu không lời nói, mà diễn đạt rất hiệu lực, và một chất liệu có lời nói, tự thân nó diễn đạt, luôn luôn hài lòng với công việc kể chuyện”.

Vậy là chúng ta được dẫn tới một kết luận bất ngờ: văn học với tư cách là sự trình diễn chỉ một kiểu thức, là truyện kể, kiểu thức trình diễn bằng tiếng nói tương đương với những sự kiện không tiếng nói (évènements non verbaux), cũng như những sự kiện có tiếng nói (évènements verbaux), trừ phi trường hợp này đứng trước một lời kể trực tiếp, nó tự hủy bỏ mọi chức năng trình diễn (gần giống như trường hợp: một vị thẩm phán có thể tạm dừng lời diễn đạt của mình để tòa án đích thân xem xét một vật chứng nào đó). Do đó, sự trình diễn văn học, theo cách “bắt chước” của các nhà văn thời xưa, không phải là truyện kể cộng với những “lời diễn đạt”, mà chỉ có một thứ truyện kể mà thôi. Platon so sánh “sự bắt chước” với “truyện kể” như là một sự bắt chước hoàn toàn với sự bắt chước không hoàn toàn; đã là bắt chước hoàn toàn, thì không còn là một sự bắt chước vì đó chính là cùng một vật thể, cùng một sự kiện mà thôi. Kết cục là chỉ có một sự bắt chước không hoàn toàn, và “bắt chước” chính là “truyện kể” (Mimèsis c’est diésésis).

Sự trần thuật và sự miêu tả (Narration et description)

Sự trình bày văn học một câu chuyện nếu cứ hòa lẫn vào truyện kể (theo nghĩa rộng) và không quy vào những yếu tố thuần túy kể chuyện (theo nghĩa hẹp) thì đâu là biên giới? Phải chấp nhận ngay rằng trong lòng truyện kể vốn có một sự khác biệt, sẽ phác họa nên một biên giới mới về lĩnh vực trình bày. Dù rằng các loại truyện kể có sự hòa trộn sâu sắc và biến hóa phong phú, vẫn có thể phân biệt:

–          Trình bày những hành động và sự kiện, tạo nên tính chất “kể” (kể chuyện).

–          Trình bày những nhân vật, hay vật thể nào đó, tạo nên chất “tả” (mô tả).

Vả lại, đem phối hợp giữa “kể” và “tả” là một trong những nét lớn về nhận thức văn học của chúng ta, mang tính truyền thống giáo khoa. Dù sao thì đó cũng là điểm phân biệt tương đối trong thời gian vừa qua; vấn đề đó rồi đây cần nghiên cứu có hệ thống: sự ra đời và phát triển của nó qua lý luận cũng như thực tiễn văn học. Trước thế kỷ XIX, sự phân biệt trên đây hình như không có hiệu lực, vì thời kỳ đó, truyện kể có những đoạn mô tả rất dài là loại tiểu thuyết tiêu biểu, xem như một phương sách, một yêu cầu của bút pháp. Về nguyên tắc, rõ ràng là có thể quan niệm những đoạn văn mô tả thuần túy, nhằm diễn đạt những đối tượng, tồn tại trong không gian nhất định, ngoài mọi sự kiện và ngoài mọi tính thời gian. Ngược lại, cũng dễ dàng quan niệm những đoạn văn được dùng để thuần túy mô tả những yếu tố của việc “kể”. Như câu: “Một ngôi nhà trắng, mái đen sẫm và những cửa sổ xanh”, không có một nét nào là “kể”; còn như câu: “Người đàn ông đến gần cái bàn và cầm lấy một con dao”, nó chứa đựng hai động từ, kèm theo ba danh từ, chí ít đã mang tính chất “tả”, nói lên một sự việc của một vật thể sống động. Do đó, một động từ dùng trong khung cảnh có hành động, cũng có thể ít nhiều mang tính chất “tả”. Bởi vậy, người ta nói: “Tả” cần thiết hơn là “kể”, vì “tả” mà không “kể” còn dễ hơn là “kể” mà không “tả”. Song, nguyên tắc này đã chỉ ra rằng: thực tế bản chất mối quan hệ đó đã thống nhất hai chức năng trong hầu hết các tác phẩm văn học, nghĩa là: mặc dù “tả” có thể độc lập với “kể”, nhưng có thể nói người ta không bao giờ thấy nó tồn tại ở trạng thái tự do; “kể” không thể thiếu “tả”, nhưng sự phụ thuộc đó không hề gây trở ngại cho “tả”. Tự nhiên “tả” trở thành “cô hầu gái – cô nô lệ” suốt đời cần thiết, cứ dan díu với “kể” và không bao giờ được giải phóng.

Có nhiều loại hình kể chuyện như: sử thi, truyện kể, truyện ngắn, tiểu thuyết,… “tả” có thể chiếm lĩnh phần rất lớn, thậm là chất liệu lớn hơn, nhưng nó lại luôn luôn có khuynh hướng là phụ liệu đơn giản cho câu chuyện. Trái lại, một tác phẩm viết theo cách coi nhẹ câu chuyện như phụ liệu của “tả” thì người ta nghĩ là không hay.

Nghiên cứu mối quan hệ giữa “tả” và “kể”, quy lại một vấn đề chủ yếu là cần xem xét kỹ chức năng mô tả trong kết cấu chung của truyện kể. Trong truyền thống văn học cổ điển (từ Homère đến cuối thế kỷ 19), người ta cứu xét tới hai chức năng.

–          Chức năng thứ nhất có thể gọi là thuộc loại “trang trí”. Môn tu từ học cổ điển đã sắp xếp “sự mô tả” là một trong những văn phong có lời diễn đạt hoa mỹ (style parmi les ornements de discours). Trong truyện kể, sự mô tả chi tiết hay dàn trải, xuất hiện ở đây như giây phút tạm ngừng, giây phút tiêu khiển, đóng vai trò thuần túy thẩm mỹ, ví như chức năng của những tranh tượng điêu khắc trong một công trình kiến trúc cổ điển. Thời kỳ nghệ thuật Baroque được đánh dấu là thời kỳ phát triển mạnh mẽ thể văn mô tả[7].

–          Chức năng thứ hai của mô tả, theo Balzac là: dẫn giải đồng thời nêu tính tượng trưng của đối tượng được mô tả, ngày nay thường thể hiện trong thể loại tiểu thuyết. Vì vậy khi mô tả các đồ vật như quần áo trang phục, đồ đạc trong một ngôi nhà v.v.. Balzac không những chỉ dẫn giải, đồng thời có ý kiến phản ánh tâm lý của nhân vật, cho nên những đồ vật đó vừa là dấu hiệu, nguyên nhân và là tác động đối với nhân vật. Ở đây ý nghĩa của “mô tả” không giống như thời kỳ cổ điển, mà trở thành một yếu tố quan trọng. Nhận xét tiến trình các hình thức kể chuyện, chúng ta thấy “cách mô tả có ý nghĩa” đã thay thế dần “cách mô tả trang trí” và đến đầu thế kỷ 20 thì phát triển mạnh, ngự trị trong truyện kể. Có một số thể loại tiểu thuyết hiện đại, xuất hiện khuynh hướng muốn giải phòng cách mô tả gò bó, nhưng chưa thực sự giải thích được vấn đề đó.

Sau cùng chúng ta cần lưu ý rằng: mọi sự khác nhau giữa “tả” và “kể” đều là sự khác nhau về nội dung. “Kể” gắn bó với hành động và sự kiện, nhấn mạnh vào tính thời gian và tính kịch của câu chuyện. Trái lại, “tả” gắn bó với các vật thể và nhân vật, diễn đạt chúng đồng thời, và tự xử lý các tình huống, tạo nên sự tạm dừng trong dòng thời gian; dàn trải câu chuyện trong không gian. Hai cách diễn đạt này minh họa hai thái độ đối ngẫu, thái độ này thì năng động hơn và thái độ kia thì trầm tư hơn, thi vị hơn. Song, xét về kiểu hình thức trình diễn (mode de représentation) thì: kể một sự kiện và tả một đối tượng đều tiến hành giống nhau, nghĩa là cùng vận dụng một phương tiện chung là ngôn ngữ. Sự khác nhau còn ý nghĩa hơn cả, có lẽ là: ngôn ngữ “kể” đòi hỏi những sự kiện tái hiện nối tiếp nhau, phải ăn khớp với tính thời gian; còn ngôn ngữ “tả” thì ngân nga diễn đạt những đối tượng của mình, cùng một thời gian gắn liền với nhau và bằng thứ ngôn ngữ riêng. Nhưng, trong văn học viết thì sự đối lập đó bị giảm hiệu lực rất nhiều.

Mặc dù “mô tả” xuất hiện như là một kiểu thức trình diễn văn học, không lấn át “kể chuyện”, và cũng không phá vỡ mối quan hệ thống nhất “kể và tả”, cho nên Platon và Aristote đã gọi tên là truyện kể. Nếu “mô tả” ghi nhận là một biên giới của truyện kể, thì cũng chỉ là biên giới nội tại và mờ nhạt. Có thể khái quát chung là: trong khái niệm truyện kể, người ta coi “mô tả” không phải là một trong những kiểu thức của truyện kể (theo nghĩa là một đặc trưng ngôn ngữ), mà khiêm tốn hơn, đó là một dáng vẻ, một thể văn gắn bó nhất với truyện kể.

Truyện kể và diễn ngôn (Récit et discours)

Qua tác phẩm Nền cộng hòa của Platon, và Thi pháp của Aristote, hình như hai ông có ý định thu gọn nền văn học vào lĩnh vực đặc biệt, văn học trình diễn: thơ = bắt chước (littérature représentative: poièsis = mimèsis). Bằng vào ý kiến này thì những gì bị loại trừ khỏi thi pháp, nổi lên thành một biên giới cuối cùng của truyện kể, có thể là biên giới quan trọng nhất và có ý nghĩa nhất. Vấn đề rõ ràng là loại thơ trữ tình, thơ trào phúng và thơ giáo khoa: hoặc là có thể dựa vào tác phẩm của một số nhân vật Hy lạp có tên tuổi ở thế kỷ IV và V để xem xét như: Pindarc, Alcele, Sapho, Archiloque, Hésiode…

Empédocle cũng vận dụng âm thuật như Homère, nhưng theo Aristote thì ông này không phải là một nhà thơ, nhà vật lý đúng hơn là nhà thơ. Song chắc hẳn, Archiloque, Sapho, Pindare, không thể gọi là những nhà vật lý, vì tác phẩm của họ bằng truyện kể, hay trình diễn trên sân khấu nhưng không dựa vào sự bắt chước một hành động nào ngoài con người và ngôn ngữ của nhà thơ; đơn giản là bằng lời diễn đạt do chính họ với danh nghĩa riêng, trình bày trực tiếp. Pindare ca ngợi thành tích của những người chiến thắng trong đại hội thi đấu của Omlympique; Archiloque công kích kẻ thù chính trị của ông ấy; Hésiode trình bày lời khuyên đối với những người trồng trọt; Empédocle, Parménide thuyết trình về vũ trụ… đó không phải là một cuộc trình diễn, không hề hư cấu, mà là những lời nói trực tiếp theo sự diễn đạt của tác phẩm. Thời đó người ta nói là: tương tự như loại thơ sầu bi Latin, ngày nay chúng ta gọi là thơ trữ tình; khi chuyển qua văn xuôi là thể văn hùng biện, phản ánh những vấn đề luân lý, triết học, hay là những bản thuyết trình khoa học, các tiểu phẩm thư tín, nhật ký v.v.. Các cách diễn đạt trực tiếp như thế, dù sao cũng là những kiểu thức, hình thức, cách viết, thoát ly khỏi “thi pháp”, bỏ qua chức năng trình diễn của thơ ca.

Do đó chúng ta có một sự phân tích mới, rất khoáng đạt, thành hai phần quan trọng ngang nhau trong tổng thể văn học. Thời gian qua, cách phân chia này gần tương ứng với kiến nghị của Emile Benveniste, phân biệt giữa truyện kể (hay nói chung là truyện) và lời diễn đạt. Cách phân chia của Benveniste bao hàm cả phạm trù lời diễn đạt mà Aristote gọi là “bắt chước trực tiếp”, nghĩa là phần diễn đạt bằng miệng mà nhà thơ hay người kể truyện nói thay cho các nhân vật truyện. Sự phân chia này làm nổi lên sự đối lập giữa tính khách quan của câu chuyện và tính chủ quan của lời diễn đạt. Cần lưu ý: các xác định này dựa vào những tiêu chuẩn của ngôn ngữ học.

Tính chủ quan của lời diễn đạt thể hiện rõ ràng ở sự hiển diện đại từ “tôi” (đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất) là người phát biểu lời diễn đạt, phối hợp với “thì hiện tại” là thời gian tiêu biểu của cách diễn đạt; đó là thời điểm chỉ sự trùng hợp sự kiện được mô tả với lời diễn đạt mô tả sự kiện.

Ngược lại, tính khách quan của câu chuyện được xác định khi không có lời dẫn giải của người kể chuyện; nói đúng ra là như không còn người kể chuyện. Các sự kiện cứ phát triển, hướng tới triển vọng của câu chuyện. Ở đây không có ai nói; bản thân các sự kiện như tự kể chuyện. Xin trích dẫn một truyện trong Gambara.

“Sau khi lượn quanh cửa hàng mỹ thuật, chàng trai trẻ nhìn trời rồi lại nhìn đồng hồ, có vẻ sốt ruột, vào phòng quy định riêng châm thuốc hút, rồi đứng trước tấm gương, ngắm qua bộ y phục của mình, hơi sang trọng một chút nhưng không hợp với thị hiếu ở Pháp. Anh ta nắn lại cổ áo, chỉnh lại bộ dây chuyền vàng mua ở Gênes, đang đeo trên chiếc áo gi – lê nhung đen. Bằng một động tác gọn gàng, vắt chiếc áo khoác thanh lịch qua vai, anh ta tiếp tục đi dạo và tiếp nhận những ánh mắt liếc nhìn quý phái. Khi màn đêm buông xuống, các cửa hàng rực sáng, anh ta đi về phía quảng trường Palais – Royal…”

Đoạn văn trên thuần túy là cách diễn đạt riêng của truyện, như cái cầu nối câu chuyện, hoàn toàn không có người kể chuyện, mà đúng là bản thân truyện tự kể.

Câu chuyện vẫn diễn ra trước mắt chúng ta không phát ra từ một người nào, và hầu như không chứa đựng một thông tin gì liên quan với người diễn đạt.

Bây giờ chúng ta so sánh với câu này: “Tôi đợi khi nào ổn định nơi ở mới biên thư cho anh; quyết định cuối cùng là tôi sẽ ở đây qua mùa đông”. Lời diễn đạt phụ thuộc vào một chủ thể (tính chủ quan), nhưng người ta vẫn đoán nhận được phần nào “truyện” giữa hai người, trong một hoàn cảnh (hay tình huống) nhất định (qua các đại từ: “tôi”, “anh”, “ở đây”). Nội dung lời nói và hoàn cảnh khi nói, là tiêu điểm quan trọng nhất của “nghĩa”.

Ảnh

by Wallcoo.com

Cần nói ngay thêm rằng: Tính chất trên đây của “truyện” và của “lời diễn đạt” không bao giờ ở trạng thái thuần túy biệt lập trong một câu chuyện; hầu như chúng  luôn luôn đòi hỏi sự đối xứng: một liều lượng hợp lý, truyện đan xen với lời diễn đạt, và lời diễn đạt lồng vào truyện. Truyện được đan xen với lời diễn đạt, chuyển hóa thành yếu tố của lời diễn đạt; lời diễn đạt đem lồng vào truyện, vẫn giữ nguyên tính chất của nó và dễ nhận biết. Tuy nhiên, người ta lại nói rằng: sự thuần khiết của truyện dễ bảo vệ hơn là lời thuần khiết của lời diễn đạt vì đúng như Georges Blin đã gọi lời diễn đạt là “sự xâm nhập của tác giả” (intrusion d’auteur).

Sự đối xứng giữa “truyện” và “lời diễn đạt” có chênh lệch cũng là lẽ thường tình. Trên thực tế, “lời diễn đạt” không có sự thuần khiết, nó mang tính chất tự nhiên của ngôn ngữ, là cái phổ biến nhất, đón nhận mọi hình thức văn học. Trái lại “truyện kể” là một kiểu thức riêng, được xác định bằng sự chắt lọc và bằng những điều kiện chặt chẽ. “Lời diễn đạt”, với bản tính của mình có thể “kể” mãi mãi; còn “truyện kể” không thể “dông dài”, nếu không thoát ly khỏi bản tính của mình. Song, “truyện kể” phải có cách né tránh, để không sa vào khô khan và đơn điệu, bởi vậy có thể nói: “Truyện kể” không bao giờ chịu sống trong hình thức khắc nghiệt. Thêm vào một chút quan sát, một vài tính từ, cũng đã là tăng thêm một chút mô tả, một sự so sánh thầm kín, một dáng vẻ khiêm nhường; hay đưa vào một cách cấu tạo âm ngữ nào đó, tạo nên một kiểu nói nghe ra vô thưởng vô phạt, mà vẫn có cái gì như xa lạ và bất kham.

Quá trình phát triển thể loại tiểu thuyết chưa bao giờ đạt được cách giải quyết thỏa đáng mối quan hệ nói trên. Trong thời kỳ cổ điển, như Cervantes, Scarron, Fielding, tác giả đồng thời là người kể truyện (l’auteur – narrateur), vui lòng đảm nhiệm lời diễn đạt riêng của mình (nhân danh công khai – N.D) tác giả can thiệp vào câu chuyện bằng những lời mỉa mai lộ liễu, giao thoại với độc giả bằng những lời thân mật. Cùng thời kỳ đó, người ta thấy còn có cách viết trái lại;  tác giả chuyển giao tất cả lời diễn đạt cho một nhân vật chính phát biểu, nghĩa là nhân vật, bằng đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất, vừa kể truyện, vừa bình luận các sự kiện, như loại tiểu thuyết giang hồ, hay loại tự truyện hư cấu: Lazarillo ở Gil Blas, Cuộc đời của Marianne. Còn có loại truyện viết theo cách: phân phối lời diễn đạt cho các nhân vật khác nhau, dưới hình thức trao đổi thư từ, khá phổ biến trong thế kỷ 18 (truyện ngắn Héloise, Những mối quan hệ nguy hiểm); hoặc viết theo cách nhẹ nhàng hơn, tinh tế hơn như kiểu của Joyce, Faulkner, dùng lời diễn đạt của các nhân vật chính, nối tiếp nhau, để dẫn dắt câu chuyện.

Chỉ có một thời điểm mà mối quan hệ giữa “truyện” và “lời diễn đạt” đảm bảo cân bằng, với tinh thần hoàn toàn trung thực, không e dè mà cũng không phô trương; đó là thế kỷ 19: thời đại cổ điển của truyện kể mang tính khách quan, kể từ Balzac đến Tolstoi. Trong thời kỳ hiện đại ngay những nhà văn trong sáng nhất, nghiêm chỉnh nhất cũng cho rằng sự cân bằng đó không thể có được trong thực tế (ý nói không thể cân bằng tuyệt đối – N.D)

Một số nhà văn Mỹ như: Hammett, Hemingway, từng cố gắng đưa truyện kể vào độ thuần khiết cao, bằng cách không trình bày các động cơ tâm lý của nhân vật, thì càng khó khăn dẫn giải, nếu không cầu viện lời diễn đạt, mà chỉ dựa vào sự đánh giá của tác giả… dẫn tới một kiểu diễn đạt bằng những câu văn ngắn, trúc trắc. Sartre đã nhận thấy hiện tượng này từ 1943 qua tác phẩm Người xa lạ của Camus, và mười năm sau người ta còn thấy qua tác phẩm của Robbe – Grillet. Mọi biến động về cách viết tiểu thuyết đương thời đều đã được phân tích từ cách viết này. Đặc biệt là khuynh hướng hiện nay, có thể nói là ngược với khuynh hướng trước đây, thể hiện rõ như cách viết của Sollers, Thibaudeau: đem hòa tan “truyện” vào trong “lời diễn đạt” của nhà văn đang mô tả, hay như Michel Foucault gọi là “Lời diễn đạt gắn liền với hành động đang mô tả, cùng diễn biến với hành động và bị giới hạn bằng hành động”.

Nếu thế thì tài nguyên văn học đã khô cạn, muốn tự thu mình lại để than thở về khả năng diễn đạt của mình. Truyện kể với đặc trưng phủ định, thôi thúc chúng ta phải coi trọng nghệ thuật quá khứ, để nó không rời bỏ chân trời mở rộng của chúng ta.

Xuân Lộc dịch

CHÚ THÍCH

[1] Tác giả sử dụng 2 từ: Diègèsis và mimèsis, nguyên gốc của Hy lạp. Chúng tôi xin dịch như trên, vì Diègèsis đồng nghĩa với récit;  mimèsis = imitation.

[2] Aritote: 384 – 322 trước công nguyên, một nhà triết học lớn thời cổ Hy lạp.

[3] Platon: 427 – 347 TCN, học trò của Socrate: 469 – 399 TCN. Đều là những nhà triết học lớn thời cổ Hy lạp.

[4] Homère: 810 – 730 TCN, nhà thơ anh hùng ca thời cổ Hy lạp.

[5] Ý nói: cách viết quá lạm dụng tính “bắt chước” khiến cho cách diễn đạt sẽ khô khan, nghèo nàn

[6] Cách so sánh này hàm ý nói về tính “bắt chước” trong ngôn ngữ, kịch thơ mang tính “bắt chước” đầy đủ hơn là thơ kể chuyện – ND.

[7] Nghệ thuật Baroque nói chung, thể văn Baroque nói riêng, xuất phát xứ từ phong trào “chống cải cách” (Thiên chúa giáo) phát triển mạnh ở Roma, nước Ý, 1630 – 1750; từ đó lan ra nhiều nước Châu Âu và châu Mỹ la tinh theo Thiên chúa giáo – ND

Theo: Những vấn đề lý luận văn học phương Tây hiện đại (Tự sự học kinh điển), Nxb Văn học, 2010

Bản vi tính Copyright © lyluanvanhoc.com 2011

(www.lyluanvanhoc.com)

 

Hành trình tư tưởng mỹ học và văn học phương Tây – Một cái nhìn nghiêng

Standard

Đỗ Lai Thúy

Trong khoa học nói chung và khoa học xã hội và nhân văn nói riêng, lý thuyết và phương pháp bao giờ cũng là một vấn đề hết sức quan trọng. Đành rằng mọi lý thuyết bao giờ cũng xuất phát từ thực tế, nhưng một khi cái thực tế được khái quát ấy thăng hoa thành lý luận thì nó không chỉ chiếu sáng cho chính thực tế ấy mà còn cho nhiều thực tế khác.

 

Bởi vậy, lý thuyết và phương pháp luôn hấp dẫn những đầu óc giàu sáng tạo. Bằng đôi cánh của tưởng tượng và khoa học, những bộ óc ấy biết vượt thoát khỏi những khuôn khổ chật hẹp của một thực tế đã chín nẫu. Đặc biệt là trong những thời buổi mà cái cũ đã qua, nhưng vẫn không chịu lui vào hậu trường mà vẫn chềnh ềnh trên sân khấu, còn cái mới thì chưa thấy đến. Lúc giao thời này, hệ giá trị cũ bị đảo lộn, không còn đủ chuẩn để làm một tiêu chí đánh giá nữa thì vai trò của lý luận là hết sức quyết định. Nó có thể chỉ hướng cho cả một nền khoa học, mở đường cho cái mới hình thành và phát triển.

Trong mỗi nền văn hóa tộc người bao giờ cũng có những đứt đoạn như vậy, hay đúng hơn liên tục qua những đứt đoạn. Và mỗi đứt đoạn có thể là một phát triển đột biến. Tôi cho rằng, hiện nay văn hoá nghệ thuật của chúng ta đang đứng trước một thách thức và một cơ hội như vậy. Trước đây, trong nghiên cứu văn hóa nghệ thuật hầu như chúng ta chỉ mới làm theo kinh nghiệm, hoặc chỉ theo một lý thuyết và một phương pháp duy nhất. Có thể, bấy giờ thực tiễn văn hóa, hoặc ít nhất là cái thực tiễn trong quan niệm của chúng ta, còn thuần nhất, nên cách làm đơn nguyên này còn chưa bộc lộ nhiều nhược điểm. Nhưng hiện nay, nước ta đang đổi mới và mở cửa trong bối cảnh toàn cầu hóa, thực tiễn văn hóa đã trở nên phong phú và phức tạp, thậm chí có phần hỗn độn. Bởi vậy, chúng ta cần phải hiểu biết nhiều lý thuyết và phương pháp mới, để trên cơ sở đó, chọn lấy những lý thuyết và phương pháp thích hợp cho mình, đáp ứng cả nhu cầu trước mắt và lâu dài.

Để làm được điều đó, tôi nghĩ, một mặt chúng ta phải quay về tìm hiểu những cách làm, cách ứng xử, những thành tựu của cha ông, để đến hiện đại từ truyền thống, như nhan đề một cuốn sách hết sức sâu sắc của Trần Đình Hượu, mặt khác phải tìm hiểu các lý thuyết và phương pháp nghiên cứu tiên tiến của nước ngoài. Lấy xưa phục vụ nay, lấy ngoài phục vụ trong vẫn là phương châm ứng xử khôn ngoan của chúng ta trước đây, nhưng hiện nay có lẽ những ứng xử ấy phải được thực thi trên một hệ quy chiếu mới. Chúng ta đi sau thế giới một bước, nhưng nếu có đầu óc thì sự đi sau ấy cũng có điều để mà khai thác, lợi dụng. Học cái được của người, tránh cái sai của người mà khỏi phải đóng một khoản học phí quá đắt. Với suy nghĩ trên, tôi tổ chức, biên soạn và giới thiệu các lý thuyết và phương pháp trong nghiên cứu văn hóa nghệ thuật của nước ngoài từ đầu thế kỷ 19 đến nay, tức từ khi thế giới hình thành các khoa học về văn hóa, đặc biệt là khoa học về văn học.

Ở Lời giới thiệu này, chúng tôi đi sâu vào khoa học văn học, bởi lẽ văn học trong truyền thống Việt Nam là tiêu biểu cho văn hóa, còn triết học và văn hóa học thế giới hiện nay thì luôn lấy văn học làm phòng thí nghiệm tư duy.

*

Ở phương Đông, đặc biệt là ở Việt Nam, do đặc điểm tư duy tổng hợp nên quá trình hình thành các bộ môn khoa học riêng biệt rất chậm. Tình trạng “văn sử triết” bất phân còn kéo dài cho đến ngày nay. Bởi vậy, một sự “tái tổng hợp” nào đó mà chưa qua tình trạng phân tích tuy dễ được chấp nhận, nhưng kèm theo nó bao giờ cũng mang tính hời hợt. Bởi vậy, việc đặt ra vấn đề khoa học văn học hiện nay là cần thiết. Nói vậy, không phải là muốn nói khoa nghiên cứu văn học của ta từ trước đến nay chưa khoa học. Không, nó vẫn có tính khoa hoc, nhưng chưa phải là một khoa học theo nghĩa là có một đối tượng riêng, một phương pháp nghiên cứu riêng, một hệ thuật ngữ riêng… trên nền hiểu biết về vật liệu ngôn từ. Ta có thể lấy một ví dụ, theo R. Jakobson, đối tượng riêng của khoa học văn học là chất thơ, chất văn, tính thơ, tính nghệ thuật, tóm lại đó là cái đẹp. Như vậy, đối tượng này không phải là cái xã hội được phản ánh vào văn chương (vì đó là đối tượng của Xã hội học), từ đó phương pháp riêng của nó sẽ là thi pháp học, hệ thuật ngữ riêng của nó sẽ là cấu trúc văn bản, xếp chồng văn bản, tính liên văn bản, tính đối thoại, tính đa âm… Và, cuối cùng, vì văn chương được xây cất từ vật liệu ngôn từ cho nên nhà nghiên cứu phải có những hiểu biết về ngôn ngữ học như một thứ khoa học về vật liệu của mình. Nhưng để đi đến một kết luận như vậy, khoa học văn học cũng phải trải qua một hành trình gian khổ đi tìm bản thân mình.

Khoa học văn học ở Việt Nam hiện nay chỉ mới xuất hiện nên nó chưa có đủ dữ kiện để cho phép mô tả nhận diện nó. Hơn nữa, chúng ta vẫn thường có tâm lý bụt chùa nhà không thiêng (âu cũng là một sự lộn trái của cái thú tắm ao nhà), nên chúng tôi muốn giới thiệu sự hình thành một khoa học văn học ở phương Tây như giới thiệu một kinh nghiệm mà ít nhất một bộ phận nhân loại đã trải qua.

Ảnh

by Michell Chrisman

Khoa học văn học, với tư cách là một khoa học nhân văn đặc biệt, là một bộ môn tương đối trẻ. Thời gian ra đời của nó khoảng đầu thế kỷ 19. Nhưng từ đó đến nay đã có nhiều trường phái, khuynh hướng phát triển khi cạnh tranh nhau, khi xâm nhập vào nhau, nhưng bao giờ cái sau cũng vừa phủ định, vừa kế thừa cái trước. Nếu theo dõi tiến trình của tư tưởng văn hóa và của mỹ học, người ta thấy chỉ khi nào nhận thức được vai trò của con người vừa như là đối tượng vừa như chủ thể của nó, thì khi ấy khoa nghiên cứu văn chương mới có cơ trở thành một khoa học.

Thời Cổ đại và Trung đại, con người chỉ là một bộ phận của thế giới và có cấu tạo đẳng hình với thế giới hoặc với thượng đế (giống như ở Đông phương coi con người là “tiểu vũ trụ” đồng nhất với “đại vũ trụ” là thế giới). Là một bộ phận, hoặc một thành viên (của cộng đồng nào đó), nên vai trò của con người rất hạn chế. Vai trò này dần dần được tăng trưởng cùng với việc con người thành viên trở thành con người cá nhân, có giá trị tự tại. Quá trình này hoàn kết vào giai đoạn Lãng mạn, khi con người khách thể, con người chức năng trở thành chủ thể, con người tự do, khi mỗi ngành khoa học xác định được đối tương riêng của mình và tách ra thành các khoa học riêng biệt.

Đầu tiên là khoa học xã hội tách ra khỏi khoa học tự nhiên, bởi vì mỗi ngành đã có đối tượng nghiên cứu riêng của mình. Khoa học tự nhiên nghiên cứu thế giới tự nhiên và các quy luật của nó. Khoa học xã hội nghiên cứu các quy luật xã hội và văn hóa. Đến cuối thế kỷ 18 – đầu 19, khoa học nhân văn lại tách ra khỏi khoa học xã hội. Sự khác nhau của chúng là ở chỗ một đằng thì nghiên cứu các thuộc tính thuần túy khách quan của xã hội, còn một đằng thì nghiên cứu cả những thuộc tính chủ quan của con người và xã hội, đặc biệt chú trong đến thế giới quan niệm và biểu tượng của con người. Đây là một bước ngoặt trong việc chuyển từ nền văn minh Cổ đại và Trung đại sang nền văn minh của Thời đại Mới. Chính ở ngưỡng cửa Thời đại Mới đó, khoa học về văn học xuất hiện.

Như mọi người đã biết, từ thời Cổ đại đến cuối thế kỷ 18 là sự thống trị của “từ chương học” và “thi pháp học” của triết gia Hy Lạp Cổ đại Aristote (384 – 322 tr. CN). Quan điểm “Nghệ thuật là sự mô phỏng” của ông là cái đinh treo móc đa số các lý thuyết nghệ thuật châu Âu Trung thế kỷ, kể cả của trường phái tả thực sau này. Bởi vậy, theo Aristote, đặc điểm quan trọng nhất của mọi nghệ thuật là cái có thể học được. Bởi vậy, “khoa học”, đó là tri thức lý thuyết về mỗi nghệ thuật, là tổng thể các quy tắc để làm ra các nghệ thuật này. Người nghệ sĩ không sáng tạo theo cảm hứng của mình mà tuân thủ theo các quy tắc có sẵn. Có thể nói, anh ta không sáng tạo ra vật thể, mà vật thể tự xuất hiện qua việc làm của anh ta. Sự sáng tạo thơ ca (tức văn chương nói chung) giải thích theo quan điểm của Aristote sẽ là như sau: mục đích của bi kịch là để “thanh lọc” (catharsis) tâm hồn người xem; hãy lấy những vở kịch có khả năng thanh lọc cao (tức những vở mẫu mực) rồi đem rút ra các quy tắc sáng tạo, và dựa vào các quy tắc này để sáng tác ra những vở bi kịch khác.

Như vậy, “thi pháp học” của Aristote thực chất là một khoa học về sự chế tác các tác phẩm thơ ca. Nó có ba đặc điểm sau: 1) Cột chặt nhà thơ vào nghệ thuật thủ công, có khuynh hướng mục đích luật; 2) Có tính chất quy phạm, đúng với mọi thời đại; 3) Có tính thực dụng vì các quy tắc sáng tác chỉ để dùng vào việc sản xuất tác phẩm. Sơ đồ lý thuyết này tồn tại cho đến thời đại của chủ nghĩa Lãng mạn, tức là khi trong mọi hoạt động, người ta nhận thức rằng con người không phải là thứ “công cụ phụ” để vật chất hoá các quy tắc có trước, mà là một lực lượng độc lập, tự do, là chủ thể sáng tạo. Đó là nguyên nhân của sự phê phán và khước từ thi pháp học của Aristote và là tiền đề nảy sinh ra thi pháp học hiện đại, tức khoa học văn học.

Khoa học văn học, bởi vì là một khoa học cho nên nó không có tính mục đích luận, không quy phạm hóa và không thực dụng. Khoa học văn học không có tham vọng dạy nhà văn làm ra những tác phẩm đúng. Nó không lập ra các quy luật, mà là nhận biết quy luật, và bởi thế, nó không ứng xử với văn chương theo lối độc thoại, hoặc mệnh lệnh, chỉ thị, mà chỉ như một sự miêu tả khách quan.

Nếu thi pháp học quy phạm (trước hết là thi pháp học của Aristote và không chỉ có thi pháp học của Aristote) hướng tới sự phân chia các tác phẩm văn chương ra thành “đúng” và “không đúng”, và thao tác quan trọng nhất của nó là loại trừ các tác phẩm không đúng ra khỏi nền văn chương “chân chính”, thì khoa học văn học không loại ra khỏi tầm mắt mình một văn bản nào cả. Nếu có một tác phẩm nào đó nằm ngoài một mô hình lý thuyết, tức không thể dùng mô hình lý thuyết để luận giải được nó, thì nhà nghiên cứu thừa nhận ngay sự không thỏa đáng của mô hình lý thuyết do mình xây dựng, và sẵn sàng sửa chữa lại theo tiêu chuẩn “thực tiễn là chân lý”. Thi pháp học quy phạm nhằm mục đích “dạy” cho các tác giả sản xuất ra những tác phẩm mẫu mực, nên nó hướng tới việc làm sao để có thể nắm bắt được những yếu tố nào đó của tác phẩm mà bản thân tác giả cũng trực tiếp ý thức được. Ngược lại, khoa học văn học kiên quyết chối từ chức năng thực dụng và thường hướng tới miêu tả những điều kiện sâu xa của văn chương mà chính tác giả cũng thường không ý thức được, và chúng được đưa vào tác phẩm ngoài ý định chủ quan của tác giả, bởi vậy, khoa học văn học thừa nhận văn chương có tính độc lập tương đối, thừa nhận tính tự trị của tác phẩm.

Khoa học văn học không phải hình thành ngay một lúc và nhất thành bất biến. Nó phát triển, trước hết, theo quy luật của chính bản thân nó và, sau đó, của hoàn cảnh lịch sử – xã hội cụ thể. Sự phát triển thành nhiều xu hướng của nó thể hiện một sức sống khỏe khoắn và lành mạnh. Mỗi một xu hướng khi đẩy đến tận cùng ưu điểm của nó thì đồng thời cũng phơi ra những nhược điểm. Xu hướng ra đời sau đó là để khắc phục những nhược điểm này thì lại lộ ra những bất cập khác để thách đố hoặc mời gọi sự khắc phục. Cứ như vậy, khoa học văn học đi trên con đường đến những sai lầm hợp lý hơn, dần dần hoàn thiện mình và trở thành khoa học.

Khoa học văn học với tư cách là một khoa học nhân văn, ngay từ khi ra đời, đã đặt ra nhiều câu hỏi quan trọng cho đương thời mà ngày nay vẫn đòi hỏi tiếp tục được trả lời. Trước hết vì thi pháp học Aristote không chú ý đúng mức đến tác giả với tư cách là người sáng tạo mà chỉ như một thợ thủ công, nên câu hỏi đầu tiên mà khoa học văn học đặt ra là tác giả là ai và mối quan hệ giữa tác giả và tác phẩm là như thế nào, và đặt trọng tâm nghiên cứu vào tác giả. Trên cơ sở cách đặt vấn đề này, phương pháp tiểu sử của nhà phê bình văn học Pháp nổi tiếng Sainte – Beuve (1804 – 1869) ra đời. Đây là sự tổng hợp độc đáo của nguyên tắc tính chủ quan và tính lịch sử của quá trình văn hóa kết gắn với học thuyết khai sáng về “bản chất không thay đổi của con người”. Cá nhân con người cụ thể là kẻ sáng tạo ra văn chương. Tác phẩm là một thứ con đẻ của tác giả, nên theo quy luật “giỏ nhà ai quai nhà ấy” thì nó phải in đậm dấu ấn người làm ra nó như khí chất, tính tình, thiên hướng, giáo dục… Sainte – Beuve nghiên cứu tác phẩm để thông qua nó tìm hiểu tác giả, đúng hơn là chân dung tâm lý của tác giả. Những nghiên cứu theo Phương pháp tiểu sử thường dẫn đến những khái quát ngắn gọn về tác giả như Montaigne là “tâm hồn trong sáng”, Lamartine “đa sầu đa cảm”, Nguyễn Tuân “ngông”…

Tuy nhiên, do quan niệm cá nhân là một bản chất bẩm sinh, không phụ thuộc vào hoàn cảnh xã hội lịch sử, nên phương pháp tiểu sử sa vào giản lược tâm lý, đóng đinh mỗi nhà văn vào một định ngữ chết. Hơn nữa, phương pháp tiểu sử dễ hòa tan phê bình văn chương vào tâm lý học, và, bởi vậy đánh mất đối tượng riêng và phương pháp riêng của minh. Xét cho cùng, đó là một thứ nghiên cứu văn học không có văn học, vì tác phẩm không phải là mục đích nghiên cứu, mà chỉ là phương tiện để đi đến tâm lý tác giả.

Dường như để bổ khuyết cho phương pháp tiểu sử, trường phái văn hoá – lịch sử ra đời do nhà triết học, nhà phê bình văn học Pháp H. Taine (1828 – 1893) đứng đầu. Trường phái này chịu ảnh hưởng sự phát triển mạnh mẽ của khoa học xã hội, chủ yếu là thực chứng luận của A. Comte (1789 – 1857). Taine tham gia trả lời câu hỏi trên bằng sự nhấn mạnh tuyệt đối đến hoàn cảnh lịch sử – xã hội. Văn chương, với ông, chỉ là “tấm ảnh của những phong tục tập quán và thước đo của tình trạng trí tuệ đương thời”. Ưu điểm của trường phái này là cắt đứt được sự quy phạm và tính phi lịch sử khi xem xét bản chất tâm lý tác giả. Khi nghiên cứu một nhà văn, Taine đưa ra ba nguyên lý cần phải áp dụng là chủng tộc, địa điểm và thời điểm.

Tuy nhiên, trường phái văn hóa – lịch sử vẫn tìm giá trị của văn chương không phải ở bản thân văn chương, mà ở đối tượng in dấu của văn chương, tức là văn hóa – lịch sử. Như vậy, nó đã có phần đồng nhất văn chương với thực tại xã hội mà văn chương phản ánh. Bởi vậy, lịch sử văn chương mà Taine muốn tạo dựng thực chất là lịch sử văn minh, lịch sử tư tưởng xã hội. Mối quan hệ biện chứng, chân thực giữa các quá trình xã hội và quá trình văn học chưa được giải thích rõ.

Phản ứng lại trường phái văn hoá – lịch sử nói riêng và chủ nghĩa thực chứng nói chung, trường phái tinh thần – lịch sử ra đời với thủ lĩnh là nhà triết học Đức W. Dilthey (1833 – 1911), người đầu tiên đặt vấn để tính tự trị của khoa học nhân văn. Theo Dilthey, sự khác nhau giữa khoa học tự nhiên và khoa học nhân văn là ở phương thức nhận thức. Thiên nhiên thì vô hồn, không có mục đích, không có cấu trúc tư tưởng, còn con người thì có tình cảm và ý chí. Đó là hai hiện thực khác nhau về chất. Thiên nhiên – đối tượng của khoa học tự nhiên – chỉ là vật liệu của kinh nghiệm “bề ngoài” của con người. Ngược lại, khoa học nhân văn nghiên cứu con người ở chính cái nơi mà chủ thể và khách thể trùng nhau; đó là tinh thần của con người. Bởi vậy, muốn hiểu được con người phải xuyên thấm vào động cơ, lý tưởng, quan niệm của nó, vào thế giới tinh thần trọn vẹn của nó. Khoa học văn học với tư cách là khoa học nhân văn cần phải nghiên cứu thế giới bên trong, mà phương pháp nghiên cứu, hoặc đúng hơn phương pháp nhận thức đối tượng, là đồng nhất mình với đối tượng, trở thành đối tượng để tự xem xét. Bảo vệ sự tự trị của tinh thần, nhà triết học đưa vào đó tính lịch sử bằng những khái niệm kết hợp như tinh thần Cổ đạitinh thần Trung đạitinh thần Khai sáng… Nếu trường phái văn hóa – lịch sử tuyệt đối hóa khoa học xã hội, thì trường phái tinh thần – lịch sử tuyệt đối hóa khoa học nhân văn. Tách khỏi khoa học tự nhiên là đúng, nhưng tách khỏi khoa học xã hội, như trường phái tinh thần – lịch sử đã làm, là không đúng. Bởi vậy, nó không khỏi lúng túng trong việc giải quyết mối quan hệ giữa cái chủ quan, cái khách quan và cái lịch sử.

Như vậy là ở đầu thế kỷ 20, có cơ sở để nói đến một sự lúng túng của khoa học nhân văn nói chung và khoa học văn học nói riêng. Cần phải tìm kiếm những con đường đi mới. Và một trong những lối đi đó là Phê bình Mới (The New Criticism) xuất hiện ở Mỹ vào những năm 1920 – 1940 với những tên tuổi như J. C. Ransom, T. S. Eliot, R. Wellek, W. K. Wimsatt… Quan niệm tác phẩm như là một “hình thức hữu cơ”, trường phái này đã làm nổi bật tính chỉnh thể bên trong tuyệt đối của nó, đồng thời cũng nêu ra được mối quan hệ của từng yếu tố với chỉnh thể, của yếu tố với yếu tố theo một cấu trúc tầng bậc. Bởi vậy, tác phẩm ở một mức độ đáng kể, không phải là cảm hứng tùy tiện của tác giả, mà là kết quả của sự hiện thực hóa các quy luật khách quan của chính nghệ thuật. Nói chính xác hơn, trong tác phẩm có những yếu tố thể hiện tương đối trực tiếp ý đồ và ý chí tự giác của tác giả, nhưng cũng có cả những yếu tố không mới mẻ, mà tác giả sử dụng nó một cách vô thức theo ký ức cộng đồng.

Đưa ra thuật ngữ truyền thống, T. S. Eliot (1888 – 1965), nhà thơ, nhà phê bình văn học Anh gốc Mỹ này có ngụ ý nói tới đặc điểm phi cá nhân và phi lịch sử của những hình thức và những cơ chế nào đó tồn tại trong nghệ thuật. Chúng làm cho các tác giả, hoặc các thời đại văn chương, liên quan với nhau, đảm bảo tính liên tục, tính xuyên suốt của văn chương nói riêng và văn hóa nhân loại nói chung, bất chấp những đứt đoạn, những đổi mới không ngừng.

Sự tìm kiếm những hằng số trong văn hóa và văn học đã được nhiều nhà khoa học nhân văn của thế kỷ 20 chú ý. Và chính ở đây có thể bắt gặp quan điểm giống nhau giữa Phê bình Mới, và Tâm lý học phân tích của Jung, cũng như trường phái Thần thoại – nghi lễ và một phần Chủ nghĩa cấu trúc.

Nhà tâm phân học Thụy Sĩ C. G. Jung (1875 – 1961) cùng với việc đưa ra lý thuyết về các loại hình tâm lý, về vô thức tập thể, đã phần nào trả lời câu hỏi về hằng số này bằng lý thuyết của ông về cổ mẫu (archétype): những môtíp nhất định có khả năng lặp lại ở những tác giả khác nhau trong tiến trình của toàn bộ lịch sử nghệ thuật, và không thể chỉ giải thích chúng bằng đời sống tâm linh của cá nhân người nghệ sĩ, mà cả bằng sự tác động của hoàn cảnh xung quanh, của cả truyền thống văn hóa xa xưa. Cổ mẫu cắm rễ sâu vào lĩnh vực “vô thức tập thể”, nơi chứa đựng kinh nghiệm tổng thể, lặp đi lặp lại hàng triệu lần của toàn thể nhân loại. Đó không phải là những quan niệm mới nảy sinh, mà là các khuôn mẫu được làm đầy bởi những vật liệu cụ thể của kinh nghiệm hữu thức, thứ kinh nghiệm được thực tiễn xã hội của một thời nhất định ngầm mách bảo. Cổ mẫu thực hiện vai trò điều chỉnh độc đáo cái sơ đồ cấu trúc của dòng chảy ngầm của vô thức, nơi mà tính tích cực sáng tạo của chủ thể xuôi theo trên đó. Nó dường như sắp xếp lại trực giác, ấn tượng phi hình thể của người nghệ sĩ, mang đến cho anh ta “hình hài” cụ thể, cá biệt. Cổ mẫu không chỉ là nguyên tắc điều chỉnh và cấu tạo hình thức của tác phẩm, mà chính sự tồn tại của nó tạo ra tính xuyên văn bản, giải thích tại sao ở một thời đại xa chúng ta, ở một đất nước xa chúng ta mà một sáng tạo nghệ thuật vẫn hấp dẫn chúng ta. Bởi lẽ, nhờ cổ mẫu mà cái vô thức toàn nhân loại gắn vào cảm xúc cá nhân và kết hợp được với ý thức một thời đại cụ thể, thắng vượt cái nhất thời của tồn tại cá nhân và đưa số phận cá nhân đến số phận toàn nhân loại.

Lý thuyết của Jung về cổ mẫu kết hợp với lý thuyết thần thoại – nghi lễcủa nhà nhân học văn hóa Anh J. G. Frazer (1854 – 1941) nghiên cứu cái đặc thù của ý thức huyền thoại dẫn đến sự xuất hiện của trường phái Thần thoại – nghi lễ trong nghiên cứu văn học vào những năm 30 mà đại biểu xuất sắc là N. Frye với tác phẩm Giải phẫu phê bình (1947). Nhà bác học người Canada này đến với huyền thoại không phải như những “mảnh vỡ” hay những thủ pháp được nhà văn sử dụng trong tác phẩm của họ, mà như những cổ mẫu chung của nhân loại cho phép lý giải những bình diện ngữ nghĩa khác nhau của tác phẩm.

Chống lại việc coi văn chương như một hiện tượng tinh thần kiểu Hégel, Chủ nghĩa hiện sinh suy tư về Tồn tại xuất phát từ nghiệm sinh của con người, và cho rằng Tồn tại có trước Bản chất, nên đã kéo văn chương trở về với đời sống, nhất là đời sống xã hội. Ở đây, nghệ thuật được coi như một phương thức “tồn tại của sự thật”. Nhưng khác với ở nhà triết học Đức Heidegger (1889 – 1976), ở J. P. Sartre (1905 – 1980) sự thật đó đã được chuyển từ bình diện bản thể luận trừu tượng sang bình diện giao tiếp xã hội cụ thể. Khoảng cách chia cắt con người và thế giới là ở chỗ thế giới thuần túy thì mang tính toàn vẹn, trong khi đó con người thì mang tính thiếu khuyết, bởi một cá nhân cụ thể không có khả năng như thượng đế nắm trọn vẹn được thực tiễn: cá nhân không nằm ngoài mà nằm trong thực tiễn, nhìn thực tiễn từ góc độ riêng của nó. Văn chương với tính hình tượng cụ thể cảm tính của nó tạo ra sự đồng cảm, xích con người lại gần nhau khiến cho nó có khả năng nắm được tính toàn vẹn của thế giới trong trạng thái quên mình và hoàn cảnh của mình. Heidegger nhấn mạnh đến khả năng xuyên cá nhân của văn chương, còn Sartre thì nói đến sự đồng cảm xã hội.

L. Goldman cũng tiếp cận văn học từ góc độ xã hội học, ông thành lập trường phái cấu trúc phát sinh. Chống lại chủ nghĩa kinh nghiệm, chủ nghĩa trực giác, ông tìm nguồn gốc nghệ thuật trong kinh tế – xã hội và giai cấp, nghĩa là muốn tìm một cách nghiên cứu văn học không chỉ như một khoa học nhân văn, mà như một khoa học xã hội – nhân văn. Đây là một thử nghiệm của sự kết hợp chủ nghĩa Marx và chủ nghĩa cấu trúc. Quan niệm này của ông thể hiện trong cuốn Vì một xã hội học của tiểu thuyết

Khoa học về văn học của thế kỷ 20 phát triển đặc biệt phong phú và mạnh mẽ. Nó gắn liền với những thành tựu mới về triết học, khoa học xã hội và nhân văn. Trước hết đó là học thuyết Freud phát hiện ra một miền bí ẩn trong con người: vô thức. Hóa ra, con người còn chịu sự chi phối sâu xa của vô thức. Sau đó là thuyết trực giác của H. Bergson (1859 – 1941, nhà văn, nhà triết học Pháp, giải Nobel văn chương năm 1925). Và, cuối cùng, là ngôn ngữ học cấu trúc của Saussure (1857 – 1913, nhà ngôn ngữ học Thụy Sĩ). Thành tựu ngôn ngữ học của ông có ảnh hưởng lớn đến các khoa học xã hội và nhân văn và đã có lúc ngôn ngữ học cấu trúc được coi là một “khoa học hoa tiêu” (science pilote). Các khoa học này chẳng những đã làm thay đổi triệt để quan niệm về con người (từ khách thể thành chủ thể; từ hữu thức sang vô thức; từ sản phẩm của hoàn cảnh, con người chức năng thành con người chủ động, tác nhân sáng tạo; từ con người chỉ được nhìn từ ngoài vào thành con người được nhìn từ trong ra, đa nguyên về bản chất, về văn hóa… ) làm cho văn chương không những trở nên sâu sắc hơn, cận nhân tình hơn, mà còn cung cấp cho nghiên cứu văn học những cái nhìn mới, phương pháp mới, chìa khóa mới để giải mã tác phẩm. Bởi vậy, khoa học văn học làm nảy sinh nhiều phương pháp phê bình khác nhau như phê bình chủ đề, phê bình tưởng tượng, phê bình ý thức, phê bình tâm phân, phê bình cấu trúc phát sinh, phê bình thi pháp học… và các phương pháp tiếp cận từ các ngành khoa học khác như xã hội học, ngôn ngữ học, ký hiệu học…

Tuy nhiên, khi xã hội loài người bước vào giai đoạn hậu hiện đại, thì chủ nghĩa cấu trúc biến thành hậu cấu trúc hoặc giải cơ cấu với các tên tuổi như Roland Barthes và Jacques Derrida. Sự việc bắt đầu bằng sự phân biệt văn bản và tác phẩm, một bước tiến mới trong quá trình nhận thức và khái niệm hóa tác phẩm văn học. Theo Roman Ingarden (1893 – 1970) trong Tác phẩm văn học (1931) và sau đó là Umberto Eco trong Tác phẩm mở thì những gì mà nhà văn viết ra mà bấy lâu nay chúng ta vẫn tưởng đã là tác phẩm văn học thì theo lý luận văn học hậu hiện đại chỉ đang là, hay nói khác chỉ là văn bản. Cái văn bản đó cần phải được người đọc bằng cảm xúc, bằng kinh nghiệm sống và kinh nghiệm thẩm mỹ, cộng thêm trí tưởng tượngcụ thể hóa nó thì mới trở thành tác phẩm. Như vậy, nói đến tác phẩm văn học không thể thiếu được vai trò người đọc như là kẻ đồng sáng tạo, người thực hiện công đoạn hai trong việc hoàn tất một ngôi nhà. Nhưng để người đọc có thể tham dự được vào công trình sáng tạo này thì văn bản của nhà văn phải có nhiều khoảng trắng, khoảng trống và khoảng lặng, phải có sự chưa nói hết, sự đa nghĩa và ẩn ý, phải có những khẳng định và hoài nghi có tính chất thách đố… Thứ kết cấu vẫy gọi (thuật ngữ mỹ học tiếp nhận của nhà minh giải học W. Iser, này sẽ dẫn dụ người đọc tham gia vào đối thoại với văn bản để hình thành tác phẩm, biến nghĩa của văn bản thành ý nghĩacủa tác phẩm, hay nói khác biến nghĩa đang tồn tại thành nghĩa đang tạo lập. Như vậy, sự hình thành nên tác phẩm văn học là một quá trình. Quá trình này là rất không ổn định và không có kết thúc, luôn luôn ở trạng thái dang dở.

Đến đây một vấn đề khác được đặt ra là mỗi người đọc, với tư cách là một cá nhân có cảm nhận riêng, liệu có thể biến một văn bản thành ngọn tháp Babel của vô vàn những tác phẩm khác hẳn nhau? Theo nhà chú giải học nổi tiếng người Đức Hans Robert Jauss thì câu trả lời là không. Bởi lẽ, mỗi một người đều là sản phẩm của một thời đại văn hóa, xa hơn là một truyền thống văn hóa. Chính thứ định kiến văn hóa này sẽ điều kiện hóa cảm xúc và suy nghĩ của mọi người, khiến cho họ dù có “tung tẩy” đến đâu trong cách đọc thì cũng chỉ tung tẩy trong giới hạn của một vài cách đã được quy định trước, gọi là tầm đón đợi. Sự khác nhau của những tầm đón đợi trong một cộng đồng đọc hoặc giữa những cộng đồng đọc khác nhau thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của một nhà văn hoặc một nền văn học dân tộc.

Nếu ở giai đoạn đầu của khoa học văn học mà trọng tâm nghiên cứu là tác giả như là một con người có thực và quan hệ tác giả – tác phẩm là mỗi quan hệ nhân quả, thì nghĩa của tác phẩm văn học lúc này là nghĩa ổn định, tức sự chủ ý của nhà văn. Giai đoạn sau chỉ coi trọng tác phẩm, cho rằng tác phẩm có tính tự trị, nghĩa ổn định vì văn bản có giá trị khách quan. Tác giả thì đã chết còn người đọc thì chưa ra đời. Sự xuất hiện của người đọc ở giai đoạn gần đây, thời hậu hiện đại, đã làm cho văn bản giải cấu trúc để trở thành liên văn bản, chủ thể trở thành liên chủ thể và nghĩa của tác phẩm văn học trở nên không ổn định, không hoàn kết và có tính quan hệ. Tác phẩm văn học, như vậy, ngoài phần chủ ý còn có phần không chủ ý. Và, thật là nghịch lý, giá trị của tác phẩm văn học hình như lại nằm ở chính cái phần không chủ ý này.

Ảnh

Daniel Popovic, 1930s – 1940s

*

Xu thế văn hóa Việt Nam thế kỷ 20 (và, có lẽ, cả 21 nữa) là hiện đại hóa để hòa nhịp cùng thế giới. Bởi vậy, việc giới thiệu những thành tựu khoa học của nước ngoài là điều vô cùng cần thiết. Nhưng do đặc điểm của Việt Nam là một nước sẽ công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong một thế giới đã chuyển sang hậu công nghiệp, nên bản lĩnh lựa chọn là tối quan trọng: làm sao vừa đảm bảo được những yếu tố công nghiệp (tính tuần tự) vừa tiếp thu được những yếu tố hậu công nghiệp (tính nhảy vọt) để rút ngắn thời gian, vừa không giam chân trong trì trệ, vừa không nôn nóng duy ý chí. Nếu xem xét một mặt cắt đồng đại của phê bình văn học hiện nay, người ta thấy nó hội đủ các yếu tố nông nghiệp, công nghiệp, hậu công nghiệp… Từ những suy tư học thuật nghiêm túc, cập nhật và cập thế giới đến thói đôi co cãi nhau vặt, đủ cả. Bởi vậy, để khỏi làm rối bạn đọc, trước khi và cùng với việc giới thiệu những thành tựu của khoa học về văn chương của nước ngoài hiện nay, chúng tôi muốn giới thiệu quá trình hình thành của nó, lịch sử của nó, như một thứ kinh nghiệm, một vật-cho-ta.

Chúng tôi tổ chức, biên soạn và giới thiệu cuốn Các lý thuyết và phương pháp trong nghiên cứu văn hóa nghệ thuật này để bạn đọc có tài liệu tham khảo. Mặc dù tập sách đã khá dày, nhưng vẫn là không đầy đủ, đặc biệt là những lời giới thiệu còn sơ sài. Tôi hy vọng rằng từ những khiếm khuyết của tập sách này chẳng bao lâu nữa chúng ta sẽ có nhiều bản dịch các tác phẩm lý thuyết và có những nhà chuyên nghiên cứu và giới thiệu lĩnh vực lý luận và phương pháp của thế giới.

Nguồn: Sự đỏng đảnh của phương pháp. Nxb. Văn hóa Thông tin, Tạp chí Văn hóa – nghệ thuật, 2004. 

Copyright © 2012 – PHÊ BÌNH VĂN HỌC

(www.phebinhvanhoc.com.vn)

Viết để làm gì?

Standard

Jean – Paul Sartre 

Lời giới thiệu: Jean-Paul Sartre  và chủ nghĩa hiện sinh

Jean-Paul Sartre (1905-1980) tốt nghiệp trường Đại học Sư phạm ở Paris (1929), thực tập nghiên cứu tại Viện Pháp quốc ở Berlin (1933-1934), dạy triết học ở nhiều trường Trung học Pháp (1929-1939). Trong những năm Đức chiếm đóng (1941-1944), ông tích cực hợp tác với báo chí kháng chiến. Từ năm 1945, đứng đầu tờ tạp chí do ông sáng lập Les Temps Modernes (Thời hiện đại).

 

Quan điểm triết học (hiện sinh vô thần) của Sartre được hình thành trong quá trình đấu tranh chống “chủ nghĩa duy tâm đại học” như là một thứ triết học tách rời đời sống. Tuy nhiên, sự tác động quyết định đến tư tưởng triết học của ông là hiện tượng học của E. Husserl và bản thể học của M. Heidegger. Còn liên quan đến sự tiến triển nhân sinh quan của Sartre thì có vai trò đáng kể của học thuyết Karl Marx.

Năm 1943 ra đời tác phẩm triết học cơ bản nhất của Sartre, Hữu thể và vô thể. Sau đó là những tác phẩm khác nhau như Tưởng tượng (1940), Chủ nghĩa hiện sinh là chủ nghĩa nhân đạo (1946), Situations (10 tập, 1947-1976), Phê bình lý tính biện chứng (1960), v.v. Phổ biến hơn cả là văn xuôi triết lý của ông như Buồn nôn (1938), Những con đường của tự do(bộ ba, 1945-1949), các vở kịch Ruồi (1943), Chết không mồ (1946), Gái điếm mà lễ độ (1946), Những bàn tay bẩn (1948), Quỷ sứ và thượng đế(1951)…

Về phương pháp phê bình hiện sinh, Sartre cho rằng để phát hiện ra trong tác phẩm cái được mặc khải bằng cuộc phiêu lưu đặc biệt của một con người bị thúc đẩy bởi lo âu của mình mà trở thành nhà văn, ông cố gắng sát nhập chủ nghĩa Marx và phân tâm học thành một thứ nhân loại học có thể giải thích con người trong tính toàn vẹn của nó. Cần kiểm tra hoàn cảnh hiện sinh của cái tôi, cái hoàn cảnh chi phối sự lựa chọn nguyên ủy. Ví như công trình nghiên cứu về Flaubert của Sartre đã sát nhập sự đặc biệt của một cá thể với sự vận động chung của lịch sử. Điều này được thực hiện bởi phương pháp “tiến triển – thoái triển” nó thống nhất một cách biện chứng sự tra vấn lịch sử và sự phân tích tác phẩm. Đây là một bản lề hai chiều giữa khách thể văn bản, nó chứa đựng toàn bộ thời đại như là những ý nghĩa thang bậc và thời đại chứa đựng khách thể trong tổng thể của nó. Như vậy, tiểu sử trở thành, theo lời thú nhận của chính Sartre, một cuốn “tiểu thuyết đích thực” và giả thiết một tha giác của nhà phê bình, kẻ đã luồn vào tấm da của tác giả.

Dù đã trải qua nhiều bước ngoặt trong thế giới quan của mình, trọng tâm chú ý của Sartre bao giờ cũng là vấn đề tự do và tính tích cực sáng tạo của một cá nhân cụ thể gắn mình với lịch sử, “nhờ lịch sử, bên trong lịch sử và vì lịch sử”. Đó là quan niệm dấn thân của Sartre nói riêng và của văn chương hiện sinh nói chung. Điều này được thể hiện rõ rệt trong các công trình nghiên cứu văn học của Sartre như Văn học là gì? (1947),Baudelaire (1947), đặc biệt công trình về Flaubert Thằng ngốc trong gia đình (1971)…

Văn học là gì? trình bày một cách rõ ràng quan niệm của Sartre về văn học: Viết là gì? Viết để làm gì? Viết cho ai?… Với tài năng của một nhà văn, với sự sâu sắc của một nhà triết học, với sự sôi nổi của một nhà luận chiến, Sartre đã trình bày quan niệm văn học dấn thân của mình, lấy đó làm hệ quy chiến để soát xét lại toàn bộ các khái niệm văn học khác, quy về một mối. ở đây, chúng tôi xin giới thiệu chương II của tác phẩm do nhà văn Nguyên Ngọc dịch.

Đỗ Lai Thúy

*

Mỗi người có lý do riêng của mình: với người này, nghệ thuật là một cuộc chạy trốn; với người kia, một phương cách chinh phục. Nhưng người ta có thể trốn vào một nơi cô tịch, vào đam mê, vào cái chết; người ta có thể chinh phục bằng vũ khí. Tại sao phải đích thị là viết, làm những cuộc trốn chạy của mình bằng cái viết?

Ấy là vì, đằng sau những ý đồ khác nhau của các tác giả, có một chọn lựa sâu xa hơn và trực tiếp hơn, chung cho mọi người. Chúng ta sẽ cố làm sáng tỏ lựa chọn đó và sẽ thấy có phải nhân danh chính sự lựa chọn phương cách viết đó của họ mà ta cần đòi hỏi nhà văn phải dấn thân.

Mỗi tri giác của chúng ta đều mang kèm ý thức rằng thực tại của con người có tính “phơi bóc ra”, nghĩa là do nó mà “có” tồn tại, hay cũng có thể nói rằng con người là cái phương cách qua đó các sự vật hiển lộ; chính sự hiện diện của chúng ta trên thế gian nhân các mối quan hệ lên, chính chúng ta làm cho cái cây kia và góc trời nọ tương quan với nhau; nhờ ta mà ngôi sao kia, đã chết từ bao nhiêu nghìn năm trước, mảnh trăng và dòng sông âm u nọ bộc lộ ra trong sự thống nhất của một phong cảnh; chính tốc độ chiếc xe hơi, chiếc máy bay của ta xếp đặt các khối lục địa rộng lớn lại; mỗi hành vi của chúng ta khiến thế giới hiện ra với ta trong một diện mạo mới. Nhưng nếu ta biết chúng ta là những người dò tìm ra cái tồn tại, thì ta cũng biết không phải ta sản sinh ra chúng. Phong cảnh kia, nếu ta quay lưng đi, sẽ ứ đọng vô nhân chứng trong kiếp thường hằng tăm tối của nó. Cùng lắm là ứ đọng; chẳng ai điên mà tin rằng nó sẽ tiêu biến. Tiêu biến đi là chúng ta, còn trái đất thì sẽ ở lại đó trong giấc ngủ lịm của nó cho tới khi một ý thức khác đến đánh thức nó dậy. Như vậy cùng với niềm tin chắc nội tại về tính “bóc lộ ra” của mình, ta còn có niềm tin rằng mình chẳng có vai trò cốt yếu nào cả đối với sự vật được bóc lộ ra đó.

Một trong những động lực của sáng tạo nhà thơ chắc chắn là cái nhu cầu tự cảm thấy mình có vai trò cốt yếu đối thế giới. Dáng vẻ kia của những cánh đồng hay của biển, nét mặt kia mà tôi đã bóc lộ ra, nếu tôi cố định nó trên một bức tranh, trong một tác phẩm viết, bằng cách siết chặt lại các mối tương quan, bằng cách đưa lại trật tự nơi không có trật tự, bằng cách đem sự thống nhất của trí tuệ mà áp đặt lên cho cái đa dạng của các sự vật, tôi có ý thức là tôi sản sinh ra chúng, nghĩa là tôi tự cảm thấy tôi là cốt yếu đối với sự sáng tạo của mình… Nhưng lần này vật được sáng tạo ra lại tuột khỏi tay tôi: tôi không thể bóc lộ và sản sinh cùng một lúc. Tác phẩm chuyển thành không cốt yếu so với hoạt động sáng tạo. Trước hết dẫu đối với những người khác nó được xem như đã hoàn chỉnh, thì vật được sáng tạo ra đối với ta luôn luôn có vẻ còn tạm treo đó: lúc nào, ta cũng có thể thay đổi đường nét này, màu sắc kia, hay từ nọ; cho nên không bao giờ nó hoàn chỉnh. Một họa sĩ học nghề hỏi thầy: “Lúc nào tôi có thể coi bức họa của tôi là đã hoàn thành?”. Người thầy trả lời: “Khi anh có thể nhìn nó mà kinh ngạc, tự hỏi: “chính mình đã làm ra cái này ư!”

Tức là: không bao giờ. Bởi như vậy thì cũng bằng nhìn ngắm tác phẩm của mình bằng con mắt của một người khác và bóc lộ cái người ta đã sáng tạo ra. Nhưng đương nhiên ta càng ý thức về hành động sản sinh của mình bao nhiêu thì càng ít ý thức về vật được sản sinh ra bấy nhiêu. Khi đấy là một đồ gốm hay một sườn nhà và ta làm ra chúng theo những quy phạm truyền thống với những công cụ mà việc sử dụng đã được quy tắc hóa, thì chính là cái nhân vật “người ta” nổi tiếng của Heidegger đã lao động thông qua đôi bàn tay ta. Trong trường hợp đó, kết quả đối với ta có thể đủ xa lạ để trong mắt ta nó vẫn giữ được vẻ khách quan. Nhưng nếu ta tự mình sản sinh các quy tắc sản xuất, các thước đo và các tiêu chuẩn và nếu nhiệt tình sáng tạo đến từ nơi sâu xa nhất của tâm hồn ta, khi đó ta mãi mãi chỉ ở bên trong tác phẩm của mình: chính ta đã phát minh ra các lề luật dùng để phán xét nó; đó là chuyện đời ta, tình yêu của ta, niềm vui của ta, mà ta nhận ra trong đó; ngay cả khi ta nhìn nó mà không hề chạm vào nó nữa, ta cũng không bao giờnhận được từ nó niềm vui hay tình yêu ấy: ta đã đặt chúng vào đó; những hiệu quả ta đạt được trên bức tranh hay trên trang giấy chẳng bao giờ có vẻkhách quan đối với ta, ta quá am tường những cách thức mà chúng là hiệu quả. Những cách thức ấy là một khám phá chủ quan: chúng là chính ta, cảm hứng của ta, mưu mẹo của ta và khi ta tìm cách cảm nhận tác phẩm của mình, ta còn tiếp tục sáng tạo ra nó nữa, ta thầm lặp lại những thao tác đã tạo nên nó, mỗi một dáng vẻ của nó hiện ra như là một kết quả. Như vậy, trong sự cảm nhận, đối tượng tự hiến mình như là cái cốt yếu còn chủ thể là cái không cốt yếu; chủ thể đi tìm và đạt được tính cốt yếu trong sáng tạo, nhưng khi đó đối tượng lại trở thành cái không cốt yếu.

Ảnh

Beatriz Milhazes – Succulent Eggplants [1996], a photo by Gandalf’s Gallery on Flickr.

Không ở đâu biện chứng ấy lại hiển nhiên bằng trong nghệ thuật viết. Bởi đối tượng văn học là một con quay kỳ lạ, chỉ tồn tại trong chuyển động. Để làm cho nó nảy sinh, cần một hành vi cụ thể gọi là đọc, và việc đọc đó có thể kéo dài đến bao nhiêu thì đối tượng ấy cũng chỉ kéo dài được đến bấy nhiêu. Ngoài cái đó ra, chỉ còn lại những đường vạch đen trên trang giấy. Song nhà văn không thể đọc cái mình viết, trong khi người thợ đóng giày có thể đi ngay đôi giày anh ta vừa đóng, nếu nó vừa cỡ chân anh và người kiến trúc sư có thể cư trú trong căn nhà anh đã xây. Khi đọc, người ta dự đoán, người ta chờ đợi. Người ta dự đoán phần kết thúc của câu, câu tiếp theo, trang tiếp theo; người ta chờ đợi chúng xác nhận hay bác bỏ những dự đoán đó; việc đọc gồm một lô những giả thuyết, những giấc mơ rồi tỉnh dậy, những hy vọng và những thất vọng; người đọc bao giờ cũng đi trước câu mình đọc, trong một tương lai chỉ là có thể rồi ra sẽ đổ vỡ một phần và được củng cố một phần trong quá trình phát triển, cứ lùi dần qua từng trang và tạo thành cái chân trời di động của đối tượng văn học. Không có chờ đợi, không có tương lai, không có sự không hay biết, thì chẳng có tính khách quan. Nhưng thao tác viết bao hàm một thứ gần như đọc ngầm nó khiến cho việc đọc thực sự không thể thực hiện được. Khi các từ hình thành ra dưới ngòi bút, tác giả trông thấy chúng, đương nhiên rồi, nhưng không trông thấy chúng như độc giả bởi vì anh ta đã biết chúng trước khi viết chúng ra; cái nhìn của anh ta không mang chức năng đánh thức bằng cách lướt chạm qua các từ đang ngủ chờ được đọc, mà là giám sát việc vạch ra các ký hiệu; tóm lại, đó làm một nhiệm vụ điều hòa thuần túy, và ở đây cái nhìn chẳng cho ta biết điều gì cả, ngoài những sai lệch nhỏ của bàn tay. Nhà văn không dự kiến cũng không tiên đoán, anh trù định, nhiều khi anh trông chờ, anh chờ cảm hứng như người ta thường nói. Nhưng việc tự chờ đợi mình không giống như chờ đợi kẻ khác; nếu anh lưỡng lự thì anh biết rằng tương lai không được làm sẵn đâu, chính anh sẽ phải làm ra nó, và nếu anh chưa biết điều gì sẽ xảy đến cho nhân vật của mình thì điều đó chỉ đơn giản có nghĩa là anh không nghĩ đến chuyện đó, anh không quyết định gì cả; vậy thì, tương lai là một trang trắng, trong khi cái tương lai của người đọc là những hai trăm trang giấy đầy đặc từ chia cách họ với hồi kết cục. Như vậy, ở khắp mọi ngả, nhà văn chỉ gặp có cái hiểu biết của mình, ý muốn của mình, những dự tính của mình, tóm lại, chính mình anh chỉ mãi mãi chạm đến cái chủ quan của mình đối tượng anh sáng tạo nằm ngoài tầm với, anh không sáng tạo ra nó cho mình. Nếu anh đọc lại, thì đã quá chậm mất rồi; câu viết của anh đối với anh không bao giờ hoàn toàn là một sự vật. Anh đi đến ranh giới của cái chủ quan nhưng không vượt qua nó, anh thích thú hiệu quả của một dấu gạch ngang, một câu châm ngôn, một tính từ đúng chỗ; nhưng đấy là hiệu quả chúng sẽ gây cho những người khác, anh có thể thích nó, nhưng không thể cảm nhận được nó. Proust không hề bao giờ khám phá ra thói đồng tính luyến ái của Charlus, bởi ông đã quyết định chuyện đó ngay trước khi bắt tay vào viết cuốn sách rồi. Nếu một ngày nào đó tác phẩm mang một vẻ chừng như là khách quan đối với tác giả, ấy là nhiều năm tháng đã đi qua, anh đã quên bẵng nó rồi, anh không đi vào trong đó nữa và chắc chắn không có khả năng viết nó được nữa. Rousseau cuối đời mình đọc lại Khế ước xã hội như thế đó.

Như vậy không đúng là người ta viết cho chính mình sẽ là thất bại tồi tệ nhất; phóng chiếu các cảm xúc của mình trên giấy, ta chỉ đem lại cho chúng một độ kéo dài tàn lụi dần. Hành vi sáng tạo chỉ là một khoảnh khắc dở dang và trừu tượng của việc làm ra một tác phẩm; nếu tác giả chỉ tồn tại có một mình, anh tha hồ viết bao nhiêu tùy thích, tác phẩm như là một vật thể chẳng bao giờ ra đời và anh sẽ phải buông bút xuống hay tuyệt vọng. Nhưng hành động viết bao hàm hành động đọc như tương liên biện chứng của nó và hai hành vi có liên quan chặt chẽ với nhau đó cần có hai tác nhân khác nhau. Chính sự hợp lực của tác giả và độc giả sẽ làm nảy sinh ra vật thể cụ thể và tưởng tượng, là cái công trình trí tuệ. Chỉ có nghệ thuật cho người khác và bởi người khác. Thật vậy, việc đọc dường như là tổng hợp của cảm nhận và sáng tạo 1; nó đặt ra cùng lúc tính cốt yếu của chủ thể và của đối tượng; đối tượng là cốt yếu bởi nó tuyệt đối siêu nghiệm, nó áp đặt những cấu trúc riêng của nó và người ta phải chờ đợi và tuân thủ theo nó, nhưng chủ thể cũng cốt yếu bởi phải có nó không chỉ để bóc lộ đối tượng ra (tức là để làm cho hiện hữu một đối tượng) mà còn để làm cho vật thể đó tồn tại một cách tuyệt đối (tức là để sản sinh ra nó). Tóm lại, người đọc có ý thức vừa bóc lộ vừa sáng tạo cùng một lúc, bóc lộ bằng cách sáng tạo, sáng tạo bằng hành vi bóc lộ. Quả vậy, chớ nên tưởng rằng việc đọc là một thao tác máy móc và các ký hiệu tác động lên anh như ánh sáng tác động lên một tấm phim ảnh. Nếu anh đãng trí, mệt mỏi, ngớ ngẩn lơ đễnh, anh sẽ bỏ qua phần lớn các mối quan hệ, anh sẽ không “bắt” được đối tượng (theo nghĩa như kiểu người ta nói lửa “bắt” hay “không bắt”); anh sẽ rút ra từ bóng tối những câu có vẻ chẳng hề chủ định. Nếu anh ở trong trạng thái tốt nhất của mình, thì, vượt qua bên kia các từ, anh sẽ phóng chiếu ra được một hình thù tổng hợp mà mỗi câu sẽ chỉ còn đóng một chức năng bộ phận: “đề tài”, “chủ đề”, hay “ý nghĩa”. Như vậy, từ lúc khởi đầu, ý nghĩa không còn nằm trong các từ, bởi chính nó ngược lại cho phép hiểu ý nghĩa của mỗi từ và đối tượng văn học, dẫu được thực hiện thông qua ngôn ngữ, không bao giờ được mắc vàotrong ngôn ngữ; ngược lại, từ bản chất, nó là im lặng và tranh chấp của lời nói. Cho nên trăm nghìn từ nối nhau trong một cuốn sách có thể được đọc từng từ một mà ý nghĩa của tác phẩm chẳng hề bật ra; ý nghĩa không phải là tổng cộng các từ, nó là tổng thể hữu cơ của chúng. Sẽ chẳng có gì cả nếu người đọc không tự đặt mình tức khắc và gần như chẳng có ai hướng dẫn cả vào tầm cao của sự im lặng đó. Tóm lại, nếu anh ta không sáng chế ra và đặt vào đó rồi làm cho kết dính vào nhau các từ và các câu anh ta đã đánh thức dậy. Và nếu người ta bảo tôi đúng ra nên gọi cái thao tác trí tuệ đó là một sự tái sáng tạo hay một sự khám phá, tôi sẽ trả lời rằng trước hết một sự tái sáng tạo như vậy sẽ là một hành vi cũng mới mẻ và cũng độc đáo như sự sáng tạo đầu tiên. Và nhất là, khi một vật chưa từng bao giờ tồn tại trước đó, thì không thể có chuyện tái sáng tạo cũng chẳng thể khám phá ra nó. Bởi nếu cái im lặng mà tôi đã nói trên kia đúng là mục đích tác giả nhằm đến, thì ít ra anh ta chưa hề biết nó bao giờ, sự im lặng của anh ta là chủ quan và có trước ngôn ngữ, đấy là sự vắng mặt của các từ, sự im lặng bất phân và trải nghiệm của cảm hứng, mà sau đó lời nói sẽ đặc thù hóa đi, trong khi sự im lặng của người đọc là một vật thể. Và ở ngay bên trong cái vật thể đó vẫn có những im lặng: điều tác giả không nói ra.

Đấy là những ý định đặc thù đến mức chúng không thể giữ được ý nghĩ bên ngoài cái vật thể mà vật thể mà việc đọc làm xuất hiện ra; tuy nhiên chính chúng tạo nên mật độ của vật thể và khiến nó có một diện mạo riêng biệt. Bảo rằng chúng không được biểu đạt ra thì vẫn còn quá nhẹ; chúng đích thị là cái không thể biểu thị ra được. Và cái đó, ta chẳng thể tìm thấy vào bất cứ khoảnh khắc xác định nào của việc đọc; chúng ở mọi chỗ và không ở đâu cả; phẩm chất của cái tuyệt diệu ở Grand Meaulnes, vẻ Babylone củaArmance, mức độ chân lý trong huyền thoại của Kafka, tất cả những cái đó không bao giờ được cho sẵn; người đọc phải sáng chế ra tất cả trong một sự vượt qua thường trực cái được viết ra. Đương nhiên tác giả hướng dẫn ta; nhưng anh ta chỉ hướng dẫn; các cột mốc anh ta cắm đặt bị chia cách bằng khoảng trống không, ta phải nối chúng lại, phải vượt qua bên kia chúng. Tóm lại, việc đọc là sáng tạo được điều khiển. Quả vậy, một mặt, vật thể văn học chẳng có thực chất nào khác ngoài cái chủ quan của người đọc; nỗi chờ đợi của Raskolnikoff là nỗi chờ đợi của tôi mà tôi gán cho anh ta; không có nỗi nóng lòng đó của người đọc thì chỉ còn những ký hiệu lờ đờ; mối hận thù của anh ta đối với viên thẩm phán thẩm vấn anh ta, đấy là mối hận thù của tôi, do các ký hiệu khêu gợi lên, thu bắt lấy, và ngay cả viên thẩm phán nữa, ông ta sẽ không tồn tại nếu không có mối hận thù của tôi đối với ông thông qua Raskolnikoff, chính nó làm cho ông ta sống dậy, là xương thịt của ông ta. Nhưng mặt khác các từ đứng đó như những chiếc bẫy để khêu gợi lên các tình cảm và phản chiếu chúng vào ta; mỗi từ là một con đường của siêu nghiệm, nó báo cho chúng ta, gắn chúng cho một nhân vật tưởng tượng, họ không hề có thực thể nào khác nữa ngoài những đối tượng, những triển vọng, những chân trời. Như vậy, đối với người đọc, mọi sự đều phải làm ra và mọi sự đều đã có đấy rồi; tác phẩm chỉ tồn tại đích xác ở trình độ năng lực của anh ta; trong khi đọc và sáng tạo, anh ta đọc của mình có thể mãi mãi đi xa hơn nữa, và do đó, đối với anh ta; tác phẩm có vẻ vô tận và mờ đục giống như các sự vật. Sản phẩm tuyệt đối cao cấp đó, phát ra từ chủ quan của ta, đông đặc dưới mắt ta thành những tính khách quan không thấm nhuần, ta dễ dàng kết hợp nó với cái “trực giác lý tính” mà Kant dành cho Lý trí Thần thánh.

Vì sự sáng tạo chỉ có thể hoàn tất trong việc đọc, vì người nghệ sĩ phải giao phó cho một người khác hoàn tất cái anh ta bắt đầu, vì chỉ thông qua ý thức của người đọc anh ta mới có thể trở thành cốt yếu đối với tác phẩm của mình, nên mỗi tác phẩm văn học là một tiếng gọi. Viết, tức là gọi người độc giả để họ chuyển thành sinh tồn khách quan cái tôi đã thực hiện việc bóc lộ ra bằng phương cách ngôn ngữ. Và nếu hỏi nhà văn kêu gọi điều gì thì câu trả lời thật đơn giản. Vì không bao giờ tìm thấy được trong cuốn sách đầy đủ lý do để cho đối tượng thẩm mỹ lộ ra, mà chỉ có những khêu gợi để tạo ra nó, vì điều đó cũng chẳng có đủ cả trong tâm trí của tác giả và cái chủ quan của anh ta mà anh ta không thoát ra được không thể giải thích được việc chuyển thành cái khách quan, cho nên sự xuất hiện của tác phẩm nghệ thuật là một sự kiện mới không thể biện minh được bằng những cứ liệu có trước đó. Và bởi vì sự sáng tạo được điều khiển đó là một cuộc khởi đầu tuyệt đối, cho nên nó được thực hiện bằng tự do của người đọc, trong phần tinh khiết nhất của tự do đó. Như vậy nhà văn kêu gọi phần tự do của người đọc để nó cộng tác vào việc tạo ra tác phẩm của mình. Hẳn người ta sẽ bảo rằng mọi công cụ đều cầu viện đến tự do của chúng ta, bởi vì chúng là những công cụ của một hành động khả dĩ và về chỗ đó, tác phẩm nghệ thuật chẳng có gì đặc thù. Quả đúng công cụ là phác thảo đông đặc của một thao tác. Nhưng nó nằm ở mức độ của mệnh lệnh giả định: tôi có thể dùng chiếc búa để đóng một cái đinh hay để đập chết tay láng giềng của tôi. Chừng nào tôi còn chưa nhìn nó trong chính nó, thì nó không phải là một lời gọi đối với tự do của tôi, nó không đặt tôi đối diện với nó, đúng hơn là nhằm phục vụ tự do đó, thay thế việc phát minh tùy thích ra các phương cách bằng một chuỗi đã được quy định các ứng xử truyền thống. Cuốn sách không phục vụ sự tự do của tôi: nó trưng tập tự do ấy. Không thể cầu đến tự do thực sự bằng cưỡng bức, quyến rũ hay thỉnh cầu. Chỉ có một cách đạt đến nó: trước hết, công nhận nó, rồi tin tưởng vào nó; cuối cùng đòi hỏi ở nó một hành vi, nhân danh chính nó, nghĩa là nhân danh lòng tin của ta đối với nó. Như vậy cuốn sách không như một công cụ, là một phương tiện để nhằm một mục đích bất kỳ nào đó: nó nguyện làm cứu cánh cho tự do của người đọc. Theo tôi từ ngữ “tính mục đích không có cứu cánh” của Kant hoàn toàn không thích đáng để chỉ tác phẩm nghệ thuật. Thật vậy, nó hàm ý đối tượng thẩm mỹ chỉ bày ra vẻ bề ngoài của một tính mục đích và chỉ tự hạn chế ở mỗi việc là khêu gợi hoạt động tự do và đã được quy định của trí tưởng tượng. Như vậy là quên mất chức năng điều hòa mà còn là cấu thành; nó không diễn xuất, nó phải tái lập cái sự vật đẹp đẽ ở bên kia những dấu vết do người nghệ sĩ để lại. Trí tưởng tượng, cũng như các chức năng khác của trí tuệ, không thể tự thưởng thức chính mình; nó luôn luôn ở bên ngoài, luôn dấn mình vào một công cuộc nào đó. Sẽ có tính mục đích không có cứu cánh nếu một đối tượng nào đó cung cấp một sự sắp đặt có nề nếp chặt chẽ cho đến nỗi nó muốn ta giả định cho nó một cứu cánh trong khi ta thậm chí không thể gán cái cứu cánh ấy cho nó. Định nghĩa cái đẹp theo cách như vậy ta có thể – và đấy là mục đích của Kant – đồng hóa cái đẹp nghệ thuật với cái đẹp tự nhiên, bởi một bông hoa, chẳng hạn, quá ư đối xứng, sắc màu quá đỗi hài hòa, những đường cong thật nhịp nhàng cho đến nỗi khiến ta muốn đi tìm ngay một sự cắt nghĩa mang tính mục đích ở tất cả các tính chất đó và tìm thấy ở đấy bao nhiêu là phương cách được xếp đặt nhằm một cứu cánh còn chưa biết. Nhưng đấy chính là chỗ sai; cái đẹp của tự nhiên chẳng hề có chút gì có thể so sánh với cái đẹp của nghệ thuật. Tác phẩm nghệ thuật không có cứu cánh, ta đồng ý với Kant về điểm đó, nhưng ấy là vì nó là một cứu cánh. Công thức của Kant đã không tính đến tiếng gọi vang lên từ trong sâu thẳm của mỗi bức tranh, mỗi pho tượng, mỗi cuốn sách. Kant tưởng rằng trước hết tác phẩm tồn tại đã rồi sau đó được nhìn thấy. Trong khi nó chỉ tồn tại nếu ta nhìn nó và thoạt nhiên nó chỉ là tiếng gọi thuần túy, yêu cầu hiện tồn thuần túy. Nó không phải là một công cụ mà sự tồn tại là hiển nhiên và cứu cánh thì không xác định: nó trình diện như là một phần việc cần được hoàn tất, ngay tức khắc nó tự đặt mình ở tầm mức của một đòi hỏi dứt khoát. Anh hoàn toàn có thể tự do bỏ quyển sách nọ trên bàn. Nhưng nếu anh mở nó ra, thì anh đã nhận trách nhiệm về nó. Bởi tự do không được cảm nghiệm trong hưởng thụ một vận hành tự do chủ quan mà là trong một hành vi sáng tạo do đòi hỏi của một mệnh lệnh. Cái cứu cánh tuyệt đối đó, cái đòi hỏi siêu nghiệm và tùy thế được ưng thuận ấy, mà chính tự do nhận lấy trách nhiệm về mình, đấy là cái mà người ta gọi là một giá trị. Tác phẩm nghệ thuật là giá trị bởi nó là tiếng gọi.

Nếu tôi kêu gọi độc giả của tôi để anh hoàn thành cho đến cùng cái công cuộc tôi đã bắt đầu, đương nhiên là vì tôi coi anh ta là tự do thuần túy, quyền năng sáng tạo thuần túy, là hoạt động tuyệt đối; dẫu thế nào đi nữa tôi cũng không thể khơi gợi đến tính thụ động của anh ta, nghĩa là thử gây ảnh hưởng đến anh, tức khắc truyền cho anh những xúc động lo sợ, ham muốn hay giận dữ. Quả là có những tác giả chỉ chuyên lo mỗi việc là kích thích những xúc cảm đó, bởi đó là những xúc cảm có thể dự kiến trước được, và họ có sẵn những phương cách sành sỏi chắc chắn có thể khêu gợi chúng ra. Nhưng cũng đúng là họ bị chê trách về chuyện đó, như Euripide đã bị chê trách từ thời cổ đại vì ông đã để cho những đứa trẻ xuất hiện trên sân khấu. Trong niềm say mê, tự do bị tha hóa; bị đột ngột đưa dấn vào các công cuộc bộ phận, nó quên đi mất nhiệm vụ của nó là gây nên một cứu cánh tuyệt đối. Và cuốn sách chỉ còn là một phương cách để nuôi dưỡng hận thù hay ham muốn. Nhà văn không được tìm cách gây chấn động, nếu không anh ta sẽ tự mâu thuẫn với chính mình; nếu anh ta muốn yêu sách, thì anh chỉ nên đề xuất nhiệm vụ cần được hoàn tất. Từ đó mà tác phẩm nghệ thuật cần có tính chất trình bày đơn thuần: người đọc cần có một độ lùi thẩm mỹ nhất định. Đấy là cái Gautier đã ngu ngốc nhầm với “nghệ thuật vị nghệ thuật”, và những người theo phái Thi Sơn 2 thì nhầm với sự trơ ì của nghệ sĩ. Đấy chỉ là một sự phòng ngừa và Genêt đã gọi một cách đúng hơn là lễ độ của tác giả đối với người đọc. Nhưng điều đó không có nghĩa là nhà văn nhờ cậy đến một tự do trừu tượng và mang tính khái niệm nào đó.

Đúng là bằng những tình cảm mà người ta tái tạo đối tượng thẩm mỹ; nếu nó là cảm động, nó chỉ hiện lên qua những dòng nước mắt của chúng ta; nếu nó là hài hước, thì người ta nhận nó qua cái cười. Duy có điều những tình cảm đó thuộc loại đặc biệt: nguồn gốc của chúng ta là tự do; chúng được cho vay mượn. Ngay đến cả lòng tin đối với truyện kể cũng phải được thuận tình một cách tự do. Đó là nỗi khổ hình, theo nghĩa Cơ đốc giáo của từ này, nghĩa là một tự do kiên quyết tự đặt mình vào trạng thái bị động để qua sự xả thân này mà đạt đến được một hiệu quả siêu nghiệm nào đó. Người đọc tự làm cho mình cả tin, anh ta dìm mình vào trong sự cả tin và sự cả tin này, dẫu cuối cùng sẽ phủ kín người đọc như một giấc mộng, cứ mỗi lúc lại vẫn biết mình tự do. Đôi khi người ta muốn nhốt chặt các tác giả trong cái song đề này: “Hoặc người đọc tin câu chuyện của anh, và thế thì không thể chấp nhận được; hoặc họ chẳng hề tin và thế thì thật là chuyện lố bịch”. Nhưng lý lẽ này là phi lý, bởi đặc thù của ý thức thẩm mỹ là lòng tin vì dấn thân, vì lời thề, lòng tin được duy trì vì thủy chung với chính mình và với tác giả, là liên tục chọn lại lần nữa thái độ tin. Lúc nào tôi cũng có thể tỉnh lại và tôi biết điều đó; nhưng tôi không muốn thế; đọc là một giấc mơ tự do. Cứ như thế tất cả những tình cảm lung linh chờn vờn trên cái nền của lòng tin tưởng tượng đó giống như những ngân nga đặc thù của niềm tự do của tôi; không hút mất hay che lấp niềm tự do đó, chúng là vô số những cách tự do chọn lấy để biểu lộ ra với chính mình. Raskolnikoff, tôi đã nói rồi, sẽ chỉ là một cái bóng nếu không có nỗi ghê tởm chen lẫn tình hữu ái của tôi đối với anh ta, chúng làm cho anh ta sống động. Nhưng, bằng một sự đảo ngược vốn là đặc thù của đối tượng tưởng tượng, không phải các lối ứng xử của anh ta gây bất bình hay nể trọng của tôi, mà chính nỗi bất bình hay nể trọng của tôi tạo nên độ đặc hay tính khách quan cho lối ứng xử của anh ta. Như vậy những niềm trìu mến của người đọc không bao giờ bị đối tượng chế ngự, và vì không thực tại bên ngoài nào có thể ảnh hưởng đến chúng, cho nên chúng là ngọn nguồn thường trực của tự do, nghĩa là tất cả chúng đều hào hiệp bởi tôi coi một niềm trìu mến bắt nguồn và có cứu cánh là tự do, là một niềm trìu mến hào hiệp. Như vậy việc đọc là một hành động hào hiệp; và điều nhà văn yêu cầu người đọc không phải là ứng dụng một tự do trừu tượng, mà là hiến tặng toàn bộ con người mình, cùng những đam mê, những thành kiến, những thiện cảm của mình, khí chất dục tính của mình, thang giá trị của mình. Duy có điều con người đó sẽ tự hiến mình một cách hào hiệp, tự do xuyên suốt anh ta từ bên này sang bên kia và làm biến đổi khối tăm tối nhất trong tính nhạy cảm của anh. Và vì hoạt động ấy tự thụ động đi để cho đối tượng được sáng tạo ra sống động hơn, nên ngược lại sự thụ động trở thành hành vi, con người đang được nâng cao lên đến độ cao nhất. Chính vì thế ta thấy những con người nổi tiếng cứng rắn lại rơi lệ vì câu chuyện những nỗi bất hạnh tưởng tượng; trong một khoảnh khắc họ đã trở thành chính như họ nghĩ lẽ ra phải là vậy, nếu suốt đời họ đã không tự che giấu niềm tự do của mình đi.

Như vậy tác giả viết để mời gọi tự do của người đọc và anh trưng tập nó để làm cho tác phẩm của mình hiện tồn. Nhưng anh không chỉ dừng lại ở đó, anh còn đòi người đọc trả lại cho anh niềm tin mà anh đã cho họ, đòi họ công nhận sự tự do sáng tạo của anh và đến lượt họ khêu gợi nó dậy bằng một tiếng gọi đối xứng và đảo nghịch. Quả thật ở đây xuất hiện một nghịch lý biện chứng khác của việc đọc: ta càng cảm thấy rõ tự do của anh ta bao nhiêu, thì ta cũng công nhận tự do của người khác bấy nhiêu; họ càng đòi hởi ở ta bao nhiêu, thì ta càng đòi hỏi ở họ bấy nhiêu.

Khi tôi thích thú một phong cảnh, tôi biết rõ không phải tôi sáng tạo ra nó, nhưng tôi cũng biết không có tôi thì các mối quan hệ hiện ra dưới mắt tôi giữa các cây, các vòm lá, mặt đất, cỏ hoa kia chẳng có chút hiện tồn nào hết. Cái vẻ đầy tính mục đích tôi khám phá ra trong cách phối hợp các màu sắc, trong sự hài hòa các hình khối và chuyển động bởi gió kia, tôi biết rõ tôi không thể nói được vì đâu. Tuy nhiên nó hiện tồn, nó bày ra đó trước mắt tôi, và chung quy, tôi chỉ có thể cho cái tồn tại hiện tồn khi cái hiện tại đãhiện tồn rồi; nhưng, dẫu tôi có tin ở Chúa, tôi cũng chẳng thể thiết lập một bước chuyển nào cả, trừ phi là thuần túy ngôn từ, giữa niềm trìu mến thần thánh toàn năng với cái cảnh tượng riêng biệt tôi đang nhìn ngắm đây: bảo rằng Người đã làm nên cảnh trí đó để khiến tôi say mê hay bảo rằng Người đã làm nên tôi sao cho tôi biết vui thú vì cảnh trí đó, tức là lấy một câu hỏi làm câu trả lời. Sự phối hợp giữa màu xanh và màu lục kia là có ý định không? Làm sao tôi lại biết được điều ấy? Ý tưởng về một thượng đế toàn năng chẳng thể bảo đảm cho bất cứ một ý định riêng biệt nào cả, nhất là trong trường hợp ta đang xem xét đây, bởi màu xanh lục của cỏ là do những quy luật sinh học, những tính thường kỳ đặc thù, một thứ quyết định luật địa lý học, còn màu xanh của nước là bởi độ sâu của dòng sông, tính chất của đất, do tốc độ của dòng chảy. Sự ghép đôi các sắc màu, nếu có ý định cũng chỉ có thể là thêm vào đó, đấy là sự gặp gỡ của hai chuỗi nhân quả, nghĩa là, thoạt nhìn, một sự kiện ngẫu nhiên. Trong trường hợp tốt nhất, thì tính mục đích cũng vẫn là còn phải xem. Tất cả các mối quan hệ của chúng ta thiết lập lên vẫn là những giả thuyết; không có một cứu cánh nào tự đề xuất ra với ta, theo cách một mệnh lệnh, bởi không cứu cánh nào biểu lộ ra một cách dứt khoát như là do một đấng tạo hóa mong muốn. Chính vì thế, tự do của chúng ta không bao giờ được cái đẹp tự nhiên gọi đến. Hay đúng hơn trong tập hợp những vòm cây, những hình thù, những chuyển động có một vẻ trật tự, tức là hư ảo một gọi mời dường như cầu viện cái tự do ấy và tan biến đi ngay dưới cái nhìn của ta. Ta vừa bắt đầu lướt mắt qua cảnh xếp đặt ấy thì tiếng gọi biến mất ngay: còn lại có mỗi mình ta, tha hồ kết buộc vào nhau màu này với màu nọ hay màu thứ ba kia nữa, nối cây với nước, hay cây với trời, hay cây, nước với trời. Tự do của tôi trở thành thất thường càng thiết lập những mối liên hệ mới, tôi càng đi ra xa hơn cái khách quan hão huyền từng khêu gợi tôi; tôi  về một số mẫu hình nào đó do các sự vật phác thảo ra một cách mơ hồ, thực tại tự nhiên chỉ còn là một cái cớ để mà mơ mộng. Hoặc giả là, nuối tiếc sâu sắc sự sắp đặt đã nhận ra được trong một khoảnh khắc là chẳng do ai biếu tặng cho tôi cả, và do đó, là không thực, tôi bèn cố định giấc mơ của tôi lại, tôi chuyển nó lên một tấm tranh, hay vào một bài viết. Như vậy, tôi làm môi giới giữa tính mục đích không có cứu cánh hiện lên trong các cảnh tượng tự nhiên và cái nhìn của những người khác; tôi truyền nó đến cho họ; bằng sự truyền dẫn đó, nó trở thành có nhân tính; ở đây nghệ thuật là một nghi lễ hiến tặng và chỉ sự hiến tặng thôi đã tạo nên một cuộc hóa thân; có điều gì đó giống như là sự truyền chuyển các danh chức và các quyền trong chế độ mẫu tộc 3, trong đó người mẹ không có tên gọi nhưng lại là người trung gian cần thiết giữa người cậu và người cháu. Bởi vì tôi thu bắt lấy cái ảo ảnh này lúc nó vừa thoáng qua, bởi tôi đã trao nó cho những người khác và tôi đã tháo giải nó ra, đã xem xét lại nó cho họ, họ có thể nhìn nó một cách tin cậy; nó đã trở thành có chủ tâm. Còn phần tôi, đương nhiên, tôi vẫn đứng ở bên rìa của tính chủ quan và tính khách quan mà không bao giờ có thể nhìn ngắm được cuộc sắp đặt khách quan tôi đã trao gửi.

Người đọc, ngược lại, cứ an toàn mà tiến tới. Dẫu anh ta có đi xa đến mấy, thì tác giả vẫn đi xa hơn anh ta. Dẫu anh ta có gắn lại với nhau đến thế nào các phần khác nhau của cuốn sách – giữa các chương hồi hay giữa các từ – anh ta vẫn có được một bảo đảm: ấy là chúng đã dứt khoát mang tính cố ý. Thậm chí anh ta có thể, như Descartes nói, vờ như có một trật tự bí mật giữa các phần tưởng chừng không hề có quan hệ gì với nhau cả; kẻ sáng tạo đã đi trước anh ta trên con đường này rồi và những chỗ vô trật tự đẹp đẽ nhất chính là những hiệu quả của nghệ thuật, tức vẫn là trật tự. Đọc là quy nạp, là nội suy, là ngoại suy, và các hoạt động ấy cơ sở trên ý chí thần thánh. Một lực êm dịu theo ta từng bước và nương đỡ ta từ trang đầu đến trang cuối. Điều đó không có nghĩa là ta dễ dàng đọc giải ra được các ý định của người nghệ sĩ: như đã nói, chúng là đối tượng của những ức đoán và còn có một kinh nghiệm của người đọc; nhưng những ức đoán đó được chống đỡ bởi một niềm tin chắc mạnh mẽ, rằng các vẻ đẹp hiện lên trong cuốn sách không bao giờ là hệ quả của những gặp gỡ. Cây và trời, trong tự nhiên chỉ hòa hợp với nhau một cách tình cờ, còn nếu, ngược lại, trong cuốn tiểu thuyết, nhân vật ở trong ngọn tháp này, trong nhà tù này, thì đấy vừa là sự phục nguyên của những chuỗi nhân quả độc lập (nhân vật mang một tâm trạng nhất định nào đó do một chuỗi sự kiện tâm lý xã hội gây nên; mặt khác, anh ta đi đến một nơi nhất định nào đó và hình thế của thành phố buộc anh phải đi qua một công viên nào đó) vừa là biểu hiện của một tính mục đích sâu xa hơn, bởi vì công viên nọ hiện ra đó chỉ là để hài hòa với một tâm trạng nhất định, để mà biểu đạt ra một tâm trạng đó ra bằng các sự vật hay để làm nổi bật tâm trạng đó lên bằng một tương phản mãnh liệt; và ngay cả chính cái tâm trạng kia nữa, cũng được quan niệm trong mối tương quan với cảnh vật. Ở đây quan hệ nhân quả là vẻ bề ngoài và ta có thể gọi là “quan hệ nhân quả không có nguyên nhân”, và tính mục đích mới là thực tại sâu xa. Nhưng nếu tôi có thể hoàn toàn tin tưởng mà đặt trật tự của các cứu cánh xuống dưới trật tự của các nguyên nhân, ấy là vì khi mở cuốn sách ra tôi đã khẳng định rằng đối tượng vốn có từ tự do của con người. Nếu tôi nghi ngờ người nghệ sĩ đã viết vì say và trong mê say, thì lòng tin của tôi sẽ tan biến ngay, bởi chẳng ích gì việc chống đỡ trật tự của các nguyên nhân bằng trật tự của các cứu cánh; đến lượt nó trật tự của các cứu cánh lại được chống đỡ bằng một hệ nhân quả tâm lý, và cuối cùng tác phẩm nghệ thuật trở lại chuỗi quyết định luận. Khi tôi đọc, đương nhiên tôi không hề chối cãi rằng tác giả có thể say mê, và anh ta có thể hoài thai ý định ban đầu và tác phẩm của mình trong sự chế ngự của niềm say mê. Nhưng việc anh ta quyết định viết đã giả định rằng anh đã phải có độ lùi đối với những xúc cảm tự do, giống như tôi biến đổi những xúc cảm của tôi khi đọc anh ta, nghĩa là anh ta phải ở tư thế hào hiệp. Như vậy việc đọc là một thỏa ước về sự hào hiệp giữa tác giả và độc giả; người này tin cậy người kia, người này trông cậy vào người kia, đòi hỏi ở người kia cũng ngang như đòi hỏi ở chính mình. Bởi chính lòng tin đó là sự hào hiệp: không ai có thể buộc tác giả tin rằng người đọc sẽ sử dụng sự tự do của mình; không ai có thể buộc người đọc tin rằng tác giả đã sử dụng tự do của anh ta. Đấy là một quyết định tự do mà mỗi người đã chọn lấy. Như vậy sẽ thiết lập nên một tương quan qua lại biện chứng, khi tôi đọc, tôi đòi hỏi; những gì tôi đang đọc đó, nếu các đòi hỏi của tôi được thoả mãn, kích thích tôi đòi hỏi thêm nữa ở tác giả, điều đó có nghĩa là tôi; đòi hỏi các tác giả là muốn tôi đẩy những đòi hỏi của tôi lên cao hơn nữa. Như vậy tự do của tôi, trong khi biểu lộ ra, làm bộc lộ tự do của người kia.

Chẳng quan trọng gì việc đối tượng thẩm mỹ là sản phẩm của một nghệ thuật “hiện thực” (hoặc được coi là thế) hay của nghệ thuật “hình thức”. Dù sao đi nữa, các mối quan hệ tự nhiên đã bị đảo ngược: cái cây kia, ở tiền cảnh bức tranh của Cézanne, thoạt tiên hiện lên như là sản phẩm của một chuỗi nhân quả. Nhưng tính nhân quả là một ảo ảnh; rõ ràng chừng nào ta còn nhìn bức tranh thì nó còn là mệnh đề, nhưng nó sẽ được chống đỡ bởi một tính mục đích sâu xa; cái cây được đặt ở đó, ấy là vì phần còn lại của bước tranh đòi hỏi phải đặt lên tiền cảnh cái hình thù ấy và những màu sắc ấy. Như vậy, xuyên qua tính nhân quả hiện tượng, ta nhìn thấy tính cứu cánh, như là cấu trúc sâu xa của đối tượng và, vượt qua bên kia tính cứu cánh, ta nhìn thấu tính cứu cánh, ta nhìn thấu ra tự do của con người vốn là ngọn nguồn và cơ sở nguyên lai của nó. Chủ nghĩa hiện thực của Ver Meer sâu đậm cho đến nỗi thoạt tiên là có thể ngờ nó giống như chụp ảnh. Nhưng nếu ta ngắm nhìn kỹ vẻ lộng lẫy trong chất liệu của ông, vầng hào quang màu hồng và mượt như nhung nơi các bức tường nhỏ xây gạch của ông, cái mập mạp màu xanh của một cành kim ngân, cái bóng tối loang loáng những gian tiền sảnh của ông, chất thịt màu da cam trên những khuôn mặt nhẵn bóng như mặt đá các âu nước thánh của ông, trong niềm thích thú của mình ta bỗng nhận ra rằng tính mục đích không nằm trong các hình và màu cũng như trong trí tưởng tượng vật chất của ông; ở đây chính cái thực thể và cái chất của sự vật là lý do tồn tại các hình thức của chúng; có thể ở nhà hiện thực này ta đến được gần sự sáng tạo tuyệt đối hơn cả bởi chính trong tính thụ động của chất liệu ta bắt gặp niềm tự do bất tận của con người.

Thế mà, tác phẩm không bao giờ dừng lại ở đối tượng được vẽ, được nặn hay được kể lại; cũng giống như chỉ có thể nhận ra các sự vật trên bối cảnh thế giới, các đối tượng được nghệ thuật biểu hiện chỉ hiện ra trên bối cảnh vũ trụ. Đằng sau những cuộc phiêu lưu của Fabrice nhà nước Ý năm 1820, nước Áo và nước Pháp và bầu trời với những vì sao trên đó tu sĩ Blanès đọc ra các số phận và cuối cùng là toàn bộ trái đất. Khi họa sĩ trình bày với ta một cánh đồng hay là một lọ hoa, các bức tranh của anh là những khung cửa sổ mở ra toàn thế giới; con đường đất đỏ chạy tít vào ruộng lúa mì kia, ta mải miết theo chúng còn xa hơn là Van Gogh đã vẽ, giữa những đồng lúa mì khác nữa, dưới những trời mây khác, đến tận một con sông đổ ra bể; và ta còn kéo dài mãi đến vô tận, đến tận đầu bên kia của thế giới, cái mặt đất sâu thẳm vốn chống đỡ sự tồn tại của các cánh đồng và của tính mục đích. Đến mức là, qua vật thể đã được làm ra hay được tái hiện, hành động sáng tạo muốn phục hồi toàn bộ thế giới. Mỗi bức tranh, mỗi cuốn sách là một cuộc thu hồi toàn vẹn sinh tồn; mỗi tác phẩm đó trưng bày cái toàn vẹn ấy cho niềm tự do của người xem. Bởi đó đúng là mục đích tối hậu của nghệ thuật: thu hồi thế giới này bằng cách trưng bày nó ra đúng như nó là vậy, song lại như nó bắt nguồn từ tự do của con người. Nhưng, vì cái tác giả sáng tạo chỉ trở thành hiện thực khách quan đối với người xem, nên công cuộc phục hồi nọ phải thánh hóa bằng nghi lễ của trò diễn – và đặc biệt của việc đọc. Ta đã đi đến chỗ có thể trả lời rõ hơn câu hỏi vừa đặt ra trên kia: nhà văn chọn cách gọi mời tự do của những người khác để bằng những mối quan hệ tương hỗ giữa những đòi hỏi lẫn nhau của họ, họ làm con người trở lại thích hợp với cái sinh tồn toàn vẹn và nhân loại lại tái hợp cùng vũ trụ.

Nếu ta muốn đi xa hơn nữa, thì cần nhớ rằng, cũng như tất cả những nghệ sĩ khác, nhà văn cố đem đến cho người đọc của mình một niềm trìu mến mà người ta quen gọi là niềm thích thú thẩm mỹ; và khi nó xuất hiện thì cái tình cảm đó là dấu hiệu cho thấy tác phẩm đã đạt đến hoàn thiện. Cho nên cần nghiên cứu kỹ tình cảm đó dưới ánh sáng của những nhận xét đã nói trên kia. Niềm vui ấy, mà người sáng tạo bị chối từ trong chừng mực anh ta sáng tạo, thống nhất với ý thức thẩm mỹ của người xem, tức là trong trường hợp ta đang nói đây. Đó là một tình cảm phức tạp, song các cấu trúc của nó phụ thuộc lẫn nhau và không thể tách rời nhau. Nó thống nhất, trước hết với sự nhận biết một cứu cánh siêu nghiệm và tuyệt đối ngăn bặt lại trong một lúc dòng thác vị lợi các cứu cánh – phương tiện và các phương tiện – cứu cánh 4, nghĩa là một mời gọi hay, cũng đúng như vậy, một giá trị. Và nhận thức có lập trường 5 của tôi về giá trị đó tất yếu đưa đến nhận thức phi lập trường 5về niềm tự do của tôi, bởi vì tự do tự hiển lộ ra với chính nó bằng một đòi hỏi siêu nghiệm. Nhận biết ra tự do là niềm vui, nhưng cấu trúc ấy của ý thức phi chính đề kéo theo nó một cấu trúc khác: quả vậy, bởi vì đọc là sáng tạo, nên tự do của tôi không chỉ hiện lên như tự trị thuần túy, mà còn dừng lại trong chính nó, mà còn coi mình là phần hợp thành của đối tượng.

Đến trình độ đó diễn ra hiện tượng thực chất thẩm mỹ, nghĩa là một sự sáng tạo ở đó cái được sáng tạo ra trở thành đối tượng với người sáng tạo, đấy là trường hợp duy nhất người sáng tạo được hưởng đối tượng anh ta đã sáng tạo ra. Và từ tận hưởng áp dụng vào nhận thức có lập trường đối với tác phẩm đọc đủ chứng tỏ ta đang đứng trước một cấu trúc cốt yếu của niềm vui thẩm mỹ. Đi liền theo sự tận hưởng có lập trường này là ý thức phi lập trường rằng mình là cốt yếu đối với một đối tượng được coi là cốt yếu; tôi sẽ gọi cái khía cạnh đó của ý thức thẩm mỹ là: cảm giác an toàn; chính nó khiến cho những cảm xúc thẩm mỹ mạnh mẽ nhất thấm đẫm một sự yên bình tột bậc; nó bắt nguồn từ cảm nhận về sự hài hòa tuyệt đối giữa tính chủ quan và tính khách quan. Mặt khác, vì đối tượng thẩm mỹ thực chất là thế giới như nó được nhìn ngắm qua các điều tưởng tượng, nên niềm vui thẩm mỹ đi đôi với nhận thức có lập trường rằng thế giới là một giá trị, nghĩa là đây là một nhiệm vụ được đề xuất ra cho tự do của con người. Và tôi muốn gọi đây là sự biến đổi thẩm mỹ của dự tính của con người, bởi vì thông thường thế giới hiện ra là như tình thế chúng ta, như là tổng thể tổng hợp của cái đạt chính ta với ta, như là tổng thể tổng hợp của cái đạt ngay 6, như là toàn bộ bất phân những trở ngại và những dụng cụ – nhưng không bao giờ như một đòi hỏi đối với tự do của chúng ta. Như vậy, niềm vui thẩm mỹ sinh ra từ tầm mức ý thức của tôi khi tôi thu hồi và thể hiện cái phi ngã cao nhất, bởi vì tôi biến cái đạt ngay thành mệnh lệnh và làm cho nó nổi bật lên: thế giới là nhiệm vụ của tôi, nghĩa là chức năng chủ yếu và tự nguyện ưng thuận của niềm tự do của tôi, chính thị là đem đến cho tồn tại đối tượng duy nhất và tuyệt đối là vũ trụ trong một vận hành vô điều kiện. Và, thứ ba, các cấu trúc trên đây bao hàm một thỏa ước giữa các niềm tự do của con người, bởi vì một mặt, đọc là sự thừa nhận đầy tin cậy và đòi hỏi tự do của nhà văn, và mặt khác, niềm thích thú thẩm mỹ, chính nó được cảm nhận dưới khía cạnh một giá trị, bao gồm một đòi hỏi tuyệt đối với người khác; đòi hỏi mà bất cứ con người nào, với tư cách là tự do, sẽ cảm thấy đúng niềm thích thú khi đọc đúng tác phẩm đó. Như vậy toàn thể nhân loại hiện diện trong niềm tự do tối cao của mình, nó chống đỡ cho con người một thế giới vừa là thế giới con người vừa là thế giới “bên ngoài”. Trong niềm vui thẩm mỹ, ý thức có lập trường là ý thức có hình ảnh tổng thể về thế giới vừa là tồn tại vừa như phải tồn tại, vừa hoàn toàn là của ta vừa hoàn toàn là xa lạ, và càng xa lạ bao nhiêu thì càng là của ta bấy nhiêu. Ý thức phi lập trường thực sự bao gộp hài hòa toàn bộ các tự do của con người, trong chừng mực ý thức đó là đối tượng của một niềm tin cậy và một đòi hỏi tuyệt đối.

Như vậy, viết văn là bộc lộ thế giới ra vừa đề xuất cái thế giới ấy như một nhiệm vụ đối với tính hào hiệp của con người. Là cầu viện đến ý thức của người khác để tự mình được xác nhận là cốt yếu đối với sự toàn vẹn của tồn tại; là muốn trải nghiệm sự cốt yếu ấy qua những con người trung gian; song mặt khác vì thế giới chỉ biểu lộ ra trong hành động, vì ta chỉ có thể thấy mình đang hiện diện ở đó bằng cách vượt qua nó để mà biến đổi nó, thế giới của nhà tiểu thuyết sẽ thiếu mất bề dày nếu ta không khám phá ra nó trong một động tác để siêu nghiệm hóa ra nó. Ta vẫn thường nhận thấy điều này; tỉ trọng tồn tại của một sự vật, trong một chuyện kể, không do số lượng mà độ dài của những mô tả dành cho nó, mà do tốc độ phức tạp của các mối liên hệ với các nhân vật khác nhau; càng bị nhào trộn, nhặt lên rồi lại đặt xuống nhiều hơn. Thế giới tiểu thuyết, tức tổng thể sự vật con người, là vậy: muốn cho nó đạt tới độ đậm đặc cao nhất, thì việc người đọc khám phá ra nó bằng bóc lộ – sáng tạo cũng phải là sự dấn thân tưởng tượng vào hành động; nói cách khác, ta càng ham muốn biến đổi nó bao nhiêu, nó sẽ càng sống động bấy nhiêu. Sai lầm của chủ nghĩa hiện thực là đã tưởng rằng sự chiêm ngưỡng làm phát lộ thực tại và do đó có thể vẽ ra một bước tranh vô tư về thực tại đó. Làm sao có thể như vậy được, bởi vì ngay cảm nhận đã là thiên vị rồi, bởi vì chỉ việc gọi tên ra thôi cũng đã làm biến đổi đối tượng rồi? Và làm sao nhà văn muốn mình thành cốt yếu đối với thế giới, lại có thể cũng muốn thành cốt yếu với cả những bất công chứa đựng trong thế giới ấy? Vậy mà anh ta lại phải hành động như thế đấy: song nếu anh ta chấp nhận là người sáng tạo nên những bất công, thì đấy là một chuyển động vượt qua chúng hướng đến xóa bỏ chúng đi. Còn về phần tôi là người đọc, nếu tôi sáng tạo ra và duy trì một thế giới bất công, tôi chỉ có thể làm điều đó nếu tôi không phải chịu trách nhiệm về việc ấy. Và toàn bộ nghệ thuật của tác giả là nhằm buộc tôi phải sáng tạo ra cái mà anh bóc lộ, tức là, buộc tôi phải liên lụy. Vậy đó, hai chúng tôi gánh chịu mọi trách nhiệm về cả vũ trụ. Và, đích thị vì cái vũ trụ đó được chống đỡ bởi nỗ lực phố hợp của hai niềm tự do của chúng tôi, và tác giả muốn qua tôi mà chuyển nhập nó vào cho nhân quần, cho nên nó phải thật sự hiện hình trong chính anh ta, trong thể chất sâu xa nhất của anh ta, như là thấm xuyên từ bên này sang bên kia và được chống giữ bởi một tự do có cứu cánh là niềm tự do của nhân quần, và nếu đó không phải là thành quả những cứu cánh nó nhằm tới, thì cũng phải là một giai đoạn hướng tới đó, tóm lại, đó phải là một sự tiến triển và phải được nhìn nhận và trình bày không phải như một khối nặng đè bẹp lên chúng ta, mà trong thế vượt lên của nó hướng tới thành quả những cứu cánh nọ; dẫu cái nhân loại nó mô tả ra đó có dữ tợn và tuyệt vọng đến đâu, thì tác phẩm vẫn phải đượm vẻ độ lượng. Tất nhiên không phải tính độ lượng đó được phát biểu ra bằng những tuyên bố đầy cảm hóa hay những nhân vật đức hạnh: thậm chí nó phải là không cố tình và quả đúng là không thể làm nên những tác phẩm hay bằng những tình cảm tốt đẹp, nhưng đấy phải là cái nền của tác phẩm, cái chất dệt nên những con người và những sự vật: dẫu đề tài là gì đi nữa, thì một vẻ thanh thoát cốt yếu vẫn phải bàng bạc trong từng trang và nhắc nhở rằng tác phẩm không bao giờ là một dữ liệu tự nhiên, mà là một đòi hỏi và một hiến tặng.

Và nếu người ta trao cho tôi cái thế giới ấy với những điều bất công của nó, thì không phải để tôi ngắm nhìn những bất công đó một cách lạnh lùng, mà để tôi bóc lộ chúng ra và sáng tạo chúng với đúng cái bản chất bất công của chúng, nghĩa là như những lầm-lỗi-phải-tiêu-diệt-đi. Như vậy thế giới của nhà văn chỉ bộc lộ ra trong tất cả chiều sâu của nó dưới sự xem xét, thán phục, bất bình của người đọc; và tình yêu hào hiệp là thề nguyện giữ gìn, bất bình, là thề nguyện, biến cải, còn thán phục là thề nguyện noi gương; dẫu văn học là một chuyện, luân lý là chuyện khác, song ở tận cùng của đòi hỏi thẩm mỹ ta vẫn nhận ra đòi hỏi đạo đức. Bởi vì người cầm bút, ngay từ việc anh bỏ công cầm bút, đã thừa nhận tự do của những người đọc của mình, và bởi vì người đọc, chỉ riêng từ việc anh ta mở trang sách ra, đã thừa nhận tự do của nhà văn, cho nên tác phẩm nghệ thuật, dẫu được xem xét từ góc độ nào, vẫn là một hành vi tin cậy ở niềm tự do của con người. Và bởi vì người đọc cũng như tác giả chỉ thừa nhận niềm tự do ấy để mà đòi hỏi nó phải biểu lộ ra, cho nên có thể coi tác phẩm là một sự trình bày tưởng tượng về thế giới như một đòi hỏi tự do của con người. Từ đó, trước hết, không làm gì có văn học đen, bởi dù người ta có mô tả thế giới tăm tối đến đâu, thì vẫn là mô tả để cho những con người tự do cảm thấy niềm tự do của mình ở trước mặt mình. Cho nên chỉ có những cuốn tiểu thuyết hay và những cuốn tiểu thuyết tồi. Và tiểu thuyết tồi là tiểu thuyết toan gây thích thú bằng phỉnh nịnh trong khi tiểu thuyết hay là một đòi hỏi và một tin cậy. Song, quan trọng hơn nữa là: cái dáng vẻ duy nhất của thế giới mà người nghệ sĩ có thể trình bày với những niềm tự do kia để cùng chúng tạo nên được hòa hợp là dáng vẻ của một thế giới ngày càng thấm đẫm tự do. Không thể quan niệm được rằng công khởi động dây chuyền lòng hào hiệp đó của nhà văn lại là để nhằm tôn vinh một bất công và người đọc tận hưởng được niềm tự do của mình khi trong một tác phẩm tán thưởng, chấp nhận hay chỉ đơn giản né tránh lên án việc con người nô lệ hóa con người.

Ta có thể hình dung một cuốn tiểu thuyết hay do một người da đen Mỹ viết, dẫu trong đó phơi bày lòng hận thù đối với người da trắng, ấy là vì, qua niềm hận thù đó, nhà văn đòi hỏi tự do cho chủng tộc của mình. Và bởi vì anh ta kêu gọi tôi chọn lấy thái độ hào hiệp, cho nên khi tôi tự thấy mình là thuần túy tự do, tôi không thể đồng nhất mình với một chủng tộc đi đàn áp kẻ khác. Như vậy là tôi đòi hỏi giải phóng người da màu, chống lại người da trắng và chống lại chính tôi như là bộ phận của chủng tộc ấy. Nhưng không ai nghĩ có thể viết một cuốn tiểu thuyết hay để ca ngợi chủ nghĩa bài Do Thái 7. Bởi vì không thể đòi hỏi tôi, trong khi tôi biết tự do của tôi gắn bó với máu thịt với tự do của những người khác, lại sử dụng tự do ấy để tán dương việc nô lệ hóa một ai đó trong số những người ấy. Vậy nên, dù anh là người viết tiểu luận, viết đả kích, châm biếm hay tiểu thuyết, dù anh chỉ nói về những niềm say mê cá nhân hay anh công kích cả chế độ xã hội, nhà văn, là con người tự do nói với những con người tự do, chỉ có một đề tài: tự do.

Ảnh

Monica Seksich – City Nursery [2010], a photo by Gandalf’s Gallery on Flickr.

Do đó, mọi ý định nộ lệ hóa người đọc tác hại chính ngay đến nghệ thuật của nhà văn. Một người thợ rèn chẳng hạn, chủ nghĩa phát-xít sẽ đánh trúng vào anh ta về mặt cuộc sống con người chứ không nhất thiết về mặt nghề nghiệp của anh ta; còn nhà văn thì bị đánh trúng vào cả mặt này lẫn mặt kia, về mặt nghề nghiệp còn nặng nề hơn về mặt cuộc đời. Tôi đã thấy những tác giả, hồi trước chiến tranh, hết lòng kêu gọi chủ nghĩa phát-xít, lại trở thành khô kiệt ngay vào lúc bọn phát-xít đưa họ lên mây. Tôi nghĩ nhiều đến Drieu La Rochelle 8: ông ta đã nhầm lẫn, nhưng ông ta chân thành, ông đã chứng tỏ điều đó. Ông đã chấp nhận đứng đầu một tờ tạp chí được điều khiển. Những tháng đầu ông cảnh cáo, quở trách, mắng mỏ đồng bào của mình. Chẳng ai trả lời ông cả; vì người ta không còn được tự do làm việc đó nữa. Ông bực bội, ông không còn cảm nhận được người đọc của mình nữa. Ông càng tỏ ra vồn vã hơn nhưng chẳng có dấu hiệu cho ông thấy là người ta hiểu ông. Không một dấu hiệu căm ghét, phẫn nộ cũng không: không có gì hết. Ông có vẻ lạc hướng, ngày càng bồn chồn, ông cay đắng than thở với bọn Đức; các bài viết của ông tuyệt vời, chúng trở thành chua chát: chẳng hồi âm nào hết, trừ của những tay nhà báo đã bán mình mà ông khinh bỉ. Ông từ chức, rồi lại trở lại chức vụ, tiếp tục nói, mãi mãi giữa sa mạc. Cuối cùng ông câm lặng, bị sự im lặng của những người khác đâm xuyên. Ông đòi hỏi họ khuất phục, nhưng trong cái đầu điên dại của ông, ông tưởng tượng là họ tự nguyện, họ vẫn tự do; ông đến; con người trong ông lớn tiếng tự khen ngợi mình về việc mình làm, nhưng con người nhà văn trong ông không chịu đựng nổi. Đúng vào lúc những người khác, may thay là số đông, hiểu rằng tự do cầm bút bao hàm tự do công dân. Người ta không viết cho những người nô lệ. Nghệ thuật văn xuôi liên đới với cái chế độ duy nhất ở đó văn xuôi còn giữ được một ý nghĩa: dân chủ. Khi cái này bị uy hiếp, thì cái kia cũng bị uy hiếp. Và chỉ bảo vệ nó bằng ngòi bút thôi thì chưa đủ. Đến một ngày nào đó ngòi bút buộc phải dừng lại và lúc đó nhà văn phải cầm súng. Vậy đó, dẫu anh đến đây bằng cách nào, dẫu anh đã truyền bá những chủ kiến gì, thì văn học vẫn ném anh vào cuộc chiến; viết là một cách thức nhất định của khát vọng tự do; nếu anh đã bắt đầu, thuận tình hay bắt buộc, thì tức là anh đã dấn thân.

Người ta sẽ hỏi: dấn thân vào cái gì? Đơn giản thôi, dấn thân bảo vệ tự do. Làm người canh giữ những giá trị tưởng tượng chăng, như người tăng lữ Benda trước vụ phản bội 9, hay là bảo vệ niềm tự do cụ thể và thường nhật, bằng cách tham gia các cuộc đấu tranh chính trị và xã hội? Câu hỏi này liên quan đến một câu hỏi khác, có vẻ thật đơn giản, nhưng người ta chẳng bao giờ đặt ra: “Viết cho ai?”.

Nguyên Ngọc dịch từ nguyên bản tiếng Pháp

Chú thích:

1
 Cũng đúng như vậy ở các cấp độ khác nhau trong thái dộ của người khán, thính giả trước các tác phẩm nghệ thuật khác (các bức tranh, các bản giao hưởng, các pho tượng v.v.) – TG. 

2 Thi Sơn (Parnasse); trường phái thơ, mà đại diện là Lecome de Lisle, Banville Herédia, Sully Prudhomme, Copec, chủ trương chủ nghĩa lãng mạn phi nhân cáchvà lý thuyết nghệ thật vị nghệ thuật. – DG.

3 Chế độ mẫu tộc (matronymat): chế độ tên họ của mẹ được truyền cho hậu thế. – DG.

4 Trong đời sống thực tiễn, mỗi một phương tiện có thể được coi là cứu cánh khi ta tìm kiếm nó, và mỗi cứu cánh thì là một phương tiện để đạt đến một cứu cánh khác. – TG.

5Có lập trường, phi lập trường (positionnel, non positionnel): position có nghĩa là vị trí, thái độ, lập trường. Đây là một khái niệm quan trọng trong quan niệm về sự dấn thân trong văn học của Sartre. Position có nghĩa là có thái độ, có lập trường dấn thân (ngược với non positionnel nghĩa là không có thái độ ấy). Chúng tôi dịch có lập trường và phi lập trường trong ý nghĩa đó. – DG.

Cái đạt ngay; khái niệm triết học trái với cái phải suy nghĩ xây dựng nên. – DG.

7 Ta xúc động vì nhận xét này. Vậy nên tôi yêu cầu kể cho tôi chỉ một cuốn tiểu thuyết hay thôi mà ý đồ cố ý phục vụ việc đàn áp, một cuốn thôi viết để chống lại người Do Thái, người da đen, chống lại công nhân, chống lại các dân tộc thuộc địa. “Nếu không có một cuốn như vậy – người ta bảo – thì cũng không phải là lý do để một ngày kia người ta sẽ không viết một cuốn như vậy”. Nhưng như thế là anh đã thú nhận anh là một nhà lý thuyết trừu tượng của anh về nghệ thuật mà anh khẳng định khả năng một sự việc không bao giờ xảy ra, trong khi tôi chỉ đưa ra một giải thích cho một sự kiện được thừa nhận. – TG.

Drieu La Rochelle (1893-1945): nhà văn Pháp; chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa phát-xít trong thời Đức chiếm đóng nước Pháp, ông làm chủ tạp chí Nước Pháp mới. Năm 1945, khi nước Pháp được giải phóng ông đã tự vẫn. – DG.

Benda (Julien): nhà văn Pháp (1867 – 1956), tác giả cuốn Sự phản bội của các tăng lữ.

NguồnSự đỏng đảnh của phương pháp. Nxb. Văn hóa Thông tin, Tạp chí Văn hóa – nghệ thuật, 2004. 

Copyright © 2012 – PHÊ BÌNH VĂN HỌC

(www.phebinhvanhoc.com)

Các lý thuyết phê bình văn học chính từ đầu thế kỉ XX đến nay

Standard

Nguyễn Hưng Quốc

HÌNH THỨC LUẬN CỦA NGA

Hình thức luận của Nga ra đời trước cuộc cánh mạng vô sản vào năm 1917. Thành viên là những sinh viên văn học và ngôn ngữ học rất trẻ, hầu hết ở lứa tuổi trên dưới 20, thuộc hai nhóm chính: Nhóm Ngôn ngữ học Moscow được thành lập vào năm 1915, và Hội nghiên cứu ngôn ngữ thơ (thường được gọi tắt là Opojaz) ở Petersburg được thành lập vào năm 1916. Hai đại biểu nổi bật của nhóm trên là Roman Jakobson và Petr Bogatyrev; trong khi đại biểu của nhóm dưới là Viktor Shklovsky, Yury Tynyanov và Boris Eikhenbaum. Các công trình nghiên cứu của nhóm Hình thức luận có ảnh hưởng sâu rộng trong giới trí thức Nga vào những năm đầu tiên của thập niên 1920. Tuy nhiên, sau đó, bắt đầu từ 1924, chúng bị các nhà Mác-xít, đứng đầu là Trotsky trong cuốn Văn học và cách mạng, phê phán kịch liệt. Một số thành viên di tản ra khỏi nước Nga; số ở lại hoặc im lặng hoặc tìm cách thoả hiệp với các quan điểm văn học Mác-xít vốn đang giữ vai trò độc tôn trong sinh hoạt trí thức thời bấy giờ.

Trong số những người ở lại, có Mikhail Bakhtin, người, trong âm thầm, đã hoàn thành nhiều công trình nghiên cứu sau này, khi được xuất bản, đã được xem là những thành tựu lớn, có người còn cho là lớn nhất nhân loại trong cả thế kỷ 20. Trong số những người di tản, Roman Jakobson đã thành lập Nhóm ngôn ngữ học Prague tại Tiệp Khắc vào năm 1926, từ đó, làm nảy sinh hai nhà nghiên cứu xuất sắc khác là Jan Mukarovsky và đặc biệt, N.S. Troubetzkoy, tác giả cuốn Các nguyên tắc ngữ âm học, cuốn sách đã gợi cảm hứng và được xem là mẫu mực cho Claude Levi-Strauss trong các công trình nghiên cứu nhân chủng học, mở đầu cho trường phái cấu trúc luận sau này. Cũng thuộc Nhóm ngôn ngữ học Prague, René Wellek, khi định cư tại Mỹ, đã cùng với Austin Warren viết cuốn Lý thuyết văn học, một trong vài công trình lý thuyết có ảnh hưởng nhất trong các đại học Anh Mỹ trong trọn thập niên 1950 và nửa đầu của thập niên 1960. Bản thân Roman Jakobson, sau khi từ Tiệp Khắc di cư sang Mỹ, đã trở thành một trong những nhà ngôn ngữ học đồng thời là nhà lý thuyết về thơ hàng đầu thế giới. Như vậy, có thể nói nhóm Hình thức luận của Nga đã có những đóng góp lớn lao trong việc làm thay đổi diện mạo của nền nghiên cứu văn học thế giới không phải chỉ trong thời cực thịnh của nhóm vào cuối thập niên 1910 và đầu thập niên 1920 mà còn cả trong nhiều thập niên sau đó qua ảnh hưởng mà các thành viên đã tạo nên đối với nhiều trường phái khác, từ Phê Bình Mới đến cấu trúc luận và, thậm chí, cả hậu cấu trúc nữa.

Một trong những đóng góp có ý nghĩa nhất của Hình thức luận là đã nỗ lực biến ngành nghiên cứu văn học thành một ‘khoa học’ độc lập chứ không phải chỉ là một phó sản của lịch sử, triết học hay xã hội học như trước đó. Ðể nghiên cứu văn học có thể biến thành một khoa học thực sự, các nhà Hình thức luận đã thay đổi đối tượng nghiên cứu: trước, người ta xem đó là tác giả hay tác phẩm; nay, với các nhà Hình thức luận, đó là tính văn chương (literariness), cái làm cho các tác phẩm văn học được xem là văn học; ở cái gọi là tính văn chương, điều họ quan tâm nhất là các thủ pháp (devices); ở các thủ pháp, điều họ quan tâm nhất là các chức năng; và trong các chức năng, điều họ quan tâm nhất là chức năng lạ hoá ngôn ngữ. Nói cách khác, theo các nhà Hình thức luận, văn học là nơi ngôn ngữ thoát khỏi tình trạng bị tự động hoá và mòn nhẵn theo thói quen để trở thành mới mẻ, đầy tính nghệ thuật, làm tươi mát cái nhìn của con người về hiện thực. Nhiệm vụ chính của nhà nghiên cứu văn học, do đó, tập trung chủ yếu vào việc phân tích những sự dị biệt trong ngôn ngữ văn chương và ngôn ngữ thực dụng trong đời sống hàng ngày cũng như phát hiện những cái lạ đã bị biến thành tự động hoá và những cái lạ thực sự lạ, nghĩa là phát hiện những cái chủ tố (the dominant) trong từng tác phẩm cụ thể.

Quyết tâm xây dựng một khoa học văn học, các nhà Hình thức luận đã loại trừ hầu như tất cả các yếu tố phi văn chương ra khỏi phạm vi nghiên cứu của họ. Xem tính văn chương là đối tượng trung tâm của nghiên cứu văn học, các nhà Hình thức luận Nga đã “hạ bệ” tác giả, kẻ trước đó được các nhà lãng mạn chủ nghĩa xem như những thiên tài đặc dị và các nhà hiện thực chủ nghĩa xem như những “thư ký của thời đại”. Với họ, tác giả chỉ còn là những người thợ thủ công, những kẻ nắm vững các kỹ thuật làm mới ngôn ngữ và các phương pháp tự sự, biết cách sắp xếp các vật liệu ngôn từ một cách hoàn hảo: tài năng của họ được đánh giá ở mức độ hoàn hảo này chứ không phải ở kiến thức hay thái độ của họ đối với cuộc sống.

Xem thủ pháp là trung tâm của tính văn chương, các nhà Hình thức luận đã bác bỏ quan niệm cho “nghệ thuật là suy nghĩ bằng hình ảnh” của các nhà tượng trưng chủ nghĩa, đồng thời cũng loại trừ hiện thực, điều quan tâm bậc nhất của các nhà Mác-xít, ra khỏi quá trình nghiên cứu văn học. Với họ, văn học là cách kinh nghiệm tính nghệ thuật của hiện thực, còn bản thân hiện tượng thì lại không quan trọng. Hơn nữa, họ còn giảm nhẹ đến tối đa vai trò của ý nghĩa trong tác phẩm văn học, đi ngược lại hẳn chủ trương của tất cả các nhà nghiên cứu theo khuynh hướng đạo đức, chính trị, xã hội, tâm lý học và phân tâm học.

Xem lạ hoá như chức năng trung tâm của các thủ pháp nghệ thuật, các nhà Hình thức luận, một mặt, đã gián tiếp cổ vũ cho các tìm tòi và thử nghiệm trong sáng tạo, kể cả những cách làm cho ngôn ngữ trở thành thô tháp; mặt khác, đã làm thay đổi quan niệm về lịch sử văn học: đó không phải là một chuỗi dài những sự “thừa kế” điểm xuyết một ít sáng tạo với những quan hệ nhân quả giữa các hiện tượng văn học mà thực chất là môt quá trình đấu tranh cực kỳ gay gắt để phá vỡ những giá trị thẩm mỹ cũ đồng thời xây dựng những giá trị thẩm mỹ mới; trong cuộc đấu tranh ấy, nội dung chỉ chiếm vị trí thứ yếu so với hình thức, và trong hình thức, nhiều yếu tố cách tân có thể trở thành lạc hậu và sáo cũ vì xu hướng tự động hoá. Trong chiều hướng ấy, các nhà Hình thức luận, đặc biệt Nhóm ngôn ngữ học Prague, quan niệm những sự thay đổi trong lịch sử văn học không xuất phát từ những thay đổi trong đời sống kinh tế, chính trị hay văn hoá của xã hội mà xuất phát từ nhu cầu lạ hoá những thủ pháp đã mòn và cũ: lịch sử văn học, do đó, trở thành lịch sử của các chủ tố: thời Phục Hưng, các chủ tố ấy đến từ nghệ thuật tạo hình; thời Lãng mạn, từ âm nhạc; thời Hiện thực, từ nghệ thuật ngôn ngữ, v.v…

Một trong những hệ quả chính của tất cả các mối quan tâm vừa trình bày là sự quan tâm đặc biệt của các nhà Hình thức luận đối với các thể loại: theo họ, mỗi thể loại sử dụng những thủ pháp khác nhau và có những luật lệ phân bố các chủ tố khác nhau. Ví dụ, với họ, thơ được xem là những sự “bạo động có tổ chức đối với những lời nói thường ngày”. Bạo động ở âm điệu, ở nhịp điệu và cả ở ngữ nghĩa: chữ trong thơ ngân vang hơn, được ngắt nhịp một cách lạ hơn, hơn nữa, có khả năng phát nghĩa sâu sắc và đa dạng hơn. Sự quan tâm đặc biệt đối với các thể loại này sẽ được tiếp tục đẩy mạnh trong trào lưu cấu trúc luận sau này.

Tài liệu tham khảo thêm:

Bằng tiếng Việt, Nghệ thuật như là thủ pháp: Lý thuyết chủ nghĩa Hình thức Nga, do Ðỗ Lai Thuý biên tập (2001), Hà Nội: Nxb Hội Nhà Văn. Bằng tiếng Anh, có các cuốn: Russian Formalism do Stephen Bann và John E. Bowlt biên tập (1973), Edinburgh: Scottish Academic Press;Historic Structures: The Prague School Projects, 1928-1946 của F.W. Galan (1985), Austin: University of Texas Press; Russian Formalism: History – Doctrine của Victor Erlich (1981), New Haven: Yale University Press; Russian Formalist Criticism: Four Essays do Lee T. Lemon và Marion J. Reis biên tập (1965), Lincoln: Nebraska University Press; Readings in Russian Poetics: Formalist and Structuralist Views do Ladislav Matejka và Krystyna Pomorska biên tập (2002), Cambridge: MIT Press.

Ảnh

by Alexander Shilov

PHÊ BÌNH MỚI CỦA ANH VÀ MỸ

Phê Bình Mới, thoạt đầu, xuất hiện tại Anh với hai đại biểu: I. A. Richards và T. S. Eliot từ giữa thập niên 1920, sau đó, phát triển mạnh tại Mỹ với các đại biểu chính như John Crowe Ransom, W. K. Wimsatt, Monroe Beardsley, Cleanth Brook, R. P. Blackmur và Allen Tate từ đầu thập niên 1940 đến khoảng giữa thập niên 1960. Như vậy, thời gian Phê Bình Mới phát huy ảnh hưởng kéo dài khá lâu, có lẽ lâu hơn bất cứ một trường phái phê bình nào khác tại Mỹ. Không những lâu, ảnh hưởng ấy còn vô cùng sâu đậm: Phê Bình Mới được giảng dạy trong hầu hết các trường đại học Mỹ, và từ Mỹ, lan rộng sang hầu hết các quốc gia nói tiếng Anh khác.

Trước thập niên 1960, phần lớn các nhà Phê Bình Mới của Anh và Mỹ đều không biết gì về Hình thức luận của Nga, tuy nhiên, trong quan điểm văn học của họ lại có khá nhiều điểm tương đồng. Cả hai đều bác bỏ chủ nghĩa thực chứng trong nghiên cứu văn học và chỉ tập trung vào văn chương được hiểu là những gì tồn tại trong một văn bản nhất định mà thôi. Cả hai đều cố gắng xây dựng lý thuyết văn chương của mình bằng cách đặt văn chương trong thế đối lập với những hình thức diễn ngôn phi văn chương khác; ở cái gọi là văn chương, họ đều nhấn mạnh đến vai trò của cấu trúc và mối quan hệ liên lập giữa các yếu tố thuộc văn bản.

Tuy nhiên, khác các nhà Hình thức luận của Nga chỉ tập trung vào các thủ pháp, các nhà Phê Bình Mới, trong khi quan tâm đến các yếu tố hình thức, vẫn không quên việc tìm kiếm ý nghĩa của các tác phẩm văn học. Nhưng khi quan tâm đến ý nghĩa, các nhà Phê Bình Mới lại không đồng thuận với nhau. Trong khi I. A. Richards nhấn mạnh vào khía cạnh biểu cảm của ngôn ngữ và vào kinh nghiệm đọc thì T. S. Eliot lại cho thơ không phải là nơi để cho cảm xúc tuôn trào mà là nơi kiềm chế cảm xúc: theo ông, những bài thơ hay thường giàu tính tư tưởng và nếu có cảm xúc, cảm xúc ấy thường được/bị khách quan hoá, nghĩa là được diễn tả một cách gián tiếp thông qua việc mô tả các sự vật hay sự kiện. Trong khi đó, các nhà Phê Bình Mới khác thuộc thế hệ sau không chú ý nhiều đến kinh nghiệm đọc mà chỉ tập trung vào văn bản với những đặc điểm khách quan của các phương tiện được sử dụng để diễn tả mà thôi.

Bị ám ảnh bởi ý nghĩa, các nhà Phê Bình Mới phải đối diện với một vấn đề mà các nhà Hình thức luận của Nga không hề gặp phải: Ðâu là yếu tố chủ đạo trong việc hình thành ý nghĩa của một tác phẩm văn học? Wimsatt và Beardsley trả lời câu hỏi ấy bằng phương pháp loại trừ: ý nghĩa không đến từ ý định của tác giả, điều mà hai ông gọi là “nguỵ luận về ý định” (intentional fallacy); nó cũng không đến từ kinh nghiệm cũng như những phản hồi của người đọc, điều hai ông gọi là “nguỵ luận về cảm thụ” (affective fallacy). Ý nghĩa chỉ nằm trong văn bản. Có thể nói trong khi các nhà Hình thức luận quan tâm đến văn bản, các nhà Phê Bình Mới tôn sùng văn bản: Wimsatt ví văn bản như một bức tượng bằng ngôn từ (the verbal icon), còn Brooks lại ví văn bản với một chiếc bình trang trí tuyệt hảo (the well-wrought urn). Chỉ biết đến văn bản, các nhà Phê Bình Mới cho không những kiến thức ngoại-văn chương mà cả kiến thức thuộc lãnh vực nghiên cứu văn học sử cũng không cần thiết đối với các nhà phê bình: với họ, chỉ có một thứ lịch sử mà nhà phê bình cần phải thông thạo, đó là lịch sử của chữ. Nhà phê bình không những cần hiểu chính xác ý nghĩa của các từ mà cần phải biết cả lịch sử phát triển của các ý nghĩa, các sắc thái biểu cảm khác nhau trong các ý nghĩa ấy.

Phân tích văn bản, các nhà Hình thức luận chú ý đến các thủ pháp và chức năng của từng thủ pháp, các nhà Phê Bình Mới lại chú ý đến cấu trúc; trong cấu trúc, khác với các nhà cấu trúc luận sau này, họ chỉ đặc biệt chú ý đến phương diện ý nghĩa; trong ý nghĩa, khác các nhà Hình thức luận vốn chú ý đến các yếu tố làm lạ hoá, họ chỉ tập trung vào mối quan hệ tương tác giữa các bộ phận khác nhau; trong các mối tương tác ấy, họ chú ý đến cả những khác biệt lẫn những sự tương tự: với họ, mỗi tác phẩm là một chỉnh thể vừa thống nhất vừa phức tạp: đó là sự hoà điệu của những sự xung khắc. Xuất phát từ sự hoà điệu của những sự xung khắc này, đặc điểm nổi bật nhất của thơ, theo Wimsatt và Brooks, là tính chất “trớ trêu” (irony): tác giả muốn nói một điều, đến khi thành thơ, ý nghĩa mà người đọc cảm nhận được có khi lại khác hẳn; có những cách nói, thoạt đầu, ngỡ là thế này, ngẫm lại, thấy không hẳn là như vậy; giữa điều được nói và điều được ám chỉ, giữa nghĩa đen và nghĩa bóng nhiều khi có khoảng cách xa vời vợi. Do tính chất “trớ trêu” này, bài thơ chỉ có thể tồn tại được trong chính nó, với từ ngữ và các quan hệ cố hữu của nó: nó chống lại mọi hình thức diễn xuôi hay tóm tắt: được diễn tả dưới cách khác, bài thơ sẽ biến mất.

Xem mỗi tác phẩm là một chỉnh thể ít nhiều độc lập, khác với các nhà Hình thức luận, các nhà Phê Bình Mới tập trung chủ yếu vào việc phân tích, diễn dịch và mô tả các tác phẩm văn học hơn là nhận định về giá trị thẩm mỹ hay ý nghĩa cách tân của chúng. Giới hạn trong những mục tiêu cụ thể như vậy, họ đi xa về phương diện thực hành hơn là phương diện lý thuyết. Sau gần nửa thế kỷ hoạt động, các nhà Phê Bình Mới vẫn không xây dụng được một hệ thống lý thuyết mỹ học hoặc lý thuyết ngôn ngữ học thực sự hoàn chỉnh làm chỗ dựa cho các thao tác phân tích và diễn dịch của họ. Nhưng bù lại, nhờ nhấn mạnh vào các thao tác phân tích và diễn dịch cụ thể, họ lại gặt hái được rất nhiều thành tựu trong lãnh vực giáo dục, đặc biệt trong việc rèn luyện kỹ năng tiếp cận văn bản qua phương pháp “đọc gần” (close reading), từ đó, làm xuất hiện những nhà phê bình thực hành xuất sắc thuộc đủ mọi lãnh vực và trình độ khác nhau.

Tài liệu tham khảo thêm:

The Verbal Icon của W.K. Wimsatt (1970), London: Methuen; The Aesthetics of New Criticism của Jitendra Narayan Patnaik (1982), New Delhi: Intellectual; The Cultural Politics of the New Criticism của Mark Jancovich (1993), Cambridge: Cambridge University Press; The New Criticism and Contemporary Literary Theory: Connections and Continuities do William J. Spurlin và Michael Fischer biên tập (1995), New York: Garland.

CẤU TRÚC LUẬN

Cấu trúc luận, vốn thịnh hành trong thập niên 1960 và nửa đầu thập niên 1970, được xem là một cuộc cách mạng, thậm chí, là cuộc cách mạng lớn nhất trong lãnh vực nghiên cứu văn học cũng như các ngành nhân văn và khoa học xã hội nói chung trong thế kỷ 20. Trên căn bản, cấu trúc luận tiếp tục con đường Hình thức luận và Phê Bình Mới đã khai mở, chẳng hạn, tham vọng biến nghiên cứu văn học thành một khoa học trong đó đối tượng phân tích chính là văn bản và chỉ là văn bản mà thôi. Tuy nhiên, từ điểm chung ban đầu ấy, cấu trúc luận đã đi rất xa, hình thành hẳn một hệ thống lý thuyết và phương pháp luận hoàn chỉnh không những chỉ có thể được ứng dụng trong lãnh vực văn học mà còn ở vô số các lãnh vực khác nữa.

Cấu trúc luận, trong lãnh vực văn học, được xây dựng trên ba nền tảng chính: Thứ nhất, lý thuyết ngôn ngữ của Ferdinand de Saussure (1857-1913), người đã chủ trương, một, về phương diện phương pháp luận, chỉ quan tâm đến khía cạnh đồng đại mà loại bỏ khía cạnh lịch đại của ngôn ngữ; hai, ở khía cạnh đồng đại, chỉ tập trung vào tính hệ thống với những quy luật và quy ước chung nhất và loại bỏ những biểu hiện của cái hệ thống ấy, ví dụ, những lời nói cụ thể hàng ngày; và ba, với tư cách là một hệ thống, ngôn ngữ thực chất là những ký hiệu; mỗi ký hiệu là một kết hợp gồm hai mặt, cái biểu đạt (signifier) và cái được biểu đạt (signified), gắn chặt với nhau bằng một thứ quan hệ rất tương đối và hàm hồ, ở đó, ý nghĩa chỉ được hình thành từ những sự khác biệt giữa các ký hiệu. Thứ hai, các phát hiện của Nhóm ngôn ngữ học Prague trong đó nổi bật nhất là Roman Jakobson, người đã đề xuất cách định nghĩa thơ dựa trên các chức năng giao tiếp: theo ông, ngôn ngữ, trong giao tiếp, mang nhiều chức năng khác nhau, nhưng khi chức năng thi ca chiếm vai trò chủ đạo, nghĩa là khi sự giao tiếp chỉ tập trung vào bản thân thông điệp, vào ngôn ngữ tạo thành thông điệp, lúc ấy người ta có thơ. Thứ ba, các công trình nghiên cứu nhân chủng học về huyền thoại, hệ thống thân tộc, cách nấu nướng và cách tư duy trong các xã hội sơ khai của Claude Levi-Strauss, người đã làm sáng tỏ cái điều Roland Barthes khái quát thành luận điểm: “văn hoá, trong mọi khía cạnh, là một ngôn ngữ.”[1] Trong lời dẫn nhập bài luận văn phân tích bài thơ “Những con mèo” của Baudelaire viết chung với Jakobson, Levi-Strauss tuyên bố: “Trong các tác phẩm thơ ca, nhà ngôn ngữ học nhận ra các cấu trúc rất giống với các cấu trúc trong các huyền thoại mà các nhà dân tộc học đã từng bắt gặp trong quá trình phân tích của họ.”[2]

Ðược xây dựng trên nhiều nền tảng như vậy, khác với Hình thức luận và Phê Bình Mới, cấu trúc luận có tính chất liên ngành rõ rệt. Với các nhà cấu trúc luận, nghiên cứu văn học chỉ là một lãnh vực của hệ thống ký hiệu học rộng lớn và đa dạng. Bởi vậy, cấu trúc luận không phải chỉ là một phương pháp luận, một lý thuyết hay một trường phái mà còn là cả một trào lưu.

Ðiểm chung của cả trào lưu cấu trúc luận là ở đâu người ta cũng theo đuổi một mục tiêu giống nhau: cấu trúc.

Ðuổi theo cấu trúc, các nhà cấu trúc luận không quan tâm đến ý nghĩa của từng tác phẩm cụ thể như các nhà Phê Bình Mới. Họ cũng không quan tâm đến cái gọi là tính văn chương như các nhà Hình thức luận. Với các nhà cấu trúc luận, mục tiêu cao nhất của nghiên cứu văn học là phát hiện ra ‘ngữ pháp’ của văn chương, tức những quy ước làm cho một hình thức diễn ngôn nào đó trở thành văn chương. Công cuộc tìm kiếm ‘ngữ pháp’ văn chương ấy, ở Roland Barthes, dẫn đến lý thuyết về các ‘mã’ (codes) chi phối cách ‘vận hành’ của tiểu thuyết; ở Tzvetan Todorov và Gérard Genette, sự phát triển của thi pháp học, tự sự học (narratology) và lý thuyết về các thể loại; ở Claude Levi-Strauss, lý thuyết về huyền thoại và văn hoá dân gian nói chung; ở Vladimir Propp và đặc biệt, ở A. J. Greimas, lý thuyết về truyện dân gian; ở Roman Jakobson, lý thuyết về sự chuyển hoá từ trục lựa chọn sang trục kết hợp và từ phong cách ẩn dụ sang phong cách hoán dụ trong thơ; ở Jonathan Culler, lý thuyết về khả lực (competence) và tính khả thức (intelligibility) của văn học, tức những điều kiện và quy luật chi phối cách thức diễn dịch để chúng ta có thể hiểu và cảm các tác phẩm văn học, bằng cách đó, nới rộng phạm vi của khái niệm cấu trúc: nó không chỉ nằm trong tác phẩm mà còn nằm cả trong động tác diễn dịch của người đọc.

Xem cấu trúc và ‘ngữ pháp’ văn chương là đối tượng khảo sát và phân tích chính, cấu trúc luận vượt hẳn các lý thuyết văn học trước nó về ‘tính khoa học’ với những nguyên tắc mang tính phương pháp luận cụ thể, một hệ thống khái niệm rõ ràng, một khả năng ứng dụng gần như vô giới hạn. Tuy nhiên, khi chọn trọng tâm nghiên cứu như vậy, cấu trúc luận cũng đồng thời bỏ qua các tác phẩm và tác giả cụ thể. Hậu quả là, một, do mọi người mải mê đi tìm những quy luật và quy ước phổ quát, lãnh vực phê bình thực hành tương đối yếu; hai, khi lược quy mọi hình thức diễn ngôn vào một hệ thống ký hiệu, ranh giới giữa tính văn chương và tính phi văn chương bị xoá nhoà, một mẩu quảng cáo, do đó, cũng có ý nghĩa tương đương với một kiệt tác; ba, bị hạn chế trong cách nhìn đồng đại, dưới mắt các nhà cấu trúc luận, mọi cái viết đều không có khởi nguồn, do đó, họ không đặt ra vấn đề đánh giá về tính độc sáng của bất cứ một văn bản nào: với họ, mọi văn bản đều hình thành từ những gì đã được viết trước đó cả rồi. Nói cách khác, cấu trúc luận có những đóng góp giới hạn trong cả lãnh vực phê bình lẫn lãnh vực văn học sử. Phần còn lại, nơi cấu trúc luận có nhiều thành tựu nhất, là lý thuyết, nhưng lý thuyết của cấu trúc luận chủ yếu là lý thuyết diễn dịch hơn là lý thuyết mỹ học, do đó, tuy cấu trúc luận được xem như một trào lưu rộng lớn nhưng nó lại thiếu những chiều sâu triết học cần thiết để có thể thúc đẩy quá trình vận động của văn học. Nói cách khác nữa, khối lượng kiến thức đồ sộ mà các nhà cấu trúc luận tích luỹ được trong lãnh vực nghiên cứu văn học suốt hơn một thập niên hầu như chỉ giới hạn trong việc giúp người đọc hiểu sâu sắc những điều kiện hình thành văn chương hơn là chính bản thân văn chương.

Tài liệu tham khảo thêm:

Structuralist Poetics: Structuralism, Linguistics, and the Study of Literature của Jonathan Culler (1975), Ithaca: Cornell University Press;Writing Degree Zero của Roland Barthes (1967), A. Lavers và C. Smith dịch sang tiếng Anh, London: Jonathan Cape, bản dịch tiếng Việt của Nguyên Ngọc phổ biến trên website http://www.talwas.org; Introduction to Poetics của Tzvetan Todorov (1981), Richard Howard dịch sang tiếng Anh, Brighton: Harvester Press; Structuralism in Literature, an Introduction của Robert Scholes (1974), New Haven: Yale University Press. Bằng tiếng Việt, có Chủ nghĩa cấu trúc và văn học do Trịnh Bá Dĩnh giới thiệu và dịch (2002), nxb Văn Học & Trung tâm Nghiên cứu Quốc học.

[1]Dẫn theo Ann Jefferson và David Robey (eds) (1982), Modern Literay Theory: A Comparative Introduction, London: Batsford, tr. 93.

[2]Dẫn theo Karl Beckson và Arthur Ganz (1990), Literary Terms, a Dictionary, London: Andre Deutsch Limited, tr. 268.

Ảnh

Dancing Figures, 1944, gouache on paper, 19.13 x 25 in., Art Resource Group, California

HẬU CẤU TRÚC LUẬN / GIẢI CẤU TRÚC

Hậu cấu trúc luận là bước phát triển ít nhiều mang tính đột biến của cấu trúc luận bắt đầu vào khoảng cuối thập niên 1960. Phát triển: phần lớn những cây bút tiêu biểu nhất của hậu cấu trúc luận cũng từng là những lý thuyết gia xuất sắc của cấu trúc luận; những vấn đề từng được đặt ra trong cấu trúc luận cũng tiếp tục ám ảnh các nhà hậu cấu trúc luận. Nhưng sự thay đổi này được gọi là ‘đột biến’ vì nó không còn giữ bao nhiêu dấu vết cũ. Rõ nhất là trong thái độ: trong khi cấu trúc luận tôn sùng tính khoa học, hậu cấu trúc luận tuyên bố thẳng thừng: đó chỉ là một ảo tưởng; trong khi cấu trúc luận tin tưởng có một chân lý nào đó đang chờ đợi được phát hiện, hậu cấu trúc biết rõ cái chân lý ấy có thể thay đổi và triển hạn đến không cùng; trong khi cấu trúc luận muốn đóng vai trò những anh hùng trong việc khám phá thế giới của những ký hiệu nhân tạo, trong đó có ngôn ngữ và văn học, hậu cấu trúc luận tiến hành tất cả những công việc khám phá ấy với một thái độ hoài nghi và ít nhiều diễu cợt. Tuy nhiên, những thay đổi trong thái độ này, thật ra, chỉ là biểu hiện hay, đúng hơn, hệ quả của vô số những thay đổi khác trong quan điểm và phương pháp luận. Thứ nhất, trong cách nhìn về ngôn ngữ: trong khi các nhà cấu trúc luận, từ giác độ đồng đại, nhìn ngôn ngữ như một hệ thống khép kín và tĩnh tại, các nhà hậu cấu trúc luận, phần nào chịu ảnh hưởng từ Mikhail Bakhtin, người vừa được dịch và giới thiệu ở Pháp vào giữa thập niên 1960, cho ngôn ngữ bao giờ cũng thuộc về một cuộc đối thoại nào đó, nghĩa là, bao giờ cũng ở trong quá trình vận động, do đó, gắn liền mật thiết với xã hội và lịch sử.

Sự khác biệt trong cách nhìn ngôn ngữ này dẫn đến sự khác biệt thứ hai trong cách ghi nhận đối tượng nghiên cứu: với các nhà cấu trúc luận, đó là từng đơn vị nhỏ và riêng lẻ như hình vị, âm vị, hoặc ‘thoại vị’ (mythemes) – theo cách gọi của Levi-Strauss, với các nhà hậu cấu trúc luận, đó là diễn ngôn (discourse), tức ngôn-ngữ-đang-được-sử-dụng. Nếu với các nhà cấu trúc luận, tất cả mọi hiện hữu đều là những hệ thống ký hiệu, tức là một loại ngôn ngữ, với các nhà hậu cấu trúc luận, tất cả đều là những hình thức diễn ngôn. Nếu với các nhà cấu trúc luận, mọi ký hiệu đều gắn liền với ý nghĩa, tức đều biểu đạt (signify) một cái gì đó, với các nhà hậu cấu trúc luận, mọi diễn ngôn, như Michel Foucault chứng minh, đều gắn liền với quyền lực, qua đó, các thiết chế và kỷ cương được hình thành. Tính quyền lực của diễn ngôn mạnh đến độ, một lúc nào đó, trong lịch sử, con người và các hoạt động của con người, từ vị thế chủ nhân, trở thành sản phẩm của diễn ngôn: Ví dụ, theo sự phân tích của Foucault, đời sống sinh lý của con người, khi được diễn ngôn hoá, tức khi đã được phân loại và được ban phát cho những ý nghĩa nhất định, lại trở thành yếu tố căn bản quy định bản sắc của cá nhân, buộc cá nhân phải cảm, nghĩ, hành xử và sống theo những diễn ngôn ấy.

Sự thay đổi trong đối tượng vừa kể dẫn đến sự thay đổi trong quan niệm về bản chất của văn học: với các nhà cấu trúc luận, văn học tồn tại dưới hình thức văn bản, mỗi văn bản có một cấu trúc duy nhất; với các nhà hậu cấu trúc luận, mỗi văn bản lại liên hệ với nhiều văn bản khác đã có trước đó, do đó, các văn bản chỉ chia sẻ với nhau một số ‘mã’ (codes) chung nhưng không có văn bản nào thực sự độc lập và biệt lập. Ngay chính hiện thực cũng trở thành một thứ văn bản, hình thành bởi các ‘mã’ khác nhau. Bởi vậy, không có quan hệ tất yếu nào giữa tác phẩm với hiện thực mà chỉ có quan hệ giữa văn bản và văn bản mà thôi. Mỗi văn bản tồn tại trong quan hệ chằng chịt với vô số các văn bản khác: nó giống một bức khảm dệt bằng vô số các trích dẫn khác nhau. Ðiều này dẫn đến hai hệ quả chính: một, văn bản là một cái gì luôn luôn dở dang, luôn luôn được hình thành, tồn tại trong quá trình ‘sản xuất’ liên tục; hai, tính thống nhất của nó không ở nơi xuất phát mà chủ yếu ở nơi tiếp nhận, hay nói cách khác, kẻ có khả năng tạo nên sự thống nhất của văn bản không phải là tác giả mà chính là người đọc. Trong ý nghĩa này, Roland Barthes tuyên bố: “Tác giả đã chết”.

Vì cho “tác giả đã chết”, trong việc tìm hiểu văn học, các nhà hậu cấu trúc luận bị đè nặng bởi cảm giác bất lực. Ðây cũng là sự khác biệt quan trọng giữa hậu cấu trúc luận và cấu trúc luận. Trong khi cấu trúc luận tin tưởng là ý nghĩa nằm đâu đó trong cấu trúc của tác phẩm, hậu cấu trúc luận quan niệm ý nghĩa là một tiến trình bất định và hầu như vô giới hạn. Quan niệm này gắn liền với thuật ngữ ‘differance’ do Jacques Derrida đưa ra để chỉ bản chất của ký hiệu ngôn ngữ như một cái gì vừa khác biệt vừa triển hạn, trong đó, ý nghĩa là một cái gì vừa có mặt vừa vắng mặt và không bao giờ thực sự có mặt trọn vẹn cả. Khác với Saussure, Derrida cho ký hiệu không phải là một cấu trúc khép kín của hai mặt biểu đạt và được biểu đạt mà chỉ là cấu trúc của những sự dị biệt: một cái biểu đạt không nhất thiết dẫn đến một cái được biểu đạt tương ứng mà thường, nếu không muốn nói luôn luôn, dẫn đến những cái biểu đạt khác, và chúng ta sẽ không bao giờ vươn tới được cái được biểu đạt cuối cùng mà bản thân nó lại không phải là một cái biểu đạt của một cái gì khác. Như vậy, sau mỗi chữ là một (hay nhiều) chữ khác bị gạch bỏ: trong các bài viết của ông, Derrida hay sử dụng biện pháp gạch bỏ, đúng hơn, gạch nhưng không bỏ (sous rature / under erasure): chữ bị gạch chéo vẫn xuất hiện như thường bởi vì dù bất toàn, chúng vẫn cần thiết: chúng tồn tại như những vết mờ. Quá trình đọc thực chất là một quá trình truy tìm những vết mờ ấy. Ðó là một quá trình không có điểm kết thúc. Ý nghĩa của tác phẩm, do đó, là một cái gì hoàn toàn bất định. Trong cuộc hành trình bất định ấy, diễn dịch cũng biến thành một văn bản, đòi hỏi một hay nhiều sự diễn dịch khác. Nói cách khác, ngôn ngữ dùng để phân tích ngôn ngữ chỉ là một thứ siêu-ngôn ngữ (metalanguage) và đến lượt nó, siêu-ngôn ngữ cũng trở thành đối tượng nghiên cứu của một thứ siêu-ngôn ngữ khác; hậu quả là mọi hình thức diễn ngôn, kể cả phê bình, đều mang tính hư cấu: khi tất cả đều là hư cấu, ‘chân lý’ không thành vấn đề nữa.

Trong các nhà tiên phong của hậu cấu trúc luận như Michel Foucault, Jacques Lacan, Roland Barthes, những quan niệm mang tính giải cấu trúc của Jacques Derrida được nhiều nhà nghiên cứu văn học Mỹ hưởng ứng nhiệt liệt: họ tìm thấy trong cách đọc mới mẻ của Derrida một chiến lược phân tích có thể làm bộc lộ bản chất bất quyết của các hình thức diễn ngôn, trong đó có văn học. Trong số những người này, có những tên tuổi lớn như Paul de Man, Geoffrey Hartman, Barbara Johnson và J. Hillis Miller. Qua họ, giải cấu trúc đã trở thành một trào lưu thịnh hành và có ảnh hưởng cực lớn trong sinh hoạt phê bình văn học và văn hoá tại Mỹ, và từ Mỹ, lan sang nhiều quốc gia khác.

 Tài liệu tham khảo thêm:

Of Grammatology của Jacques Derrida do G. C. Spivak dịch sang tiếng Anh (1976), Baltimore: Johns Hopkins University Press; An Introductionary Guide to Post-Structuralism and Postmodernism của Madan Sarup (1993), New York: Harvester Wheatsheaf; On Deconstruction: Theory and Criticism after Structuralism của Jonathan Culler (1983), London: Routledge & Kegan Paul; Saving the Text: Literature / Derrida / Philosophy của Geoffrey H. Hartman (1981), Baltimore: The Johns Hopkins University Press; Deconstruction: Theory and Practice của Christopher Norris (1986), London: Routledge.

Ảnh

Two Women, 1945, New York

CÁC LÝ THUYẾT MÁC-XÍT

Các lý thuyết văn học Mác-xít có thể được chia thành hai nhóm chính: chính thống và bàng thống (para-Marxism). Nhóm được xem hay tự nhận là chính thống tập trung quanh lý thuyết hiện thực xã hội chủ nghĩa khởi phát tại Liên xô và sau đó lan rộng sang tất cả các quốc gia theo chế độ xã hội chủ nghĩa, trong đó có Việt Nam. Dòng bàng thống có các lý thuyết phổ biến ở các quốc gia Tây phương với những đại biểu nổi bật như Pierre Macherey và Lucien Goldmann ở Pháp, Theodor W. Adorno, Walter Benjamin và nhóm Frankfurt ở Ðức, Fredric Jameson ở Mỹ, Raymond Williams và Terry Eagleton ở Anh, Mikhail Bakhtin ở Nga, và đặc biệt Georg Lukacs tuy sống và làm việc ở Hungary, một quốc gia theo chế độ xã hội chủ nghĩa nhưng tác phẩm chủ yếu lưu hành ở Tây Âu và Bắc Mỹ. Sự khác biệt giữa hai nhóm là, một, nhóm đầu chủ yếu dựa vào quan điểm xem văn học như một bộ phận trong guồng máy chính trị của Lenin trong khi nhóm sau chủ yếu dựa vào quan điểm cho tính khuynh hướng trong văn học càng kín đáo bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu của Engels; hai, nhóm đầu chịu sự lãnh đạo và kiểm soát chặt chẽ của chính quyền trong khi nhóm sau được tự do – hoặc cố giành cho mình cái quyền tự do – tìm tòi và phát biểu. Những sự khác biệt ấy dẫn đến hai sự khác biệt nữa: thứ nhất, trong khi nhóm đầu chỉ dừng lại ở một số tín điều cứng nhắc thì nhóm sau phát triển lý thuyết văn học Mác-xít một cách sáng tạo và rất đa dạng; thứ hai, trong khi nhóm đầu chỉ còn là một di tích lịch sử thì nhóm sau vẫn còn ảnh hưởng khá sâu rộng trong sinh hoạt lý thuyết văn học và trí thức nói chung trên thế giới.

Thật ra, ngay trong nhóm gọi là ‘Mác-xít bàng thống’ cũng có rất nhiều dị biệt. Nguyên nhân chính là tất cả đều dựa vào một nền móng rất mơ hồ: hai người sáng lập ra chủ nghĩa Mác là Karl Marx và Engels lại không chuyên về văn học và viết rất ít về văn học. Từ những phát biểu ít ỏi ấy, để khai triển thành những lý thuyết văn học hoàn chỉnh, những người tự xem là đệ tử của Marx phải vận dụng nhiều nguồn khác nhau: hoặc các quan điểm về triết học của Marx, hoặc thậm chí, của Hegel qua sự diễn dịch của Marx hoặc quan điểm phản ánh luận của Lenin, v.v…

Ðiểm chung của các lý thuyết văn học Mác-xít có thể tóm gọn vào mấy điểm chính: Một, khác các nhà Hình thức luận, cấu trúc luận hay Phê Bình Mới chỉ tập trung vào văn bản, các nhà Mác-xít tập trung chủ yếu vào mối quan hệ giữa văn bản và những yếu tố ngoài văn bản. Nhưng khác với các nhà phân tâm học nhấn mạnh đến đời sống bên trong của tác giả, các nhà Mác-xít lại nhấn mạnh đến bối cảnh hiện thực xã hội chung quanh tác giả. Khác các nhà xã hội học khác, các nhà Mác-xít lược quy cái gọi là ‘hiện thực xã hội’ này chủ yếu vào cuộc đấu tranh giữa các giai cấp vốn gắn liền với các phương thức sản xuất nhất định, và vào mô hình cấu trúc gồm hai phần: hạ tầng và thượng tầng, trong đó, hạ tầng là yếu tố quyết định. Cái gọi là “quyết định” này được nhiều người diễn dịch theo nhiều cách khác nhau dẫn đến những quan điểm khác hẳn nhau: một số người bị xem là ‘dung tục’ cho hạ tầng hoàn toàn quyết định thượng tầng; một số người khác cho phần thượng tầng cũng có ảnh hưởng ngược lại phần hạ tầng, tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng ấy như thế nào lại là một đề tài tranh luận dằng dai và gay gắt khác. Bản thân Marx và Engels thì lại quan niệm văn học – một bộ phận của kiến trúc thượng tầng – ít chịu ảnh hưởng của hạ tầng kinh tế và có thể phát triển hoặc duy trì giá trị độc lập với các phương thức sản xuất hay quan hệ xã hội. Louis Althusser sau này theo gót Marx và Engels, phản đối tính tất định của cơ sở kinh tế và quan niệm một số lãnh vực trong kiến trúc thương tầng, như văn học nghệ thuât, ít nhiều có tính chất tự trị. Có lẽ đây là một trong những điểm yếu lớn nhất của chủ nghĩa Mác khiến cho các lý thuyết gia Mác-xít, một mặt, khó thống nhất với nhau; mặt khác, cũng khó xây dụng được một hệ thống lý thuyết thật chặt chẽ và nhất quán.

Hai, giống như hầu hết các lý thuyết tiền-cấu trúc luận, kể từ Plato và Aristotle trở đi, tất cả các lý thuyết Mác-xít đều quan niệm văn học là một sự phản ánh hiện thực. Tuy hiên, trong khi Lenin và những người theo Lenin cho văn học phản ánh hiện thực theo kiểu gương soi, Lukacs lại cho việc phản ánh ấy được lọc qua một tiến trình sáng tạo phức tạp, trở thành một thứ kiến thức về hiện thực, và đã là kiến thức thì không có sự tương ứng một đối một giữa những gì tồn tại trong thế giới khách quan và những gì người ta đang có trong đầu nữa. Với Theodor Adorno, tác phẩm văn học không phải là một thứ kiến thức về hiện thực hay một phản ánh từng chi tiết của hiện thực mà nó xuất hiện từ bên trong hiện thực, bộc lộ tất cả những mâu thuẫn nội tại của hiện thực; hay nói theo lời ông, “nghệ thuật là thứ kiến thức tiêu cực của thế giới hiện thực”. Với Louis Althusser, hiện thực, khi được phản ánh vào tác phẩm văn học, chịu sự chi phối của trí tưởng tượng, khả năng, một mặt, giúp chúng ta hiểu được thực tại, mặt khác, đẩy chúng ta ra xa khỏi thực tại. Với Pierre Macherey, tác phẩm văn học là một sản phẩm lao động trong đó hiện thực chỉ là một trong nhiều yếu tố và bị nhào nặn lại trong quá trình ‘sản xuất’ phần lớn diễn ra ngoài tầm ý thức của nhà văn. Với Terry Eagleton, văn học có thể không trực tiếp phản ánh hiện thực nhưng lại không thể không phản ánh ý thức hệ của thời đại hiểu theo nghĩa là toàn bộ hệ thống biểu hiện (như tôn giáo, thẩm mỹ, pháp lý, v.v…), những yếu tố tác động mạnh mẽ lên cách nhìn hiện thực của từng cá nhân.

Ba, hầu hết lý thuyết văn học Mác-xít, xuất phát từ luận điểm của Marx cho các triết gia chỉ diễn dịch thế giới trong khi nhiệm vụ chính là phải cải tạo thế giới, đều nghiêng về tính chất quy phạm hơn là thuần mô tả. Nói cách khác, các lý thuyết gia không phải chỉ mô tả văn học mà phần lớn, với những mức độ khác nhau, đều đòi văn học phải tham dự vào cuộc đấu tranh trong xã hội hoặc ít nhất xác lập một hệ thống giá trị trong đó nhấn mạnh đến chức năng dấn thân của văn học. Nếu quan hệ giữa văn học (như một bộ phận của kiến trúc thượng tầng) và hiện thực (như một biểu hiện của cơ sổ hạ tầng) là khâu yếu nhất của chủ nghĩa Mác thì tính chất quy phạm này là một trong những nguy cơ lớn nhất của các lý thuyết văn học Mác-xít khiến người ta có thể nghi ngờ sự khác nhau căn bản giữa hai nhóm chính thống và bàng thống, thật ra, chỉ là sự khác nhau giữa một bên ở tư thế cầm quyền và một bên thì không. Nói cách khác, nếu có quyền lực sẵn trong tay, tính chất quy phạm rất dễ biến thành mệnh lệnh và do đó, lý thuyết rất dễ bị biến thành giáo điều, khuynh hướng nghiêng về Engels sẽ biến thành khuynh hướng nghiêng về Lenin.

Cả ba đặc điểm chung vừa kể khá mơ hồ để có thể tập kết các lý thuyết gia Mác-xít vào một trường phái rõ rệt. Hậu quả là phần lớn các lý thuyết Mác-xít đều vừa là Mác-xít lại vừa là một cái gì khác, từ đó, chúng ta có những nhà Mác-xít theo khuynh hướng cấu trúc luận như Goldmann, Althusser hay Macherey, hoặc khuynh hướng hậu cấu trúc luận như Eagleton và Jameson, v.v…

Tài liệu tham khảo thêm:

Marxism and Literature của Raymond Williams (1977), Oxford: Oxford University Press; Marxists on Literature do David Craig biên tập (1975), Harmondsworth: Penguin; A Theory of Literary Production của Pierre Macherey do G. Wall dịch (1978), London: Routledge; The Meaning of Contemporary Realism của Georg Lukács, London: Merlin Press; The Hidden God của Lucien Goldmann (1964), London: Routledge & Kegan Paul.

Ảnh

by A. Kurbanov – 2007

THUYẾT NGƯỜI ÐỌC

Cái gọi là thuyết người đọc (reader theory) có nội hàm khá rộng, bao gồm ít nhất bốn lý thuyết chính: hiện tượng luận, tường giải học (hermeneutics), thuyết tiếp nhận (theory of reception), và thuyết hồi ứng của người đọc (reader-response theory). Ðiểm chung hầu như duy nhất giữa bốn lý thuyết này là tất cả đều tập trung vào người đọc, xem người đọc như nguồn nghĩa chính.

Chúng ta biết tất cả các lý thuyết đều ít nhiều quan tâm đến ý nghĩa nhưng mỗi lý thuyết lại tin ý nghĩa ấy xuất phát chủ yếu từ một điểm nhất định nào đó, chẳng hạn, với các nhà xã hội, nó nằm trong bối cảnh chính trị xã hội phía sau người sáng tác; với các nhà Mác-xít, ở quan hệ giai cấp; với các nhà tâm lý học và phân tâm học, ở chính bản thân người sáng tác; với các nhà Hình thức luận và Phê Bình Mới, trong văn bản; với các nhà cấu trúc luận, trong cấu trúc; với các nhà hậu cấu trúc luận, trong tính chất liên văn bản; với các học giả theo ‘thuyết người đọc’, cái nguồn nghĩa ấy nằm trong kinh nghiệm đọc của người đọc. Riêng ở các nước nói tiếng Anh, chủ trương nhắm vào người đọc này trước hết là phản ứng chống lại chủ trương của Phê Bình Mới. Trong bài viết “Nguỵ luận về cảm thụ” (The Affective Fallacy), Wimsatt và Beardsley cho phê bình mà căn cứ vào những cảm nhận của người đọc là một sai lầm: nó lẫn lộn giữa cái văn học là và cái văn học làm, giữa nguyên nhân và kết quả. Không những sai lầm, cách phê bình ấy chỉ dẫn đến chủ nghĩa ấn tượng và chủ nghĩa tương đối. Các nhà phê bình theo ‘thuyết người đọc’ phản đối kết luận này. Họ quan niệm một tác phẩm văn học không thể được hiểu ngoài những tác động của nó nơi người đọc. Theo họ, những tác động ấy, từ góc độ tâm lý hay bất cứ góc độ nào khác, đều thiết yếu trong việc mô tả ý nghĩa của tác phẩm bởi vì ý nghĩa không thể tồn tại trọn vẹn ở ngoài tâm trí của người đọc.

Vượt ra ngoài nhận định về tầm quan trọng của người đọc và việc đọc, quan niệm của các ‘thuyết người đọc’ rất khác nhau.

Thuộc hiện tượng luận, có hai lý thuyết gia tiêu biểu nhất: Roman Ingarden và Wolfgang Iser. Theo Ingarden, tác phẩm văn học là một khách thể có chủ ý, được cấu tạo bởi bốn lớp chính: lớp thứ nhất là ngữ âm, bao gồm từ độ luyến láy của âm đến thanh, vần và nhịp; lớp thứ hai là ngữ nghĩa, bao gồm từ từ đến câu, đoạn; lớp thứ ba và thứ tư không được phân biệt thật rõ, bao gồm các đối tượng được thể hiện và các khía cạnh được sơ đồ hoá, từ nhân vật đến khung cảnh, sự kiện, các mối quan hệ tương tác giữa các nhân vật với nhau để tạo thành cốt truyện, v.v… Cả bốn lớp này đều khác hẳn các khách thể đang tồn tại trong hiện thực ở chỗ chúng có vô số những điểm bất định: mỗi điểm bất định như thế là những khoảng trống mà người đọc cần phải lấp đầy và cụ thể hoá để tác phẩm văn học từ một cấu trúc xương xẩu biến thành một đối tượng thẩm mỹ thực sự. Công việc lấp đầy các khoảng trống và cụ thể hoá những điểm bất định này đòi hỏi ở người đọc khả năng tưởng tượng cũng như phán đoán và chịu sự tác động của rất nhiều yếu tố khác nhau như học vấn, kinh nghiệm, cảm xúc, v.v… Chính vì vậy, cái đọc biến dạng từ người này qua người khác, thậm chí, ở từng người, biến dạng từ lần đọc này qua lần đọc khác. Wolfgang Iser chịu ảnh hưởng nặng nề của Ingarden nhưng đi xa hơn Ingarden trong việc nhấn mạnh đến vai trò của người đọc: tác phẩm văn học, với Ingarden, là một đối tượng thẩm mỹ được cụ thể hoá; với Iser, là một hiệu ứng (effect) được kinh nghiệm. Với Ingarden, nhiệm vụ quan trọng nhất của người đọc là cụ thể hoá các khía cạnh được sơ đồ hoá trong văn bản; với Iser, công việc cụ thể hoá ấy không nhất thiết dẫn đến những sự thống nhất hay hoà điệu nhưng có khi nhằm phát hiện những khoảng trống và những sự bất định; đọc, do đó, với ông, trở thành một quá trình đầy những biến động trong đó những quy phạm và những cái mã văn hoá quen thuộc có thể bị thách thức khi ngươì đọc đối diện với những khoảng trống trong văn bản.

Nếu hiện tượng luận, vốn gắn liền với tên tuổi của Edmund Husserl, chủ yếu là một trào lưu triết học hiện đại, tường giải học lại có truyền thống rất lâu đời, xuất phát từ công việc chú giải Kinh Thánh từ thời Phục Hưng, sau đó, được giới sử học tiếp nối và phát triển. Một trong những vấn đề trung tâm của các nhà tường giải học là quan hệ giữa ý nghĩa của tác phẩm và ý định của tác giả. Với E. D. Hirsch Jr, hai khía cạnh này đồng nhất với nhau. Những cách diễn dịch khác nhau nhưng không thực sự trùng với ý định của tác giả chung quanh một văn bản nào đó bị Hirsch xem là “liên nghĩa” (significance) chứ không phải là “ý nghĩa” (meaning). Theo Hirsch, tác giả quyết định ý nghĩa trong khi người đọc tạo dựng liên nghĩa; ý nghĩa chỉ có một và cố định trong khi liên nghĩa có thể thật nhiều và biến đổi theo thời gian. Với Hans-Georg Gadamer, ý nghĩa của tác phẩm không bao giờ cạn kiệt trong ý định của tác giả bởi vì trải qua thời gian với những giai đoạn lịch sử và văn hoá khác nhau, những ý nghĩa mới sẽ được bồi đáp vào những ý nghĩa đã có sẵn; do đó, theo Gadamer, mọi sự diễn dịch đều là cuộc đối thoại vô tận giữa quá khứ và hiện tại; mọi sự hiểu biết đều có tính năng sản: một mặt, hiểu luôn luôn là là hiểu một cách khác; mặt khác, khi hiểu, chúng ta vừa bước vào thế giới xa lạ của tác phẩm lại vừa đặt cái thế giới xa lạ ấy vào ngay trong tâm thức của chúng ta, nghĩa là, nói cách khác, hiểu một tác phẩm cũng đồng thời là hiểu một phần của chính mình.

Một trong những tên tuổi tiêu biểu nhất của thuyết tiếp nhận là Hans Robert Jauss. Một trong những khái niệm nòng cốt trong lý thuyết của Jauss là khái niệm ‘tầm kỳ vọng’ (horizon of expectations), tức một hệ thống liên chủ thể hoặc một hệ thống quy chiếu mà người đọc mang theo khi tiếp cận với một tác phẩm nào đó và dùng nó để đánh giá tác phẩm ấy. Nói chung, những cách viết và những cách đọc bình thường sẽ trùng khít với những ‘tầm kỳ vọng’ của thời đại. Nhưng những tác phẩm có tính tiền vệ, đi trước thời đại, sẽ đi lệch ra ngoài ‘tầm kỳ vọng’ ấy và sẽ gây nên những phản ứng gay gắt từ người đọc cho đến khi ‘tầm kỳ vọng’ ấy được điều chỉnh lại qua thời gian.

Trong khi thuyết tiếp nhận thoát thai từ hiện tượng luận, thuyết hồi ứng của người đọc lại xuất phát từ Mỹ, bao gồm nhiều khuynh hướng khác nhau, từ tâm lý học của David Bleich và Norman Holland, đến ký hiệu học của Michael Riffaterre. Tuy nhiên, đại biểu nổi bật nhất của thuyết hồi ứng của người đọc có lẽ là Stanley Fish, người đưa ra một khái niệm mới: ‘cộng đồng diễn dịch’ (interpretive community). Theo Fish, mỗi cộng đồng có một ‘chiến lược diễn dịch’ chung bao gồm những hệ thống niềm tin, quy phạm và quy ước chung về văn học để dựa theo đó các cá nhân đọc, diễn dịch và đánh giá các tác phẩm văn học. Với những ‘chiến lược diễn dịch’ như thế, người đọc sẽ tạo ra hơn là khám phá ra cấu trúc của tác phẩm. Ít nhiều đi theo con đường của Fish, Jonathan Culler đề xuất ra khái niệm ‘khả lực văn học’ (literary competence), tức những quy ước giúp người đọc hiểu và cảm được các tác phẩm văn học. Với khái niệm ‘khả lực văn học’ này, Culler tránh được những kết luận có phần cực đoan của Fish: với ông, ý nghĩa của tác phẩm văn học không phải chỉ là sự hồi ứng của người đọc mà là một cái gì có tính chất thiết chế, một chức năng của những quy ước được cả xã hội đồng thuận và chia sẻ.

Tài liệu tham khảo thêm:

Reader-Response Criticism: From Formalism to Post-Structuralism do Jane P. Tompkins biên tập (1980), Baltimore: The Johns Hopkins University Press; Reception Theory: A Critical Introduction của Robert C. Holub (1984), London: Routledge; The Return of the Reader: Reader-response Criticism của Elizabeth Freund (1987), London: Methuen. Bằng tiếng Việt có cuốn Tác phẩm văn học như là quá trình của Trương Ðăng Dung (2004), Hà Nội: Nxb Khoa Học Xã Hội.

Ảnh

Blue Lion with Dancer, 1946VVFA, New York

PHÂN TÂM HỌC

Thuật ngữ ‘phân tâm học’ do Sigmund Freud đặt ra vào năm 1896. Thời gian đầu, đó chỉ thuần tuý là một khoa học và là một phương pháp trị bệnh, sau, ảnh hưởng lan rộng sang địa hạt văn học, trở thành một phương pháp phê bình. Với tư cách là một phương pháp phê bình, phân tâm học xem tác phẩm văn học như một thế giới huyễn tưởng trong đó, nhân vật có đời sống riêng, với những quy luật tâm lý riêng. Tất cả mọi chi tiết được mô tả trong thế giới huyễn tưởng ấy đều được xem là những biểu tượng phản ánh những ước muốn âm thầm cũng như những dồn nén trong vô thức của tác giả. Xin lưu ý, với các nhà phân tâm học, ‘vô thức’ không phải là sự thiếu vắng ý thức mà là một cõi riêng, một phần riêng trong cấu trúc tâm thức của con người, nơi chứa đựng những xung lực có tính bản năng và những ước mơ không thể thực hiện được, thậm chí, không thể chấp nhận được trong một xã hội được xem là văn minh. Những xung lực và những ước mơ bị dồn nén này không ngừng tìm cách trồi lên vùng ý thức dưới nhiều hình thức nguỵ trang khác nhau và qua nhiều cách thức khác nhau, trong đó, những cách thức phổ biến nhất là nói tục, nói nhịu và đặc biệt, các giấc mơ. Các nhà phân tâm học xem giấc mơ như cửa ngõ chính dẫn vào thế giới vô thức. Các nhà phê bình theo khuynh hướng phân tâm học xem tác phẩm văn học y như một giấc mơ: nếu giấc mơ là một sự hoàn thành trá hình những ước muốn bị dồn nén của con người, tác phẩm cũng chỉ là hình thức thăng hoa của các ẩn ức từ trong vô thức và từ thời thơ ấu.

Hoạt động của giấc mơ – cũng như của tác phẩm văn học – có thể được tóm gọn vào hai quá trình chính, ‘dồn nén’ và ‘hoán vị’. Trong quá trình ‘dồn nén’, vô số các ước mơ, các ẩn ức và các mặc cảm khác nhau sẽ được kết tập vào một hình thức biểu hiện nhất định, sau đó, hình thức biểu hiện này sẽ được nguỵ trang, tức được hoán chuyển sang một hình thức khác phù hợp với các quy ước đạo đức và văn hoá của xã hội. Hai quá trình ‘dồn nén’ và ‘hoán chuyển’ này tương tự hai cấu trúc ‘ẩn dụ’ (dồn nén ý nghĩa lại theo nguyên tắc tương đồng) và ‘hoán dụ’ (hoán chuyển ý nghĩa này sang ý nghĩa khác theo nguyên tắc tương cận) mà Roman Jakobson đã phát hiện như hai cái trục chính trong sinh hoạt ngôn ngữ nhân loại. Chính vì sự tương tự này, Jacques Lacan đã đi đến một kết luận nổi tiếng: “vô thức cũng được cấu trúc như ngôn ngữ.” Với công thức này, Lacan trở thành một đại biểu của phân tâm học theo khuynh hướng cấu trúc luận. Tuy nhiên, sau đó, ông đã đi xa hơn về hướng hậu cấu trúc luận khi ông không dừng lại ở hai trục ẩn dụ và hoán dụ mà còn cho ngôn ngữ được hình thành từ những cái biểu đạt (signifiers) hơn là các ký hiệu (signs) với những ý nghĩa cố định. Ví dụ, nếu chúng ta nằm mơ thấy một con ngựa; con ngựa ấy sẽ không phải là một ký hiệu theo ý nghĩa mà Ferdinand de Saussure thường dùng, mà nó chỉ là một cái biểu đạt từ đó, chúng ta có thể diễn dịch ra nhiều cái được biểu đạt, tức nhiều ý nghĩa khác nhau. Vô thức, bởi vậy, với Lacan, là một chuỗi vận động liên tục của các cái biểu đạt, ở đó, những cái được biểu đạt thường bị đèn nén, không vươn lên tầm ý thức được. Bị tác động bởi vô thức, chúng ta sẽ không bao giờ nói được hoàn toàn đúng những gì chúng ta muốn nói: mọi diễn ngôn đều ít nhiều mang tính nói nhịu, do đó, mơ hồ, hơn nữa, hàm hồ. Ý nghĩa luôn luôn là cái gì dở dang, lẫn lộn giữa những yếu tố có tính truyền thông và những yếu tố phi truyền thông, vừa sáng rõ vừa tăm tối, vừa ngỡ như có thể nắm bắt được lại vừa phấp phới bay ra xa. Quan niệm này dẫn dến một quan niệm khác về ngôn ngữ: giống các nhà cấu trúc luận khác, Lacan tin ngôn ngữ là cái gì không hoàn toàn nằm trong tầm kiểm soát của cá nhân: ngôn ngữ có trước chúng ta, luôn luôn có sẵn ở đâu đó để chờ đợi chúng ta. Ðiều này có nghĩa là vô thức không phải được cấu trúc như ngôn ngữ mà còn là sản phẩm của ngôn ngữ. Ðây chính là một trong vài sự khác biệt lớn nhất giữa Lacan và Freud: Trong khi Freud nhấn mạnh vào các yếu tố sinh lý, Lacan nhấn mạnh vào yếu tố ngôn ngữ: với ông, không có bất cứ một chủ thể nào độc lập với ngôn ngữ. Trong khi Freud quan tâm một cách đặc biệt đến mối quan hệ giữa bản tính tự nhiên và văn hoá, ở đó, theo ông, ưu thế sẽ thuộc về văn hoá, Lacan quan niệm cái gọi là bản tính bẩm sinh là cái gì không thể nhận diện được trọn vẹn vì nó luôn luôn bị ảnh hưởng bởi cái ngôn ngữ mà chúng ta sử dụng: với ông, con người vừa không bao giờ có thể được định nghĩa trọn vẹn lại vừa không thể trốn thoát được các định nghĩa: mỗi người luôn luôn ở trong quá trình tự tìm chính mình. Sự khác biệt này lại dẫn đến một khác biệt khác nữa Trong khi Freud hay nói đến bản năng và những xung lực từ vô thức, Lacan lại hay nói đến những ước mơ: với ông, ước mơ là cái gì có tính bản thể luận, một cuộc đấu tranh nhằm vươn lên cái toàn thể hơn là gắn liền với những xung lực tính dục. Mọi ước mơ đều gắn liền với sự thiếu hụt. Ngay chính ngôn ngữ con người cũng hoạt động trên sự thiếu hụt ấy: điều kiện để từ ngữ có ý nghĩa là sự vắng mặt của cái được biểu đạt và sự loại trừ vô số những cái biểu đạt khác.

Lý thuyết phân tâm học thay đổi, phê bình dưới nhãn quan phân tâm học cũng thay đổi theo. Thoạt đầu, các nhà phê bình phân tâm học ‘cổ điển’ xem tác phẩm như một biểu hiện hoặc một phản ánh vô thức, do đó, cho công việc chính của phê bình là phân tích văn bản để nhận diện những gì giấu kín trong vô thức của tác giả. Sau, phần lớn xem tác phẩm như một công trình sản xuất, một thứ production, hơn là product, ở đó, nhiệm vụ chính của nhà phê bình không phải là ‘đọc’ cái văn bản có sẵn mà là cố gắng khám phá quá trình hình thành của văn bản, không phải tìm xem văn bản nói cái gì mà là nhằm phát hiện văn bản ấy được tạo dựng như thế nào. Trong công việc khám phá và phát hiện ấy, nhà phê bình cần chú ý đến những ‘triệu chứng’ tương đối bất bình thường như những sự bóp méo, sự vắng mặt hay sự lặp lại… của một số yếu tố nào đó trong văn bản. Trước, người ta chỉ tập trung truy nguyên diện mạo vào tác giả; sau, từ thập niên 1950, một số nhà phân tâm học chuyển hướng phân tích từ tác giả sang độc giả. Theo Norman Holland, nguồi suối của mọi niềm vui do văn học mang lại là, qua việc đọc tác phẩm – một hế thống được mã hoá, chúng ta có thể hoán chuyển những ước muốn từ vô thức thành những ý nghĩa văn hoá mà mọi người có thể chấp nhận được. Ðọc, như vậy, với Holland, trước hết và trên hết, là một hành động tái tạo bản sắc của chính độc giả. Trong công việc tìm hiểu tác giả, trước, người ta chỉ tập trung vào vô thức cá nhân; sau, dưới ảnh hưởng của Carl Jung, người ta còn quan tâm đến cả vô thức tập thể, từ đó, dẫn đến lý thuyết phê bình cổ mẫu (archetypal criticism), như một bước phát triển lệch hướng của Phê Bình Mới, với đại biểu chính là Northrop Frye. Bên cạnh đó, Harold Bloom dùng lý thuyết về mặc cảm Oedipus của Freud để hình dung lịch sử văn học như một cuộc ‘đấu tranh’ liên lỉ giữa các thế hệ cầm bút: người nào cũng lo lắng và nung nấu khát vọng thoát khỏi cái bóng của một bậc tiền bối hay đàn anh nào đó mà mình ái mộ. Theo Bloom, bất cứ bài thơ nào cũng có thể được đọc như một nỗ lực thoát ra khỏi ảnh hưởng của những bài thơ được sáng tác trước đó; nói cách khác, mọi bài thơ đều được viết lại từ những bài thơ khác; ý nghĩa của một bài thơ, do đó, là một bài thơ khác.

Phân tâm học cũng có những ảnh hưởng nhất định lên một số những lý thuyết hậu hiện đại hàng đầu thế giới như Jacques Derrida, Gilles Deleuze, Félix Guattari, Julia Kristeva và nhiều nhà nữ quyền luận khác.

Tài liệu tham khảo thêm:

Psychoanalytic Criticism, a Reappraisal của Elizabeth Wright (1998), Cambridge: Polity Press; Literature, Science, Psychoanalysis, 1830-1970: Essays in Honour of Gillian Beer do Helen Small và Trudi Tate biên tập (2003), Oxford: Oxford University Press; Literature and Analysis: Intertextual Readings của Ruth Parkin-Gounelas (2001), New York: Palgrave.

 

Ảnh

NỮ QUYỀN LUẬN

Phê bình nữ quyền luận bắt đầu thịnh hành từ cuối thập niên 1960 và đầu thập niên 1970, một mặt, như một nỗ lực lý thuyết hoá các phong trào tranh đấu cho nữ quyền rầm rộ trong xã hội Tây phương lúc bấy giờ; mặt khác, như một bước phát triển mới những phát hiện táo bạo của hai nhà văn nữ nổi tiếng khá lâu trước đó: Virginia Woolf và đặc biệt, Simone de Beauvoir. Trong cuốn Le deuxième sexe, xuất bản lần đầu năm 1949, Beauvoir phê phán gay gắt là nền văn hoá phụ hệ đã đẩy phụ nữ ra vị trí ngoài lề của xã hội cũng như của văn học nghệ thuật. Trong văn hoá ấy, nam giới đồng nghĩa với nhân loại, đồng nhất với lịch sử, còn phụ nữ thì bị nhìn như một “cái Khác” (Other), lúc nào cũng ở vị thế phụ thuộc, phải dựa vào nam giới mới có thể tự định nghĩa được chính mình.

Các nhà nữ quyền luận sau này xuất phát từ rất nhiều giác độ khác nhau, với những phương pháp luận có khi khác hẳn nhau, đều cùng chia sẻ một số niềm tin chung. Một, tất cả những cái gọi là chủ thể tính, bản ngã và bản sắc, bao gồm cả bản sắc của nữ giới – thường được gọi là nữ tính – không phải là những gì tất định và bất biến, hay nói như Beauvoir, “người ta không sinh ra là phụ nữ, người ta trở thành phụ nữ.” Hai, cơ chế tiêu biểu nhất trong việc đàn áp phụ nữ chính là nền văn hoá phụ quyền, hay thỉnh thoảng, với một số nhà nữ quyền, còn được gọi là nền văn hoá duy dương vật (phallocentric culture). Và ba, nhiệm vụ của các cây bút nữ không phải chỉ là chống lại mọi hình thức áp chế của nam giới mà còn phải cố gắng xác định một thứ mỹ học riêng của nữ giới, từ đó, thiết lập nên những điển phạm riêng, và cuối cùng, xây dựng những tiêu chí riêng trong việc cảm thụ và đánh giá các hiện tượng văn học.

Nói đến những khác biệt giữa giới tính nam và nữ, người ta thường căn cứ trên năm yếu tố chính: sinh lý, kinh nghiệm, vô thức, các điều kiện kinh tế, xã hội và diễn ngôn. Ngày xưa (và hiện nay vẫn còn, ở một số nơi nào đó trên thế giới), người ta căn cứ chủ yếu vào yếu tố sinh lý để chứng minh phụ nữ là những ‘người đàn ông bất toàn’ (imperfect men), là những kẻ không có gì cả, trừ… tử cung (tota mulier in utero / woman is nothing but a womb); sau, dưới ảnh hưởng của Freud, người ta xem phụ nữ là những kẻ không có cu và không lúc nào không bị day dứt bởi mặc cảm bị thiến (castration complex). Một số nhà nữ quyền luận muốn chứng minh ngược lại: chính nhờ một số đặc điểm riêng biệt về sinh lý, như việc có kinh, có thai, có sữa và sinh đẻ, người phụ nữ có quan hệ gần gũi và mật thiết với thế giới vật lý và với hiện thực nói chung hơn hẳn đàn ông. Những phân tích này dẫn một số nhà nữ quyền luận đến với phân tâm học: trong khi nam giới, khi chớm có ý thức, đã phải tách ra khỏi mẹ của mình để nhập vào thế giới phụ quyền của bố, phụ nữ, ngược lại, ở mãi với mẹ, xây dựng bản sắc của mình bên cạnh mẹ. Những chọn lựa ban đầu này hằn trong vô thức của hai giới những dấu ấn không dễ gì phai nhạt: nam giới hay nghĩ đến quyền, nữ giới hay nghĩ đến trách nhiệm; nam giới thích những sự thay đổi, nữ giới thích sự ổn định; nam giới thích thứ trật tự phân cấp (hierarchical orders), nữ giới thích sự hài hoà. Các nhà Mác-xít tìm cách giải thích những khác biệt và nhất là cách biệt giữa nam và nữ ở các điều kiện kinh tế và xã hội, từ hệ thống giáo dục đến cách phân công lao động và cách tổ chức gia đình, vốn có truyền thống nằm trong tay nam giới và ưu tiên dành hẳn cho nam giới.

Năm 1968, trong cuốn Sex and Gender: On the Development of Masculinity and Femininity, Robert Stoller phân biệt hai khái niệm giống (sex) và giới tính (gender): trong khi giống gắn liền với đặc điểm sinh lý, giới tính là yếu tố do văn hoá quy định, gồm toàn bộ những phản hồi được điều kiện hoá đối với cách nhìn của xã hội về tính cách của nam và nữ. Ðây là một trong những nền tảng tư tưởng của các nhà nữ quyền luận thuộc thế hệ thứ hai: trong khi những khác biệt về sinh lý là những điều không thể tránh khỏi, họ tập trung vào những sự bất bình đẳng xuất phát từ văn hoá, gắn liền với những phạm trù giới tính như ‘nam tính’ (masculinity) và ‘nữ tính’ (femininity). Từ cuối thập niên 1980, dưới ảnh hưởng của hậu cấu trúc luận và chủ nghĩa hậu hiện đại, các nhà nữ quyền thuộc thế hệ thứ ba cho vấn đề giới tính thực chất là vấn đề thể hiện (representation), một hệ thống biểu trưng hay hệ thống ý nghĩa nối liền các giống với những nội dung văn hoá tương ứng với những giá trị và đẳng cấp xã hội tương ứng. Theo Barbara Johnson, vấn đề giới tính thực chất là vấn đề ngôn ngữ; theo Dale Spender, cái ngôn ngữ chúng ta đang sử dụng hiện nay vốn là ngôn ngữ do nam giới tạo ra: bà gọi đó là ‘man-made language’; theo Judith Butler, cả giống lẫn giới tính đều có tính chất trình diễn (performance), sản phẩm của một ma trận tính dục dị giới (heterosexual matrix); và theo Hélène Cixous, khái niệm ‘Từ tâm luận’ (logocentrism), vốn được xem là nền tảng của văn minh Tây phương, gắn liền chặt chẽ với chủ nghĩa duy dương vật (phallocentrism), ở đó, nam giới luôn luôn đóng vai trò trò thống trị.

Trong lãnh vực văn học, Annis Pratt cho phê bình nữ quyền luận nhắm đến bốn mục tiêu chính: một, cố gắng phát hiện và tái phát hiện các tác phẩm văn học của phụ nữ; hai, phân tích và đánh giá các khía cạnh hình thức văn bản của các tác phẩm ấy; ba, tìm hiểu xem những tác phẩm ấy đã phản ánh quan hệ nam nữ ra sao; và bốn, mô tả những sự phát triển của các yếu tố liên quan đến huyền thoại và tâm lý liên quan đến người phụ nữ trong văn học. Tuy nhiên, không phải ai cũng đồng ý với những mục tiêu này. Lillian S. Robinson lý luận là bốn mục tiêu ấy xác lập trên cơ sở bốn cách tiếp cận quen thuộc dựa trên: thư mục, văn bản, chu cảnh (hay xã hội học) và phê bình theo khuynh hướng cổ mẫu (archetypal criticism), và cả bốn đều là sản phẩm của nam giới. Bởi vậy, nhiệm vụ của các nhà phê bình nữ quyền luận là phải xa lánh thay vì đi theo các cách tiếp cận ấy. Elaine Showalter cổ xuý cho sự ra đời của cái bà gọi là ‘nữ phê bình gia’ (gynocritics), bên cạnh loại phê bình nữ quyền (feminist critique) đã có, ở đó, phụ nữ chỉ tham dự với tư cách người đọc. ‘Nữ phê bình gia’ có nhiệm vụ xác lập cái khung lý thuyết và mỹ học riêng để phân tích các tác phẩm văn học của phụ nữ, để phát triển những mô hình phê bình dựa trên kinh nghiệm riêng của phụ nữ hơn là chỉ tiếp nhận những mô hình và lý thuyết do nam giới dựng nên. Trên thực tế, tham vọng thoát ra ngoài các lý thuyết được xem là mang dấu ấn phụ quyền đã có không phải là điều dễ. Bản thân cách tiếp cận dựa trên văn bản của Showalter cũng chỉ là một sự thừa kế muộn màng của Phê Bình Mới vốn thịnh hành mấy thập niên trước đó mà thôi. Hầu hết các nhà phê bình nữ quyền luận khác đều nằm trong những cái khung quen thuộc khác: hoặc phân tâm học hoặc hậu cấu trúc luận hoặc Mác-xít (còn được gọi là chủ nghĩa nữ quyền duy vật, materialist feminism). Một lý thuyết và một phương pháp luận thực sự riêng biệt dành cho nữ giới hình như vẫn còn là một hoài bão.

Tài liệu tham khảo thêm:

The Feminist Reader: Essays in Gender and the Politics of Literary Criticism do Catherine Belsley và Jane Moore biên tập (1997), Hampshire: Macmillan Press; Third Wave Feminism: a Critical Exploration do Stacy Gillis, Gillian Howie và Rebecca Munford biên tập (2004), New York: Palgrave Macmillan; Contemporary French Feminism do Kelly Oliver và Lisa Walsh biên tập (2004), Oxford: Oxford University Press; Feminism Without Borders: Decolonizing Theory, Practicing Solidarity của Chandra Talpade Mohanty (2003), Durham: Duke University Press; Feminism: Issues & Arguments của Jennifer Saul (2003), Oxford: Oxford University Press.

Ảnh

By Shilov

THUYẾT LỆCH PHA

(Queer Theory)

Tôi dịch thuật ngữ ‘queer theory’ là ‘thuyết lệch pha’ mà không dịch là ‘thuyết đồng tính’ như dự định ban đầu vì trong tiếng Anh, chữ ‘queer’ có hai nghĩa: một, người đồng tính nam; và hai, kỳ quái. Trong tiếng Việt, có lẽ chỉ có chữ ‘lệch pha’, một loại tiếng lóng, là mang đủ hai ý nghĩa ấy. Ở Anh Mỹ, mặc dù mới xuất hiện từ đầu thập niên 1990, thuyết lệch pha đã được phổ biến rất rộng rãi, được giảng dạy trong các đại học và là chủ đề của nhiều tuyển tập cũng như nhiều số báo đặc biệt. Thoạt đầu, thuyết lệch pha nảy sinh từ ngành Ðồng tính nam và đồng tính nữ (gay/lesbian studies) (trong khi bản thân hai ngành học này lại được nảy sinh từ phong trào nữ quyền luận vào khoảng giữa thập niên 1970), sau, dần dần, nội hàm khái niệm thuyết lệch pha được mở rộng, bao trùm cả hai lãnh vực Ðồng tính nam và đồng tính nữ học, và cả một lãnh vực khác, mới hơn, Chuyển giới tính học (Transgender Studies). Thật ra, không phải ai cũng chấp nhận sự ‘bao trùm’ này. Ngay chính người đầu tiên sử dụng thuật ngữ ‘queer theory’, Teresa de Lauretis, mấy năm sau đó, cũng tuyên bố tách ra khỏi đứa con của mình. Tuy nhiên, số người chấp nhận sự đồng nhất giữa các danh xưng, thuyết lệch pha, đồng tính nam / đồng tính nữ học… vẫn khá đông. Ðể cho tiện, trong bài tóm lược ngắn này, tôi cũng đi theo xu hướng chung ấy.

Mối quan tâm chung của thuyết lệch pha và các lý thuyết liên hệ là giới tính và tình dục. Nền tảng mà thuyết lệch pha sử dụng để phân tích các vấn đề này chủ yếu là kiến tạo luận (constructionism), một đối cực của yếu tính luận (essentialism). Liên quan đến vấn đề giới tính, trong khi yếu tính luận nhấn mạnh vào khía cạnh sinh lý và cho sự khác biệt giới tính là điều tự nhiên, do “Trời sinh” và có tính chất vĩnh cửu, kiến tạo luận, ngược lại, chủ trương tính dục là sản phẩm của vô số các mã văn hoá và thế lực chính trị khác nhau: tất cả tương tác với nhau, dẫn đến việc hình thành những quy phạm nhất định để dựa theo đó, người ta phân chia nhân loại và sinh hoạt tình dục của nhân loại thành những phạm trù khác nhau. Từ cái nhìn mang tính kiến tạo luận như vậy, những người thuộc thuyết lệch pha cho quan niệm lưỡng phân nam/nữ cũng như toàn bộ các vấn đề liên quan tính dục và giới tính đều có tính xã hội và lịch sử. Ðiều đó có nghĩa là tất cả những điều được gọi là ‘bình thường’ hay ‘bất bình thường’ đều chỉ có ý nghĩa rất tương đối. Ðiều đó lại cũng có nghĩa là điều họ bị gọi và tự nhận là ‘kỳ quái’ (queer), thật ra, chẳng có kỳ quái chút nào cả: khi cái ‘bình thường’ không có thật thì cái gọi là ‘kỳ quái’ cũng chỉ là một ý niệm ảo. Ở đây, chúng ta thấy rõ ảnh hưởng của các nhà hậu cấu trúc luận, đặc biệt của Michel Foucault đối với thuyết lệch pha. Theo Foucault, tình dục là một sản phẩm của diễn ngôn hơn là một điều kiện tự nhiên, và cũng giống như mọi hình thức diễn ngôn khác, tình dục chịu ảnh hưởng nặng nề của các quan hệ quyền lực trong xã hội; những ảnh hưởng ấy không phải chỉ ở những sự cấm đoán hay ức chế mà còn ở những sự cho phép và tạo nên những ý nghĩa mới cho hoạt động tình dục.

Nếu những người đồng tính nam và đồng tính nữ trước đây nuôi tham vọng xây dựng bản sắc của mình trên quan hệ cùng giới tính, những người theo thuyết lệch pha, thường có thái độ cực đoan hơn, hoài nghi cả cái gọi là ‘giới tính’ cũng như ‘bản sắc’ nói chung. Theo Judith Butle, cái gọi là giới tính chỉ là một sản phẩm hư cấu của văn hoá, một sự cách điệu hoá được lặp đi lặp lại thường xuyên của thân thể; còn bản sắc thì lúc nào cũng ở trong tiến trình được kiến tạo, một cái gì đang được hình thành. Chính vì vậy, những người theo thuyết lệch pha tự nhận là không thể xác định được bản sắc lệch pha của chính họ.

Nói chung, trong mấy thập niên vừa qua, các lý thuyết gia và học giả thuyết lệch pha (bao gồm cả Ðồng tính nam và đồng tính nữ học) đã có những đóng góp đáng kể trong cả ba lãnh vực. Một, khai quật lại lịch sử trong đó những người đồng tính bị ức chế và áp chế. Hai, phát hiện và phân tích nhiều tác phẩm văn học do những người đồng tính sáng tác trong quá khứ cũng như trong hiện tại. Và ba, phân tích tính chất bất ổn và bất định trong toàn bộ những cái gọi là bản sắc giới tính hay những quy phạm trong đời sống tình dục của nhân loại. Ðóng góp trong hai lãnh vực đầu chủ yếu thuộc về những nhà Ðồng tính nam và đồng tính nữ trong những thập niên 1970 và 1980. Ðóng góp sau cùng chủ yếu thuộc về những lý thuyết gia và học giả lệch pha từ đầu thập niên 1990 đến nay.

Tài liệu tham khảo thêm:

Tổng quan về lý thuyết lệch pha, có thể xem Queer Theory của Annamarie Jagose; liên quan đến khía cạnh văn học nghệ thuật, có cuốnTerritories of Desire in Queer Culture: Refiguring Contemporary Boundaries do David Alderson và Linda Anderson biên tập (2000), Manchester: Manchester University Press; Queer Ideas: The David R. Kessler Lectures in Lesbian and Gay Studies From the Center for Lesbian and Gay Studies, do Martin Duberman viết lời tựa, Alisa Solomon và Paisley Currah viết lời giới thiệu (2003), New York: The Feminist Press at the City University of New York, Queer Cultures do Deborah Carlin biên tập (2004), New York: Prentice Hall; và A Critical Introduction to Queer Theory của Nikki Sullivan (2003), Edinburgh: Edinburgh University Press.

CHỦ NGHĨA HẬU THỰC DÂN

Lý thuyết hậu thực dân ra đời vào khoảng đầu thập niên 1990, trước hết, từ ảnh hưởng của cuốn Orientalism của Edward W. Said, xuất bản lần đầu năm 1978, trong đó, Said giải mã quan hệ quyền lực giữa phương Ðông và phương Tây qua các hình thức diễn ngôn, chủ yếu qua việc sáng tạo nên khái niệm ‘phương Ðông’ như một “cái Khác” (Other) so với phương Tây. Tuy nhiên, nguyên nhân sâu xa dẫn đến việc hình thành lý thuyết hậu thực dân chính là sự bất lực của các lý thuyết Tây phương trong việc lý giải tính chất phức tạp trong nền văn học các nước cựu thuộc địa. Hầu hết các lý thuyết về mỹ học, thể loại cũng như phong cách ở Tây phương trước đây đều được xây dựng trên tiền đề về tính phổ quát của văn học và triết học: những gì đúng và hay ở nơi này thì cũng sẽ đúng và hay ở những nơi khác. Thực chất đó là một thứ chủ nghĩa độc tôn (monocentrism) về văn hoá và chính trị, kết quả của chủ nghĩa đế quốc và thực dân kéo dài nhiều thế kỷ trong lịch sử. Từ giữa thế kỷ 20, khi tất cả các thuộc địa dần dần đều được giải thực, người ta nhận thấy văn học từ các xứ cựu thuộc địa có cái gì không nằm hẳn trong các quy phạm vốn phổ biến ở Tây phương. Khám phá này trở thành tự giác và có sức thuyết phục mạnh mẽ với lý thuyết về một thứ chủ nghĩa phương Ðông của Edward W. Said: lý thuyết hậu thực dân ra đời.

Cũng như hầu hết các lý thuyết đã thành trường phái khác, lý thuyết hậu thực dân, thật ra, không phải là một cái gì thống nhất hoàn toàn. Tính chất thiếu thống nhất ấy thể hiện ngay trong cách viết: một số người đề nghị dùng gạch nối ngăn giữa tiền tố ‘hậu’ và từ ‘thực dân’ (post-colonialism) như một dấu mốc thời gian nhấn mạnh vào quá trình giải thực ở các quốc gia cựu thuộc địa; một số khác – hiện nay đang là số đông – chủ trương viết liền, không có gạch nối (postcolonialism) để nhấn mạnh vào những hậu quả kéo dài đến tận ngày nay của chủ nghĩa thực dân. Ngoài sự khác biệt về thời gian, các lý thuyết gia cũng không đồng ý với nhau về không gian mà lý thuyết hậu thực dân bao trùm. Với một số học giả, cái gọi là văn học hậu thực dân chỉ giới hạn trong những tác phẩm được viết ra ở các quốc gia thuộc địa và trong thời gian thuộc địa; còn tác phẩm được các cây bút thực dân viết ra thì được xếp vào một phạm trù khác, mệnh danh là ‘Diễn ngôn thực dân học’ (Colonial Discourse Studies). Một số khác, đông hơn, quan niệm lý thuyết hậu thực dân bao trùm toàn bộ mọi nền văn hoá chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa đế quốc từ thời bành trướng của thực dân cho đến tận ngày nay. Nghĩa là, không phải chỉ có nền văn hoá các nước thuộc địa mà cả văn hoá các quốc gia đi chinh phục và bóc lột các nước khác cũng nằm trong quỹ đạo của các ảnh hưởng ấy. Bởi vậy, trong phạm vi văn học, đối tượng nghiên cứu của lý thuyết hậu thực dân gồm hai nhóm chính: một, các nhà văn và nhà thơ thuộc các quốc gia thực dân khi họ tiếp cận với các đề tài liên quan đến thực dân và thuộc địa; và hai, quan trọng nhất, những cây bút sống trong các thuộc địa, trong đó, có một số thuộc địa được hình thành chủ yếu từ những người di dân đến từ mẫu quốc (như Úc, Tân Tây Lan, Canada và, trong chừng mực nào đó, có thể kể cả Mỹ), còn lại, các thuộc địa gồm tuyệt đại đa số là dân bản xứ, tức thuần là dân bị trị, như hầu hết các quốc gia Phi châu, các quốc gia vùng Caribbean, vùng đảo Nam Thái Bình Dương, Pakistan, Scri Lanka, Malaysia, Singapore, Bangladesh… và, dĩ nhiên, Việt Nam. Với nhóm trên, các nhà phê bình thuộc thuyết hậu thực dân tìm cách phân tích quá trình bóp méo kinh nghiệm, hiện thực và lịch sử chinh phục và bóc lột của các nhà văn, nhà thơ thực dân. Với nhóm dưới, họ tìm cách nhận diện những nỗ lực viết lại lịch sử và tái tạo bản sắc của các dân tộc thuộc địa qua văn học.

Vấn đề trung tâm của các nền văn hoá và văn học hậu thực dân là quan niệm về ‘cái khác’ (otherness). ‘Cái khác’ khác với sự khác biệt (difference) vì ‘cái khác’ bao gồm cả sự khác biệt lẫn bản sắc: ‘cái khác’, tự nó, là một bản sắc và bản sắc ấy được hình thành chủ yếu trên sự phân biệt với những bản sắc khác đang chiếm giữ vị trí trung tâm. Nó là một thứ con rơi: vừa được sinh ra vừa bị từ bỏ. Nó được tạo lập từ bảng giá trị mà nó luôn luôn tìm cách phủ nhận: nếu thực dân là trật tự, văn minh, duy lý, hùng mạnh, đẹp đẽ và tốt lành thì thuộc địa lại là hỗn loạn, mông muội, cảm tính, yếu ớt, xấu xí và xấu xa. Sự phủ nhận ấy được thực hiện ở thế yếu, do đó, không bao giờ thực sự triệt để. Tính chất phân vân ấy làm cho người thuộc địa không những là những ‘cái khác’ so với thực dân mà còn là những ‘cái khác’ so với chính quá khứ của họ. Bởi vậy, dân tộc thuộc địa nào cũng, một mặt, ngưỡng vọng quá khứ, mặt khác, họ lại thấy rất rõ trong quá khứ ấy có vô số khuyết điểm cần được khắc phục. Hậu quả là quá khứ chỉ được khôi phục từng mảnh; và với những mảnh vụn ấy, người ta không thể tái tạo được cả lịch sử: người dân thuộc địa, do đó, có thể nói là có rất nhiều quá khứ nhưng lại không có lịch sử.

Bên cạnh ý niệm về ‘cái khác’ là tính chất đề kháng. Một trong những biểu hiện quan trọng nhất của tính chất đề kháng của các dân tộc thuộc địa là sự ra đời của chủ nghĩa quốc gia. Nằm ở trung tâm của chủ nghĩa quốc gia là ý niệm về bản sắc dân tộc. Trong nỗ lực xây dựng bản sắc dân tộc, các dân tộc thuộc địa thường loay hoay giữa sức đề kháng trước áp lực của văn hoá thực dân và những quyến rũ của tính hiện đại vốn gắn liền với nền văn hoá ấy, giữa hiện thực bản xứ và bảng giá trị xem chừng có tính sang cả và phổ quát ở Tây phương. Có thể xem thế áp đảo của các bảng giá trị này là một trong những chiến thắng lớn lao nhất của chủ nghĩa thực dân: nó biến khái niệm Tây phương từ một thực thể địa lý thành một phạm trù tâm lý để với nó, người ta sẽ thấy phương Tây ở mọi nơi, thành cả thế giới văn minh, hơn nữa, thành mẫu mực của văn minh.

Những tên tuổi tiêu biểu nhất của văn học hậu thực dân trên thế giới, về phương diện sáng tác, có Chinua Achebe, Marguerite Duras, Nadine Gordimer, Jamiaca Kincaid, V. S. Naipaul, Ngugi Wa Thiong’o, Michael Ondaatje, Salman Rushdie, Leopold Senghor, v.v…; về phương diện lý thuyết, có Homi Bhabha, Frantz Fanon, Edward Said, Gayatri Chakravorty Spivak… và, đặc biệt, một người Việt Nam: Trịnh Thị Minh Hà.

Tài liệu tham khảo thêm:

Postcolonialism, a Very Short Introduction của Robert J. C. Young (2003), Oxford: Oxford University Press; Postcolonial Theory: A Critical Introduction của Leela Gandhi, St Leonards (NSW, Australia): Allen & Unwin; Culture and Imperialism của Edward W. Said (1993), London: Vintage.

Ảnh

Housing Development, c. 1954

CHỦ NGHĨA HẬU HIỆN ÐẠI

Với tư cách là một thuật ngữ, chủ nghĩa hậu hiện đại đã xuất hiện cách đây cả hơn một thế kỷ, với tư cách là một khuynh hướng nghệ thuật, nó đã xuất hiện, trong kiến trúc, cách đây nửa thế kỷ, trong vũ đạo, hội hoạ và văn học, cách đây hơn bốn chục năm; với tư cách là một lý thuyết, nó đã xuất hiện cách đây hơn ba chục năm; và với tư cách một ngành học thuật trong đại học, nó cũng đã có một quá khứ khoảng hai chục năm.

Thoạt đầu, chủ nghĩa hậu hiện đại manh nha vừa như một hiện tượng văn học nghệ thuật vừa như một ý thức văn hoá thời đại hậu kỹ nghệ tại Hoa Kỳ, sau đó, được nâng lên thành lý thuyết chủ yếu tại Pháp, và những lý thuyết ấy quay ngược về lại Hoa Kỳ để từ Hoa Kỳ, phát triển thành xu hướng, một mặt, gợi hứng cho giới sáng tác và xâm nhập vào sinh hoạt học thuật của giới hàn lâm, kết hợp một cách khá hài hoà với một số trào lưu khác như hậu cấu trúc luận, nữ quyền luận và đặc biệt, hậu thực dân luận; mặt khác, lan rộng đến các quốc gia châu Âu, châu Úc, châu Mỹ Latin và một số quốc gia Á châu, trong đó đáng kể nhất là Nhật Bản, Ấn Độ, Trung Hoa lục địa và Nam Hàn.

Ðóng góp nổi bật nhất của chủ nghĩa hậu hiện đại là, một mặt, giúp người ta đoạn tuyệt những giấc mơ đại tự sự (grand narratives) của chủ nghĩa hiện đại, mặt khác, nó cũng giúp người ta hiểu sâu sắc hơn về chính thời đại mình đang sống, cái thời đại trong đó, với sự phát triển vượt bậc của các kỹ thuật truyền thông điện tử, từ truyền hình đến computer, các ký hiệu không còn nối liền với thực tại mà tự chúng trở thành một virtual reality, những bản thế vì của hiện thực, nơi ranh giới giữa cái thực và cái ảo, giữa cái bề mặt và cái bề sâu, giữa hiện tượng và ý nghĩa không còn hiện hữu nữa.

Khác với chủ nghĩa hiện đại vốn đặt trên nền tảng chủ nghĩa duy lý của Descartes và gắn liền với phong trào Khai Sáng, nhấn mạnh vào lý trí, khoa học, kỹ thuật và những sự tiến bộ theo hướng tuyến tính; chủ nghĩa hậu hiện đại gắn liền với chủ nghĩa hậu cấu trúc, đề cao tính bất định, tính đứt đoạn, tính đa dạng và tính phần mảnh. Khác với chủ nghĩa hiện đại vốn lúc nào cũng cố gắng hoàn chỉnh một nền văn hoá cao cấp như một thực tại khu biệt với nền văn hoá bình dân, chủ nghĩa hậu hiện đại nỗ lực xoá nhoà mọi sự phân biệt, xoá nhoà mọi ranh giới giữa bình dân và cao cấp, giữa tính đặc tuyển (elitism) và tính đại chúng. Khác với chủ nghĩa hiện đại vốn tìm kiếm sự thống nhất trong đó mọi yếu tố đều quy vào một trung tâm nhất định với một cấu trúc chặt chẽ và có thứ bậc rõ rệt, chủ nghĩa hậu hiện đại chủ trương phi tâm hoá (de-centring), do đó, chấp nhận những sự lắp ghép ngẫu nhiên (collage) và những sự nhại lại (pastiche), chấp nhận sự kết hợp lỏng lẻo giữa các thành tố trong tác phẩm như những thủ pháp nghệ thuật quan trọng. Khác với chủ nghĩa hiện đại vốn hoàn toàn hướng đến tương lai, cổ vũ các cuộc cách mạng, khuyến khích mọi hành vi phủ định và phản kháng, chủ nghĩa hậu hiện đại kết hợp cái nhìn về tương lai với một chút hoài niệm đối với quá khứ, kết hợp dễ dàng giữa cái cũ và cái mới, giữa truyền thống và sự cách tân.

Nói cách khác, nếu chủ nghĩa hiện đại là một quá trình khu biệt hoá (differentiation) dựa trên một trung tâm nhất định thì chủ nghĩa hậu hiện đại lại là một quá trình giải-khu biệt hoá (de-differentiation) và xoá bỏ mọi trung tâm. Cũng có thể nói chủ nghĩa hậu hiện đại là sự sụp đổ của những cái đơn nhất và toàn trị để nhường chỗ cho những phần mảnh và những yếu tố ngoại biên (margin), là sự khủng hoảng của tính nhất quán và là sự nở rộ của những sự dị biệt, là sự thoái vị của tính hệ thống và sự thăng hoa của tính đa tạp. Một cách vắn tắt, tự bản chất, chủ nghĩa hậu hiện đại là một thứ chủ nghĩa đa nguyên.

Tính chất đa nguyên ấy, theo Roland Barthes, xuất phát từ sự thiếu vắng của một ý nghĩa trung tâm và những yếu tố mang tính độc sáng trong các văn bản; theo Jean-Francois Lyotard, xuất phát từ sự sụp đổ của các đại tự sự vốn là nền tảng trên đó người ta xây dựng các trung tâm quyền lực; theo Fredric Jameson, xuất phát từ quá trình sản xuất và tiêu thụ có tính chất xuyên quốc gia của nền kinh tế hoàn cầu hoá thời hậu kỳ tư bản chủ nghĩa; theo Jean Baudrillard, xuất phát từ một đặc điểm căn bản của xã hội hậu hiện đại vốn được tạo thành bởi những ký hiệu không còn quy chiếu về hiện thực, những ký hiệu tự chúng trở thành những sự thế vì (simulation) cho hiện thực.

Trong lãnh vực văn học, đại biểu của chủ nghĩa hậu hiện đại rất đông, chẳng hạn, Gabriel Garcia Márquez, Italo Calvino, Umberto Eco, John Barth hay Thomas Pynchon. Ðáng chú ý là trong đó có khá nhiều người xuất thân từ các quốc gia thuộc Thế giới Thứ ba, chẳng hạn, từ Argentina có Julio Cortázar và Manuel Puig, từ Nam Phi có John M. Coetzee, từ Peru có Mario Vargas Llosa và Alfredo Bryce Echenique, từ Mexico có Carlos Fuentes, từ Somalia có Nuruddin Farah, từ Nigeria có Ben Okri, từ Kenya có Ngugi Wa Thiong’o, từ Zaire có V.Y. Mudimbe và M. a M. Ngal, từ Morocco có Abdelkebir Khatibi và Tahar Ben Jelloun, từ Scri Lanka có Michael Ondaatje, v.v… Ở phạm vi quốc gia, chủ nghĩa hậu hiện đại không những phát triển thành những trào lưu mạnh mẽ ở Âu châu hay Bắc Mỹ mà còn ở châu Mỹ Latin, ở châu Phi, ở các quốc gia thuộc khối cộng sản cũ ở Đông Âu và dần dần lan sang cả các nước Á châu. Từ năm bảy năm nay, chủ nghĩa hậu hiện đại cũng đã được giới thiệu với độc giả Việt Nam.

Tài liệu tham khảo thêm:

Bằng tiếng Việt, có thể đọc tạp chí Việt số 7 ra đầu năm 2001 (có thể đọc trên http://tienve.org), cuốn Văn học Việt Nam từ điểm nhìn h(ậu h)iện đại của Nguyễn Hưng Quốc (2000); Văn học hiện đại và hậu hiện đại qua thực tiễn sáng tác và góc nhìn lý thuyết của Hoàng Ngọc Tuấn (2002), California: Văn Nghệ; Văn học hậu hiện đại thế giới của Nhà xuất bản Hội Nhà Văn và Trung tâm Văn hoá Ngôn ngữ Ðông Tây ở Hà Nội (trong đó dùng một số tài liệu lấy từ tạp chí Việt nêu trên). Bằng tiếng Anh, nhiều vô cùng, sau đây chỉ là một số tài liệu căn bản: Postmodern Theory, Critical Interrogations của Steven Best và Douglas Kellner (1991), London: Macmillan; The Postmodern Conditioncủa Jean-Francois Lyotard (1984), Minneapolis: University of Minnesota Press; Postmodernism or the Cultural Logic of Late Capitalism của Fredric Jameson (1991), Durham: Duke University Press; International Postmodernism, Theory and Literary Practice do Hans Bertens và Douwe Fokkema biên tập (1997), Amsterdam: John Benjamins Publishing Company; Postmodern Literary Theory, an Anthology do Niall Lucy biên tập, Oxford: Blackwell Publishers; Postmodernist Fictions của Brian McHale, London: Routledge.

Ảnh

Cityscape. via Cityzenart

CHỦ NGHĨA TÂN DUY SỬ và CHỦ NGHĨA DUY VẬT VĂN HOÁ

Xuất hiện từ những năm 1980, chủ nghĩa tân duy sử, vốn thịnh hành chủ yếu tại Hoa Kỳ với bốn đại biểu chính là Stephen Greenblatt, Louis Montrose, Jonathan Goldberg và Walter Benn Michaels, là một nỗ lực tổng hợp các lý thuyết trước đó, như Mác-xít, chủ nghĩa duy sử cổ điển, chủ nghĩa hiện thực, hậu cấu trúc luận, đặc biệt, hậu cấu trúc luận của Michel Foucault. Giống các nhà hậu cấu trúc luận, các nhà tân duy sử tin là tác phẩm văn học có tính đa nghĩa, nhưng khác các nhà hậu cấu trúc luận, họ không xem ý nghĩa là một vấn đề mà họ theo đuổi cả trong lý thuyết lẫn trong thực tiễn phê bình. Giống các nhà Mác-xít, các nhà tân duy sử xem văn bản văn học như nơi thể hiện các quan hệ quyền lực, nhưng khác các nhà Mác-xít, họ không giới hạn các quan hệ ấy chỉ trong cái khung đấu tranh giai cấp. Giống các nhà hiện thực chủ nghĩa, các nhà tân duy sử quan tâm đến mối quan hệ giữa văn học và hiện thực, nhưng khác các nhà hiện thực chủ nghĩa, họ quan niệm văn học không bắt chước hiện thực mà là hoà giải (mediate) hiện thực: tác phẩm văn học được ví như một lăng kính qua đó kinh nghiệm của con người được kết tụ lại vào một tiêu điểm; và với chức năng hoà giải, văn học tác động đến việc hình thành diện mạo một thời đại hơn là chỉ phản ánh nó. Khác các nhà duy sử truyền thống, với các nhà tân duy sử, lịch sử không được nhìn như nguyên nhân hay nguồn gốc của tác phẩm văn học. Ngược lại, mối quan hệ giữa văn học và lịch sử là một mối quan hệ hết sức biện chứng: tác phẩm vừa là sản phẩm vừa là tác nhân của lịch sử.

Mối quan hệ giữa văn học và lịch sử làm cho mọi tác phẩm văn học đều có sử tính. Do đó, để hiểu một tác phẩm văn học, điều chúng ta cần làm là tìm hiểu bối cảnh xã hội và văn hoá đằng sau tác phẩm ấy. Nhưng ngay cả độc giả, nhà phê bình và nhà nghiên cứu văn học sử cũng chịu sự tác động của các ý thức hệ và quan hệ quyền lực trong thời đại mình đang sống. Hậu quả là, một, không có người đọc hiện đại nào có thể hiểu và cảm một tác phẩm văn học giống như những người đương thời với tác phẩm ấy; hai, dù muốn hay không, nhà phê bình hay văn học sử nào cũng sử dụng văn bản như một cái cớ hay một phương tiện để tái thiết một ý thức hệ nào đó. Ðiều này cũng có nghĩa là các nhà tân duy sử, một mặt, cho lịch sử nào cũng có tính chủ quan; mặt khác, không có tham vọng khôi phục lại ý nghĩa nguyên thuỷ của tác phẩm: với họ, đó là một điều bất khả. Ðiều các nhà tân duy sử nhắm đến là khôi phục diện mạo của cái ý thức hệ làm nền tảng cho sự ra đời của tác phẩm và những đóng góp mà tác phẩm ấy mang lại trong việc làm cho ý thức hệ nền tảng của nó lan rộng và ăn sâu vào xã hội. Louis Montrose quan niệm mối quan tâm chính của các nhà phê bình tân duy sử là ‘tính lịch sử của các văn bản và tính văn bản của lịch sử’ (the historicity of texts and the textuality of history). ‘Gọi ‘tính lịch sử của các văn bản’ vì ông cho tất cả các văn bản đều gắn liền với những chu cảnh (context) xã hội và văn hoá nhất định. Gọi là ‘tính văn bản của lịch sử’ vì ông cho tất cả kiến thức và sự cảm nhận về quá khứ của chúng ta bao giờ cũng tồn tại thông qua các dấu vết văn bản còn sót lại của xã hội.

Với mục tiêu như thế, chủ nghĩa tân duy sử nặng về nhân chủng học và văn hoá học hơn là phê bình văn học, ở đó, văn học chỉ được xem như một tư liệu, giống như vô số các tư liệu khác, không được nhận bất cứ sự ưu tiên hay phân biệt nào so các loại văn bản phi văn học. Ðiều đó có nghĩa là, khi ‘tính lịch sử của các văn bản’ và ‘tính văn bản của lịch sử’ được đề cao, tính văn học bị loại trừ, hoặc ít nhất, bị giảm thiểu đến tối đa khía cạnh thẩm mỹ và tính chất tự trị của nó.

Trong khi chủ nghĩa tân duy sử khởi phát và thịnh hành ở Mỹ, chủ nghĩa duy vật văn hoá khởi phát từ Anh và chủ yếu thịnh hành tại Anh. Cả tân duy sử lẫn duy vật văn hoá đều chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa Mác, nhưng trong khi ở chủ nghĩa tân duy sử, ảnh hưởng của chủ nghĩa Mác tương đối nhạt so với ảnh hưởng của Michel Foucault; ở chủ nghĩa duy vật văn hoá, ảnh hưởng của chủ nghĩa Mác rất sâu đậm, đặc biệt, qua sự diễn dịch của nhà phê bình Mác-xít Raymond Williams và Antonio Gramsci. Cả tân duy sử và duy vật văn hoá đều quy tụ, trước hết, các nhà văn học sử chuyên về thời Phục Hưng và đều say mê Shakespeare, muốn tìm kiếm những ánh hồi quang của lịch sử trong tác phẩm của Shakespeare và ngược lại, dấu vết ảnh hưởng của Shakespeare trong lịch sử thời ông cũng như các thời sau đó. Cả hai đều quan niệm văn học cần phải được đặt trong bối cảnh xã hội và văn hoá rộng lớn hơn: mỗi tác giả đều sống trong một thời đại nhất định, chịu ảnh hưởng và nội tâm hoá một số ý thức nhất định; những ý thức hệ ấy trở thành một phần trong tác phẩm của họ, bởi vậy tác phẩm của họ bao giờ cũng có tính lịch sử và bao giờ cũng ít nhiều tham gia vào sự tương tác giữa các quan hệ quyền lực trong xã hội. Nếu các nhà tân duy sử đánh đồng văn bản văn học và văn bản phi văn học, các nhà duy vật văn hoá đánh đồng mọi hình thức văn hoá, từ văn hoá cao cấp đến văn hoá bình dân, từ các tác phẩm kinh điển đến các chương trình giải trí trên tivi. Theo Raymond Williams, Stuart Hall và Richard Hoggart, sự phân biệt giữa văn hoá cao cấp và văn hoá bình dân xuất phát từ sự phân chia giai cấp trong xã hội: với họ, đối tượng nghiên cứu của nhà phê bình và các nhà văn học sử là những cách thức các nền văn hoá khác nhau ‘kể chuyện’ về chính chúng qua các hình thức truyền thông và cách thức thể hiện nghệ thuật khác nhau. Bởi vậy, cũng giống chủ nghĩa tân duy sử, chủ nghĩa duy vật văn hoá nặng về lãnh vực văn hoá hơn là văn học: cả hai đóng góp nhiều trong việc soi sáng lịch sử hơn là văn học

Tài liệu tham khảo thêm:

New Historicism and Cultural Materialism của John Brannigan (1998), New York: St Martin’s Press; New Historicism and Cultural Materialism, a Reader do Kiernan Ryan biên tập (1996), New York: Oxford University Press; và The New Historicism do H. Aram Veeser biên tập (1989), London: Routledge.

Ảnh

by Amy Ross

Nguồn: http://www.tienve.org

(www.phebinhvanhoc.com.vn)